Dù là một trong những show truyền hình giả tưởng, những yếu tố chính trị phức tạp và những nhân vật sâu sắc đầy mâu thuẫn tồn tại trong toàn bộ serie.
Tuy phép thuật có tồn tại trong thế giới này, tác giả của bộ tiểu thuyết gốc George R.R Martin từng cho biết câu chuyện phần nào dựa vào bối cảnh trung cổ nước Anh, đặc biệt là những năm xảy ra “Cuộc chiến của những đóa Hoa hồng” (War of the Roses).
Thậm chí cảnh ám sát trong “Đám cưới Đỏ” (The Red Wedding) nổi tiếng của serie phim dựa vào một sự kiện có thật trong cuộc chiến tranh ngôi vị tại Anh: Bữa tiệc Đen (Black Dinner).
Vì vậy, dù không hoàn toàn thực tế, lịch sử thực sự của thế giới thật đã ảnh hưởng nhiều đến show truyền hình.
Vậy tại sao, sau hàng nghìn năm sống trong thời kỳ trung cổ, thế giới Game of Thrones vẫn chỉ dậm chân tại chỗ? Trong khi đó thời trung cổ tại các nước châu Âu thực tế chỉ kéo dài khoảng 1000 năm.
Thế giới trung cổ và văn hóa chiến sự ngày xưa
Như trong một tập phim gần đây khi khán giả có được một cái nhìn thực tế về gia cảnh Samwell Tarly, anh bạn bầu bĩnh của Jon Snow. Lâu đài của nhà anh mang tên Horn Hill và dân cư cũng như già đình anh hầu như không bị tác động bởi những diễn biến chiến tranh giữa các vương quốc hùng mạnh.
Vương quốc mà gia đình anh trị vì có một lãnh chúa là cha anh, một mảnh đất và một nền kinh tế phong kiến nhỏ hoạt động độc lập với các vùng đất khác.
Và mặc dù nhà Tarly có ràng buộc liên minh với nhà Tyrell, Tarly chỉ buộc phải tham chiến khi nhà Tyrell yêu cầu viện trợ, ngoài ra hai nhà hoạt động hoàn toàn tách biệt.
Đây chính là cách vận hành của các vương quốc thời trung cổ. Thay vì có một bộ máy chính quyền cai quản các vùng đất, mỗi khi chiến tranh nổ ra, các vương quốc đơn giản kêu gọi đồng minh của mình tham chiến. Sau một cuộc chiến, các nước đơn giản sẽ chia sẻ chiến lợi phẩm và đất đai rồi “ai lại đi đường nấy”. Không hề có một sự tổ chức quy củ nào.
Và vì chi phí duy trì quân đội quá cao đối với những vương quốc đơn lẻ này, thực tế những lâu đài vững chãi mới là chính phương thức phòng vệ hiệu quả nhất.
Thực sự chỉ với những đội quân áp đảo nhiều lần, các lâu đài mới phải lo lắng về sự tồn vong của mình. Thay vào đó phe xâm chiếm sẽ phải đối mặt với nhưng đợt dội mưa mũi tên, những vạc dầu nóng hổi khi cố phá cổng thành và leo tường sử dụng những công cụ thô sơ, kém hiệu quả.
Krak des Chevaliers, lâu đài thập tự chinh thời trung cổ. Một sử gia người Đức từng so sánh các lâu đài như "những con nhím vậy”.
Vì vậy một trong những phương thước đối phó của phe xâm chiếm đơn giản là tìm cách "dụ" quân lính khỏi thành. Nếu chú ý trong Season đầu của serie, Tywin Lannister đã áp dụng phương pháp này nhằm thúc đội quân của nhà Stark cùng với Ned Stark ra khỏi thành Winterfell.
Và cũng như trong thời trung cổ thực sự, những phương pháp được áp dụng bao gồm từ việc cử chiến binh “The Mountain” đi việc áp bức dân cư xung quanh thành cho đến những cuộc tấn công tàn phá ruộng đất và sản xuất kinh tế của vùng nhằm lăng mạ cũng như cắt nguôn tiếp tế của các lãnh chúa.
Nhưng trong khi thế giới Game of Thrones sau hàng nghìn năm vẫn chỉ áp dụng những phương thức chiến đấu này, lịch sử thế giới chúng ta đã tiến tới những phát kiến vượt bậc về chiến thuật và đặc biệt là công nghệ. Đây cũng là thời điểm mà lịch sử trong Game of Thrones và thế giới thực rẽ nhánh.
Khẩu đại bác, thuốc nổ và sự hình thành của chính quyền tập trung
Trong thế giới của chúng ta, những khẩu pháo nhờ sự ra đời của thuốc nổ có khả năng đục thủng tường phòng vệ của các tòa thành.
Những phát minh này không những mở màn cho các cuộc chiến cách tân mà còn chuyển cả lịch sử tiến hóa xã hội con người sang trang mới.
“Kẻ xâm chiếm” Mehmed đã chiếm phá tòa thành Constantinople bằng những khẩu đại bác khổng lồ.
