Tác giả này chắc mọi người nghe quen, từ bộ Cung đấu ko bằng nuôi cún thì Hoaban có ấn tượng mạnh. "Thiên hậu PK Nữ hoàng" cũng là thể loại cổ đại cung đấu, hình tượng nhân vật và cách kể có nhiều phong thái của Cung đấu ko bằng nuôi cún, tuy nhiên vẫn ko hay như truyện đó, vẫn còn lắm sạn và vài vấn đề khiến người đọc dị ứng do quan niệm đạo đức và nhân sinh bất đồng.
Thứ nhất, khẩu vị hơi quái, tình yêu cha chồng - nàng dâu (hoàng đế với thái tử phi). Rất may là nữ chính sạch.
Thứ hai, các nhân vật phản diện bị đổi đãi tệ quá, cứ đem tới cho người xem cảm giác: tác giả muốn chà đạp phản diện để tôn lên hạnh phúc của chính diện. Điều này Hoaban ko ủng hộ bởi vì là một người viết thì phải yêu thương tất cả nhân vật của mình, dù họ xấu và ác tới đâu cũng nên cho họ một lý do biện giải, ít nhất là ko lấy họ thành công cụ tô son cho chính diện!
Thứ ba, nam chính vô tình với con cái mình quá, cảm giác họ chỉ là những cá thể ko liên quan tới nhau. Có thể do tư tưởng phong kiến nên hoàng đế và thái hậu luôn ích kỷ, đòi hỏi trung thành tận tụy từ cung phi trong khi đối xử với họ hà khắc và độc đoán.
Thứ tư, nữ chính thông minh, có thể hơi yy. Cuộc đấu đá của cô và nữ phụ ko thực sự gây cấn nhưng mà có logic và mạch lạc. Tuy nhiên hình tượng của nữ chính khá giống Mạnh Tang Du (CĐKBNC) nhưng còn kém cái "duyên", tức là ko khiến người ta yêu mến và đồng tình với những gì chị làm.
Tóm lại, truyện có nhiều bức xúc, cho dù mô tuýp chung khá được, bối cảnh cũng mạch lạc, nền tản khá nhưng mà khi đọc vẫn hơi khó chịu. Nam chính ko già nhưng các con của ông đều đã lớn, thậm chí sắp có cháu nội rồi. Với tư cách là người cha, mình cảm thấy nam chính rất thất bại, dường như ngoài sinh mệnh và gia thế thì hắn ko cho con cái bất cừ thứ gì nữa. Cái kết của các hoàng tử đều từ thảm đến không tốt (trừ Thuận Vương), vừa khéo san bằng mọi thứ để lót đường cho con của nam và nữ chính sau này ...
Cuối cùng mình vẫn cảm thấy cách dàn xếp của tác giả bạc tình quá, cũng thiếu nhân đạo quá!
Truyện kể về Âu Dương Tuệ Như là một diễn viên thành công, sau khi đọc kịch bản đầy máu chó với những góp nhặt xào nấu từ các tình tiết quen thuộc trên phim ảnh thì chị này thình lình xuyên ko, nhập vào Thái tử phi - nhân vật hy sinh thảm nhất truyện. Từ đấy Tuệ Như quyến tâm PK sống chết với nữ chính Giang Ánh Nguyệt, cướp vai, cướp lời thoại, giở mọi thủ đoạn ngón nghề cô tích lũy bấy lâu nay.
Theo như kịch bản gốc, Giang Ánh Nguyệt và em trai Lưu Văn Thanh là công chúa hoàng tử triều đại trước. Cha Tuệ Như là Thừa tướng, vì thù hận hoàng đế trước hôn quân độc ác, không lo cho dân, giết hại vợ và hai con trai nên ông tạo phản, dẫn giặc vào nhà. Cuối cùng Tuệ Như là con gái duy nhất, trở thành Thái tử phi của triều đại sau, Âu Dương lại làm Thừa tướng hai triều, được Hoàn Nhan Bất Phá trọng dung. Giang Ánh Nguyệt ôm mối thù nhà mê hoặc hoàng đế, từ cung nữ trèo lên nữ quan rồi Hoàng quý phi. Thái tử là một tên gay, bị Lưu Văn Thanh mê hoặc, rơi vào bẫy chị em họ, cuối cùng lấy cái chết bảo vệ Lưu Văn Thanh. Thái tử phi, cũng là nữ chính rất yêu thái tử, nàng cắn chết Lưu Văn Thanh nên bị Ánh Nguyệt tra tấn hành hạ đến hết đời, thảm bại kinh khủng. Sau này Ánh Nguyệt giết luôn Hoàn Nhan Bất Phá, đưa con ả lên ngôi, còn mình nhiếp chính làm một Nữ hoàng. Nói chung kịch bản máu chó, nữ cường 100%
Tuệ Như biết trước diễn biến, cố gắng chống lại số mệnh, muốn diệt trừ hai chị em nữ chính, sau đó ly hôn với Thái tử gay, tiêu diêu tự tại. Không ngờ con người mới của cô, linh hồn hiện đại lại thu hút sự chú ý của Hoàn Nhan Bất Phá – cũng là cha chồng hờ. Câu truyện là cả quá trình nữ chính đấu tranh vì sự sống, phá hoại mọi âm mưu thủ đoạn của Ánh Nguyệt, bảo vệ “Phụ hoàng” khỏi vai vật hy sinh. Tình cảm giữa hai người có hơi thình lình và tăng dần theo thời gian. Đạo lý của dân nước này là Tát Mãn cho nên không đặt nặng danh tiết, có các thứ hũ tục tái hôn, nối dây,v.vv… Mà gặp phải tên kiêu ngạo bá đạo như Hoàn Nhan Bất Phá nên hắn không ngại cướp vợ của con. Lạy chúa! ==
Lòng vòng một phen thì vẫn HE cho nam nữ chính. Tuệ Như thành hoàng hậu, độc sủng, có 3 con trai. Các hoàng từ khác đều tự chuốc họa vì tham lam và ngu dốt mà bỏ mình, còn lại Thuận vương tàn tật và không màn ngai vị. Kết thúc của hai chị em Ánh Nguyệt cực thảm. Dù biết do họ tự gây ra nhưng vẫn cảm thấy tác giả mạnh tay quá…
Nói chung chuyện đọc thì được, nếu muốn giải trí thì đừng suy nghĩ gì, tranh luận về đạo đức quan niệm là không xong. Cho nên phản cảm không cần coi, thế là miễn bàn!