Lần trước có mấy độc giả muốn mình viết về nhất bộ phong thần, mình bận quá không chắc có viết được không nên vờ như không đọc được, giờ viết xong mới dám trồi lên.
Nhất bộ phong thần, đây có thể nói là mong ước tối cao của tất cả tác giả khi bước vào nghề.
Có điều gần đây mình cứ đọc được bài viết nào có tiêu đề như vậy là phản cảm lướt ngay, bởi vì nó bị lạm dụng quá nhiều. Tác giả nào đó mới đứng đầu bảng nguyệt phiếu một lần đã có nơi tung hô nhất bộ phong thần rồi. Hay tác giả nào đó chỉ mới bước chân vào hàng ngũ thập nhị thiên vương cũng lại thấy nhan nhản bài viết tác phẩm nào đó nhất bộ phong thần.
Thấy nhiều tới nỗi từng có tác phẩm cực hot của năm 2020, mình cũng đọc say sưa, thế rồi một ngày ngợp trời bài viết nhất bộ phong thần, mình bực tới bỏ luôn truyện. Tác giả đó viết tới mấy tác phẩm rồi, còn nhất bộ phong thần khỉ gì nữa? Thực sự mất hết hứng thú. Một từ hàm nghĩa đẹp đẽ cao quý như thế thành hàng chợ mất rồi.
Với mình nhất bộ phong thần hay nhất thư phong thần ý nghĩa truyền thống nhất của nó tức là một tác giả vô danh mới tinh bằng tác phẩm đầu tay của mình một bước phong thần.
Khó khăn như vậy thực sự có nhất bộ phong thần không? Tất nhiên là có, có tận 4 bộ như vậy. Điều này khiến độc giả nghi ngờ, nếu đã khó như vậy, những tác giả đó có thực sự là người mới không? Nếu người mời đạt được thành tựu như vậy khác gì trúng số, may mắn mới là chính.
Thậm chí có thể nói trong số người coi đó chỉ là may mắn đa phần lại là tác giả, văn vô đệ nhất mà, mấy người nghĩ mình kém người khác, nhất là người chưa bước chân vào nghề, nhìn tác phẩm tiểu bạch văn hot khắp nơi khó tránh khỏi ý nghĩ “mình còn viết hay hơn”.
Hôm nay chúng ta xem qua bốn tác phẩm nhất bộ phong thần đó thế nào thành thần.
Năm đó Hồi Minh giúp Nguyệt Quan đoạt luôn danh hiệu tác giả được yêu thích nhất của Qidian, mà Lịch Sử là thể loại bị coi là tiểu chúng, nhóm nhỏ, đủ thấy Hồi Minh thời đó đặc sắc thế nào. Đây cũng là tác phẩm lịch sử đứng đầu được chanhqua lựa chọn trong "Báo cáo 20 năm lịch sử văn học mạng."
Có một giai thoại về Nguyệt Quan thế này.
Một lần Nguyệt Quan cùng một người bạn mê đồ cổ đi chơi chợ đồ cổ, người bạn gặp món đồ cổ vô cùng ưng ý, sau khi được người bán giới thiệu lịch sử món đồ đó càng mê mệt, quyết định mua. Nhưng Nguyệt Quan nói, đây là đồ giả, thái độ rất dứt khoát kéo người bạn đó đi.
Người bạn kia về nhà vẫn tiếc, vì ông ta thấy món đồ đó 8 phần là thật, mà ông ta biết Nguyệt Quan thì lại không hiểu về đồ cổ, lúc đó về là nể bạn thôi. Hôm sau ông ta không nhịn được một mình đi mua món đồ kia, đáng tiếc là người ta bán mất rồi, ông ta cứ tiếc mãi.
Mấy năm sau thì cái cửa hàng bán đồ cổ kia bị đóng cửa vì bị kiện bán đồ giả, ông ta là người trong giới nên nghe ngóng được ít nhiều, biết cả món đồ mình thích trước kia cũng là đồ giả được làm tinh vi.
Vậy vì sao Nguyệt Quan không hiểu đồ cổ mà lại phát hiện ra đồ giả, vì Nguyệt Quan từ nhỏ đã thích đọc sách, nhất là mê lịch sử, có lần trong phòng vấn anh đã tự tin nói "Chỉ cần nghe về một điển cố lịch sử, tôi có thể nói ngay đó là lịch sử thật hay giả."
Nguyệt Quan đã dùng sự thực chứng minh lời mình rồi, có thể dùng cái gì lừa anh chứ đừng dùng lịch sử.
Người như thế nhất bộ phong thần cũng là bình thường.
Vong Ngữ đại thần chuyên ngành cơ khí, sau đó lại tự học về luật pháp, bởi thế tác phẩm của anh có phần khô khan.
Phàm Nhân lúc mới ra không phải là tác phẩm hot, thậm chí viết 30 vạn chữ mà chưa được ký kết, với tác giả mới toanh mà nói, viết chừng đó chưa được biên tập Qidian ngó tới thì xem như khả năng cao phải viết miễn phí rồi.
Vong Ngữ kỳ thực muốn bỏ, song lúc đó cũng có một nhóm độc giả cực kỳ yêu thích tác phẩm này, họ liên tục động viên anh viết tiếp, vì thế Vong Ngữ gạt bỏ hết tạp niệm, chuyên tâm viết tác phẩm đền đáp những độc giả này, cũng là viết sao cho thỏa mãn mộng tưởng trong lòng. Thế nên Vong Ngữ cứ viết, truyện mỗi ngày một nhiều người đọc, nỗ lực được đền đáp độc giả chủ động đi khắp nơi quảng cáo Phàm Nhân cho anh.
