Tình yêu của cha dành cho con không thể hiện qua lời nói mà bằng hành động, cha lặng lẽ bên con, hy sinh để con có được điều tuyệt vời nhất, che chở cho con, cha cho con sức mạnh để vững bước trên đường đời. Cha cho con niềm tin vào sự kỳ diệu của tình yêu thương và sự bao dung.
Cùng Bookaholic khám phá 10 câu chuyện đầy cảm động về Tình Cha nhân Ngày của Bố 2017
Nhân vật chính trong cuốn sách là Jeong Ho Yeon, vốn là một nhà thơ trẻ đầy triển vọng nhưng phải từ bỏ nghiệp văn chương để nuôi gia đình và chăm sóc người con nhỏ bị bệnh máu trắng. Sau bao gian khổ, khi người con đã được cứu sống thì anh lại phải từ giã cõi đời vì căn bệnh ung thư gan hành hạ.Được xuất bản năm 2000 nhưng cuốn sách Bố con cá gai vẫn là một trong những câu chuyện cảm động nhất về tình cha con lấy đi nước mắt của hơn hai triệu người dân Hàn Quốc.
Ngay từ khi ra mắt, cuốn sách đã tạo một tiếng vang lớn trong nền văn học Hàn Quốc và ngay lập tức được chuyển thể thành bộ phim truyền hình nổi tiếng Daddy Fish.
Bố con cá gai được Bộ Văn hóa, Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyên đọc, đến nay đã bán được hơn hai triệu bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Ông làm việc cật lực, luôn chú ý đến cách nói của mình trước đám đông để rũ bỏ bản chất nông dân trong mình mà bước vào thế giới tri thức, tiểu tư sản. Nhưng ông không bao giờ được thế giới mới ấy công nhận, và khoảng cách giữa cha và con gái ngày càng xa cách.Một chỗ trong đời là câu chuyện về cuộc đời người cha nhưng dưới ngòi bút của một cô con gái, qua lối viết giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng tự nhiên. Người cha ấy từ nông dân trở thành công nhân, và sau cùng là chủ một tiệm cà phê kiêm cửa hàng tạp phẩm.
Annie Ernaux viết những mẩu chuyện vụn vặt về cha mình bằng lời lẽ lạnh lùng và hờ hững nhất. Nhưng có lẽ điều đó phản ánh đúng bản chất của cha cô, người luôn tự hào rằng dù mình có thô kệch quê mùa nhưng đã nuôi dạy con gái mình thành công.
Tác phẩm Một chỗ trong đời được trao giải thưởng văn học thường niên của Pháp Renaudot năm 1984.
Qua lời kể hóm hỉnh, Nhật ký bố béo hé lộ về chính đời sống gia đình của diễn viên hài Jim Gaffigan, rất sinh động, gần gũi và đáng yêu.Có một ông bố luôn phải đau đầu làm thế nào để bố trí giường ngủ cho năm đứa trẻ trong một căn hộ có hai phòng ngủ, hay vật lộn với những đứa nhóc mỗi khi đến giờ ăn.
Đôi khi tác giả Gaffigan có những nhận xét vô cùng thú vị qua cách nhìn của một ông bố. Đối với “bố béo”, nhà trẻ và quán rượu chính là nơi “đều có những kẻ la hét ầm ĩ và có những người không biết đi bô”.
Đây cũng giống như một cuốn nhật ký lưu lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất Jim muốn dành tặng cho bố mình, cũng như thay lời cám ơn tới người vợ hết mực tài năng của mình.
Ba ơi, mình đi đâu? không chỉ đơn thuần là lặp lại câu nói vu vơ hàng ngày của đứa con nhỏ mà còn là thông điệp vĩ đại, dù con có là ai thì cha vẫn sẽ luôn ở bên con mãi mãi.Chăm sóc hai đứa trẻ tật nguyền vừa là gánh nặng đối với nhà văn kiêm diễn viên truyền hình người Pháp Jean – Louis Fournier vừa là nỗi đau khôn xiết của một người làm cha. Đằng sau những câu chữ chua chát và tàn nhẫn là tình thương yêu vô bờ bến của người cha dành cho hai con trai tội nghiệp.
Ba ơi, mình đi đâu? được trao giải Femina năm 2008 cho “một cuốn sách hướng con người đến cái thiện” và đứng vững trong bảng xếp hạng best-selling suốt nhiều tuần liên tiếp.
Cuốn sách nhỏ mang tên Con mơ điều giản dị là một phần quan trọng khép lại chiến dịch cộng đồng lớn nhất năm 2016 – We Are Family – Con Mơ Điều Giản Dị.