Dần dần các vương quốc nhận ra rằng việc ngồi lấp ló trong các lâu đài của mình không còn là một phương pháp đảm bảo an toàn trong các cuộc phòng vệ. Các đội quân dần gia tăng quân số để trực tiếp ăn thua với nhau trên mặt trận.
Điều này dẫn đến nhu cầu về tiền bạc cao hơn nhằm duy trì được những đội quân với quân số khổng lồ.
Quân số mặt trận tại cuộc xâm lăng của Tartar từng lên đến hàng trăm nghìn quân.
Và đồng thời cũng có nghĩa là vương quốc hay chính quyền nào thu thập được lượng thuế nhiều nhất từ số dân lớn nhất sẽ nắm lợi thế quân sự nói chung.
Như hiệu ứng domino, sự ra đời của khẩu đại bác cuối cùng đã dẫn đến một kết quả cuối cùng: sự cần thiết của một bộ máy chính quyền tập trung.
Dù không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến sự hình thành sau này của các quốc gia, lý do kinh tế và quân sự này thực sự đóng vai trò quyết định.
Câu trả lời cho sự trì trệ về phát triển khoa học công nghệ
Sau hàng nghìn năm tại sao sự phát triển “tự nhiên” về xã hội và chính quyền không diễn ra tại Westeros và Essos?
Sự thực các luật lệ chiến sự trong “trò chơi vương quyền” đã có cách mạng của riêng mình. Nhưng thay vì đại bác thuốc nổ, cách mạng này xuất hiện dưới dạng những con bò sát khổng lồ có khả năng khè lửa: Rồng.
Theo chính lời Tywin khi kể lại câu chuyện của các vị vua xưa: “Thành Harrenhall được thiết kế để phòng thủ trước quân bộ. Đội quân triệu người lính sẽ bỏ mạng nếu dám nghĩ đến việc xâm lăng. Nhưng những cuộc tấn công từ trên không, bởi dòng lửa phun trào từ miệng những con rồng... Chủ thành Harren và hậu duệ của ông đã bị nướng chín bên trong chính những tường thành này. Hay nói cách khác Aegon Targaryen, vua rồng, đã thay luật lệ của toàn bộ bàn cờ bởi những con rồng”.
Thay vì “Kẻ chinh phục” Mehmed với các khẩu đại bác, Westeros đa có “Kẻ chinh phục” Aegon với đội quân rồng của mình. Aegon đã thiêu đốt những chiến thuật quân sự truyền thống như những con rồng của ông làm tan chảy bức tường thành dưới mỗi làn lửa chúng khè ra.
Điểm khác biệt giữa khẩu đại bác và những con rồng là mấu chốt vấn đề ở đây. Vì các vương quốc lân cận quá bất ngờ với sự xuất hiện của loài rồng, không thể đánh bại được chúng. Họ thậm chí không thể tìm mua được rồng để đối phó lại với vị “Vua rồng”.
Phương án duy nhất còn lại của họ là cam kết sự phụng sự của mình cho vị vua nhà Targaryen.
Vua nhà Stark khi đó cũng đã phải quỳ gối trước sức mạnh của "Vị vua Rồng lửa" Aegon Targaryen.
Với sự trị vì của một vương quốc duy nhất, quân đội không còn đóng vai trò trọng tâm trong tâm trí chính quyền và vì vậy những nhu cầu thúc đẩy phát triển dần biết mất.
Ngược lại với những lý do khiến con người trong thế giới chúng ta phát triển, thế giới Game of Thrones vì không cần quân đội mạnh, không còn lý do để tích trữ lượng tiền khổng lồ. Vì vậy sự cạnh tranh thu thuế người dân không còn dẫn đến việc một bộ máy nhà nước tập trung không có lý do để tồn tại.
Thế giới Game of Thrones, hiện tại và tương lai?
Nền kinh tế trong thế giới của “rồng và lửa” đơn giản đã không thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Liệu sự nổi dậy của "nữ hoàng lửa lần này" một lần nữa tạo ra sự trì trệ cho xã hội?
Tuy nhiên khởi đầu show truyền hình, đế chế lập ra bởi dòng họ nhà Targaryen đã sụp đổ, sự trị vì của những con rồng đã kết thúc cách đó 150 năm. Và qua mỗi tập phim, sự tham vọng thành lập những chính quyền tập trung dần xuất hiện trong các phe phái dù mục đích của họ là gì đi chăng nữa.
Có thể nói, đây chính là giai đoạn có những biến chuyển về mặt cấu trúc xã hội lớn nhất trong hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng liệu tiềm năng này sẽ đưa các vương quốc đến một tương lai xán lạn hơn như thời kỳ phục hưng của chúng ta vẫn là một câu hỏi lớn.
Mùa đông vĩnh hằng đang kéo đến, và cùng với nó là sự xâm lăng của một đoàn quân chết chóc từ phía bắc xa lạ không kém gì những con rồng đối với xã hội thực tại của chính chúng ta.