Tiếp đó nữa thì thành truyền thuyết rồi, trường hợp này may mắn là có, nhưng nỗ lực kiên trì cũng không hề thiếu, nếu anh không kiên trì sao đợi tới lúc thành công.
Lại là tác phẩm Lịch Sử nữa, hơn nữa Đường Chuyên càng khủng khiếp vì nó nổi danh là "bán bộ phong thần", khi Đường Chuyên mới đi nửa chặng đường, biên tập Qidian đã liên hệ với tầng quan lý tiến cử Kiết Dữ 2. Sau đó ban quản lý tổ chức một cuộc họp mời Kiết Dữ 2 tới nói chuyện, chỉ qua một buổi nói chuyện họ quyết định phong thần cho anh, liên tục 10 năm sau đó Lão Kiết chứng minh cho họ thấy đó là quyết định sáng suốt thế nào.
4 năm nghiên cứu Tống Sử, 3 năm nghiên cứu Đường Sử, 2 năm nghiên cứu Hán sử, anh chỉ gọi đó là huấn luyện tư duy.
Vào nghề năm 38 tuổi, đó là cái tuổi quá già cho nghề văn học mạng rồi, anh dùng tinh lực của tuổi đó, dùng 2 ngón tay chậm chạp mỗi ngày gõ 6000 chữ, không ngừng nghỉ một ngày, đó là nghị lực bền bỉ.
Hai điều đó thuyết phục ban quản lý Qidian ban ngay cho anh danh hiệu tối cao.
Thành tích của Đường Chuyên khi đó không cần bàn cãi, nhưng đạt được chí tôn thần, chí cao thần, thì không chỉ đạt được bằng thành tích, mà còn được đám chóp bu Qidian triệu tập một cuộc họp thảo luận với nhau mới quyết định. Một năm chỉ có hai ba tác giả phong chí cao thần thôi, thậm chí có năm chẳng có.
Thiên phú và nỗ lực của Kiết Dữ 2 không thể thiếu, còn may mắn à? Trước khi anh viết văn học mạng đã không có thứ đó, từ ngày anh viết Đường Chuyên thì tiếng chửi nhiều hơn tiếng khen, kéo dài tới tận bây giờ, may mắn không phải thứ đi cùng anh.
Một người có tài hoa, nghị lực đủ tham vọng,
Đây thực sự là trường hợp đáng tiếc nhất, so với 3 tác phẩm trên Nho Đạo Chí Thánh có thể nói là không hoàn thiện.
Đáng lẽ đây là tác phẩm tạo thành sức ảnh hưởng như Phàm Nhân hoặc Tru Tiên rồi, vì nó sáng tạo ra con đường tu tiên mới, được gọi là vấn đạo tu tiên, thay đổi lối mòn tu tiên dựa vào võ đạo trước kia, vẽ ra thế giới nơi mà người đọc sách nắm giữ sức mạnh thiên địa, nơi mà thi từ có thể diệt địch, văn chương có thể an định thiên hạ.
Tác giả sử dụng lượng lớn thi từ văn chương một cách vô cùng thuần thục, hoàn mỹ, được xem như tác phẩm phổ biến văn hóa cổ Trung Hoa, dung hợp với yếu tố tiên hiệp. Tài hoa và kiến thức của Vĩnh Hằng Chi Hỏa khiến người xuýt xoa thán phục. Tác phẩm mượn văn thơ cổ không hiếm, nhưng đó chỉ là "mượn" thôi, còn sử dụng nhuần nhuyễn như anh thể hiện kiến thức sâu rộng hiếm thấy.
Báo cáo 20 năm văn học mang của chanh qua đánh giá về Nho Đạo Chí Thánh là tác phẩm "mở rộng nội dung sáng tác cho văn học mạng."
Tiếc rằng khi truyện lên đỉnh cao, tới lúc bàn hợp đồng mới, anh mới biết thực ra từ lúc đặt bút viết thì tác phẩm của mình đã thuộc về Qidian chứ không phải của anh nữa. Hai bên nổ ra tranh chấp hợp đồng, khiến trạng thái sáng tác của anh sa sút, anh có cách chống đối rất tiêu cực là bôi chương kéo chữ, đến cuối thì quá chán nán nên cho kết thúc gượng ép, nát tới không thể nát hơn, độc giả chửi bới ầm ầm, khiến danh tiếng tác phẩm xuống thấp. Nho Đại Chí Thánh vì thế không tạo ra được ảnh hưởng đáng phải có.
Sau đó Vĩnh Hằng Chi Hỏa rời Qidian.
Qua bốn bộ trên có thể thấy, thiên phú, nỗ lực, vận may đều phải đủ cả, tác giả nhất bộ phong thần kể cả lần đầu viết sách cũng trải qua thiên chùy bách luyện mới đạt tới ngày đăng phong tạo cực như thế.
Thành công chẳng thể nào là ngẫu nhiên.
…………… …………
Mình chuyên dịch hai thể loại Đô Thị - Lịch Sử, bất kể truyện về đề tài gì, cảnh sát, tội phạm, kinh doanh, học đường hay xảy ra ở bất kỳ triều đại nào, tiêu chí chọn truyện của mình luôn nhất quán đó phải là truyện mang đậm hơi thở cuộc sống, ấm áp, đem lại năng lượng tích cực cho người đọc, nói không với truyện tự sướng quá đà và tự ngược.
Danh sách truyện hoàn thành đã có trên BNS: Trùng Nhiên, Minh Thiên Hạ, Hắc Oa, Dư Tội, Hương Sắc Khuynh Thành ….
Đang tiến hành: Hán Hương, Gia Phụ Hán Cao Tổ.
Dịch giả : Lãnh Diện Diêm La
Nguồn: fb/bachngocsach