Cuốn sách tranh “Con mơ điều giản dị” ra đời không chỉ lưu giữ, truyền tải 30 định nghĩa giản đơn về hạnh phúc gia đình qua những nét vẽ tình cảm đầy màu sắc, mà còn có cả series những bài viết do các blogger và tác giả nổi tiếng dành tặng độc giả.
Cuộc sống hiện đại gấp gáp và bận rộn cuốn chúng ta vào những mục tiêu và ước mơ to tát, khiến chúng ta để vụt qua hoặc quên đi những niềm vui nhỏ bé, những niềm hạnh phúc giản dị ở xung quanh mình.
“Ký ức về cha” là tâm sự của chính tác giả Lưu Tử Khiết – người đã rời xa quê hương để đi làm – trong bảy ngày sau khi cha cô qua đời. Sự ảnh hưởng của cha đến cuộc sống của cô đã được tái hiện qua từng trang giấy bằng giọng văn hài hước cũng như có phần bất cần. Thế nhưng ẩn chứa trong đó là tình thân vĩnh viễn không thể thay đổi giữa con gái và cha.
“Ngày hôm nay, cuối cùng cha cũng được nghỉ ngơi rồi, không còn đau đớn, không còn bị bệnh tật giày vò. Cha lại như thuở thiếu thời, tung hoành ngang dọc.”
Đây là những lời tâm sự cuối cùng của con gái với cha mình khi cha trút hơi thở cuối cùng để đến một thế giới khác, giản dị mà chan chứa tình cảm, đồng thời cũng là lời mở đầu trong tác phẩm KÝ ỨC VỀ CHA của tác giả Lưu Tử Khiết – một cuốn sách ghi lại ký ức về cha sau khi cha qua đời của chính tác giả.
“Tôi tin rằng, tất cả những gì đau thương, mất mát, tan vỡ đau đớn đến không thể chấp nhận được, chỉ cần ta nói được một cách hài hước, thì cũng có thể viết được chúng ra, có thể đọc được chúng. Có lẽ, có những điều, có thể thông qua việc viết lách để hàn gắn những nỗi buồn, những tổn thương.”
“Khi chúng con đến, đủ loại ống nối, dây rợ, máy móc cắm vào người cha từ những ngày trước đó đều đã được rút hết. Chỉ còn giữ lại một ống dẫn nhỏ ở bên lỗ mũi trái của cha và một mối nối của ống thở. Đó là cách để giữ lại hơi thở cuối cùng cho cha, chúng ta đã về nhà rồi.
Cuốn sách được viết bởi một ông bố, qua những cuộc đối thoại với con để làm bạn với con, để dạy con cũng như dạy chính mình.
“Con chúng ta có thể không phải là thiên tài nhưng chúng hoàn toàn có thể là những người tốt” chỉ cần chúng ta biết trò chuyện với chúng.
“Với trẻ con, thì khái niệm sở hữu được làm quen dần dần, “Nhi Bá có cái gì đó” cũng như “Nhi Bá không có cái gì đó”, đều quan trọng như nhau. Con trai ạ, rồi con sẽ còn phải hiểu cái gì không có thì sẽ làm như thế nào để có được, lại còn phải hiểu, mong cầu ít thôi, biết thế nào là đủ với mình; mong cầu mà không đạt được, là khổ lắm đấy con à…” – Phúc Lai
Dạy con dạy cha thường được xếp vào loại tạp văn, nhưng tôi thích phân chia sách thành ba loại: Loại đọc bằng mắt, loại đọc bằng mồm và loại đọc bằng Tim. Dạy con dạy cha tôi nghĩ nên xếp vào thể loại đọc bằng Tim, bởi không những tôi mà thế hệ sau nữa khi đọc nó, nghĩ về nó và đi theo nó, phải có tình cảm, có trái tim thật nhân hậu mới thấy hay và thấm.
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 kể về Yong Gu, một người cha bị thiểu năng trí tuệ, hầu như không có gì trong tay ngoài tình yêu vô bờ bến dành cho cô con gái Je Sung. Chỉ vì muốn mua cho con gái chiếc cặp Thủy thủ Mặt Trăng mà Yong Gu bị đổ oan tội giết người, cưỡng dâm trẻ em và bị vào tù cùng án tử hình.
Và tại không gian chật hẹp của phòng giam số 7 ở nhà tù mà Yong Gu bị tống giam, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Ban đầu là nhờ sự trợ giúp của các bạn tù, con gái Je Sung của Yong Gu đã được bí mật đưa vào thăm bố. Nhưng sự việc nhanh chóng bị phát giác bởi sở trưởng trại giam nọ – người ngay từ đầu đã có ác cảm với Yong Gu sau khi biết anh phạm tội giết người, cưỡng dâm trẻ em.
Tuy nhiên, vị trại trưởng, trong quá trình điều tra phát hiện ra Yong Gu bị oan, đã bất chấp mọi quy định của trại giam để đưa cô con gái Je Sung của Yong Gu hàng ngày vào thăm và thậm chí sống với bố trong trại giam, đồng thời nhận Je Sung làm con nuôi. Vậy là từ ngày có Je Sung, phòng giam số 7, từ một nơi chỉ có sự tuyệt vọng và nỗi giày vò, trở nên đầy ắp tiếng cười, khi người với người xích lại gần nhau hơn.
Bố nhìn vào tôi để thấy được khuôn mặt lúc ông tám mươi tuổi. Còn tôi nhìn vào bố để bắt gặp hình ảnh khi tôi ba mươi tư. Có một sự đối lập, phản chiếu giữa một tương lai chưa đến và một quá khứ chưa qua.
Những tháng năm rực rỡ của nhà văn Ae Ran Kim là câu chuyện cảm động về gia đình kỳ lạ có bố mẹ trẻ nhất và đứa con già nhất này có lẽ cũng đã quen thuộc với các khán giả Việt Nam qua bộ phim điện ảnh cùng tên. Câu chuyện được dẫn dắt bởi giọng kể của Ah Reum – cậu bé tuy mới mười bảy nhưng đã có hình hài của một cụ ông tám mươi. Những nỗi đau mà em và gia đình phải gánh chịu đôi khi được bộc lộ qua giọng văn ngây ngô và góc nhìn trong sáng, đôi khi thốt lên những câu hỏi khiến người ta khó thốt nên lời.
Đây là câu chuyện về cặp cha mẹ trẻ nhất và đứa con già nhất, được kể khi thời gian của Ah Reum, cậu bé mười bảy tuổi mang vẻ già nua của ông lão tám mươi do mắc hội chứng lão hóa sớm, vùn vụt trôi đến giây phút cuối cùng. Còn cha mẹ cậu dường như đâu đó trong tiềm thức vẫn mắc kẹt ở tuổi mười bảy lúc sinh ra cậu, nhưng chắc chắn họ biết cách yêu thương cậu hơn ai hết!
Ah Reum, dù mang trong mình căn bệnh quái ác, dù không biết liệu còn có thể đón sinh nhật tiếp theo, nhưng trái tim yếu ớt chưa lúc nào thôi háo hức rộn ràng trước vẻ đẹp của cuộc sống, ngôn từ, tình cảm gia đình, cùng chút rung động đầu đời với “cô bạn” qua thư… Và cuộc sống, dẫu ngắn, dẫu dài, vẫn là Những tháng năm rực rỡ.
Tác phẩm Những tháng năm rực rỡ đã được chuyển thể thành phim điện ảnh ăn khách cùng tên năm 2014, với sự tham gia các diễn viên chính Song Hye Kyo, Kang Dong Won, Jo Sung Mok.
Được đánh giá là một trong những cuốn sách hay về tình cha, Cha Và Con đã vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời của một người cha trưởng thành đơn thân. Harry – người mà ban đầu nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ngưỡng mộ: vợ đẹp, con khôn, sự nghiệp đang lên, gia đình êm ấm… chỉ vì một phút yếu lòng mà xảy ra tình một đêm với đồng nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân chính kéo theo mọi rắc rối về sau này của ông bố trẻ đơn thân bất đắc dĩ.
Cha Và Con đã khắc họa cuộc sống một cách chân thực và đầy cảm động. Tất cả các mối quan hệ không phải lúc nào cũng tràn đầy lãng mạn, mà đôi khi còn có cả chiến tranh, đau khổ và nước mắt. Chúng ta yêu nhau và chia tay như một lẽ tất nhiên tựa hơi thở. Và dù xảy ra chuyện gì, gia đình vẫn là cánh cửa bình yên qua những ngày giông bão, giống như bố mẹ vẫn luôn âm thầm bên cạnh cổ vũ, ủng hộ Harry qua những ngày tháng tăm tối nhất của cuộc đời. Không có những lời lẽ bóng bẩy hoa mĩ, cũng không có những nhân vật vĩ đại với khả năng phi thường, Cha Và Con đi thẳng vào lòng người bởi chính nội dung hấp dẫn, mộc mạc.
Bằng ngòi bút sắc sảo, hóm hỉnh và những kinh nghiệm từ chính những cuộc đời mình, Tony Parsons dành cho độc giả những khoảng lặng để suy ngẫm, đồng cảm và thấu hiểu với một câu trả lời cuối cùng không đẹp lung linh cũng chẳng trọn vẹn.
Thu Hoài – Mai Anh (bookaholic.vn- tổng hợp)