Có lẽ không phải bất cứ ai đều biết rằng ngoài khả năng chuyên môn, để có thể thích nghi với môi trường công sở cần có những kỹ năng tổng hợp từ giao tiếp, ứng xử, lập kế hoạch, học tập, làm việc, cho đến cách tiếp nhận thông tin, xử lý tình huống, thậm chí là cách thức đi đứng, ăn mặc, nói năng, các vấn đề vệ sinh… và phải đứng trước mối quan hệ với đồng nghiệp.
Môi trường công sở đôi khi cũng giống như các môi trường cạnh tranh khác bao gồm những phe cánh, những cuộc “buôn chuyện” và những đồng nghiệp thích “chơi xấu” nhau. Với kiểu đồng nghiệp thế này, thực chất giữa bạn và họ khó có một mối quan hệ vô tư mà luôn tồn tại một cuộc cạnh tranh ngầm khốc liệt. Mối quan hệ đồng nghiệp tốt, bạn sẽ có những người đồng đội tuyệt vời, giúp bạn thành công và có không khí làm việc hiệu quả, vui vẻ. Nhưng ngược lại nếu đồng nghiệp thường xuyên ghen ghét đố kỵ, hay thích cướp công, nói xấu… thì sẽ tạo cho bạn sự chán chường, gây áp lực, đi làm như một cuộc tra tấn.
Vậy làm sao để chúng ta có được những đồng đội tốt?
Cuốn sách này chắc chắn là lựa chọn dành cho bạn.
***
Nói đến công sở, người ta thường nghĩ ngay đến tất bật công việc với hàng chồng giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, những dự án, kế hoạch, những cuộc họp bàn liên mien, những tiệc tùng, chiêu đãi, những cuộc tán gẫu bất tận và cả những mưu hèn kế bẩn, những mối quan hệ rắc rối, éo le… Song mấy ai biết rằng, ngoài khả năng, để có thể thích nghi với môi trường này cần có những kỹ năng tổng hợp từ giao tiếp, ứng xử, lập kế hoạch, học tập, làm việc, cho đến cách tiếp nhận thông tin, xử lý tình huống, thậm chí là cách thức đi đứng, ăn uống, nói năng, các vấn đề vệ sinh…
“101 mẹo đối phó với đồng nghiệp” đề cập đến những mối quan hệ cơ bản nơi công sở, những tình huống công việc, giao tiếp thường gặp, những cách thức cơ bản nhằm tạo dựng, duy trì các mối quan hệ… sẽ góp phần giúp bạn biết cách thể hiện trau dồi năng lực bản thân, biết tạo dựng, duy trì mối quan hệ win – win cùng thắng.
Không thể nói hết tất cả 101 mẹo của cuốn sách nhưng dưới đây là một số tình huống thường gặp và hướng giải quyết khá thú vị cho từng tình huống.
Ứng phó với đồng nghiệp hai mặt
Đông nghiệp hai mặt là kiểu đồng nghiệp có vẻ ngoài luôn tốt đẹp, thân thiện nhưng bên trong lại có nhiều ý nghĩ, hành động không đẹp. Kiểu người này khá phổ biến nơi công sở, bạn rất nên đề phòng.
Phớt lờ tính xấu của họ
Những đồng nghiệp này hay có hành động “đâm sau lưng” nhưng chưa chắc họ đã là người không biết việc. Hãy phớt lờ tính xấu của họ, hãy cư xử như cách họ đối xử bề ngoài với bạn. Trước hế, vì lợi ích, sự thành công trong công việc và sau đó là để duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, dù là vẻ bề ngoài.
Thể hiện rõ quan điểm
Hãy thử tưởng tượng bạn có một đồng nghiệp mà bạn vừa làm việc rất ăn ý và hòa thuận, mỗi người đã đảm nhận thành công một nửa vai trò của mình. Nhưng đằng sau bạn thì người đó lại nói rằng bạn không làm gì cả và cả dự án là do mình họ lo liệu. Trong trượng hợp như vậy, một cuộc nói chuyện riêng và thẳng thắn là lựa chọn tối ưu. Hãy để cho họ biết cảm giác của bạn khi nghe được những điều tiếng như vậy và bạn cho rằng đó chỉ là sự hiểu nhầm. Mục đích chính của cuộc đối thoại là để cho người đó hiểu rằng, bạn đã biết rõ họ và bạn không phải là người dễ bị bắt nạt, những hành động như vậy không nên lặp lại.
Làm rõ vai trò công việc của từng người
Khi làm việc với kiểu người hai mặt này, bạn nên vạch rõ danh sách các việc cần làm và chia đều cho mọi người. Đảm bảo ai cũng hiểu rõ và thoải mái với phần việc được giao. Luôn có giấy tờ và người thứ ba chứng kiến khi làm việc với kiểu người này là một hành động đúng đắn. Nếu trong một đội , hãy để cả đội biết về vai trò và trách nhiệm của từng người cùng với tiến độ hằng tuần của dự án. Làm như vậy sẽ không còn phải băn khoăn hay thắc mắc rằng thành quả, ý tưởng này là của bạn hay của ai.
Kỹ năng làm việc nhóm với đồng nghiệp
Làm việc nhóm giúp các cá nhân bỏ sung thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn khiến nhóm dễ lục đục và thiếu đoàn kết. Vì vậy mỗi thành viên cần thiết để xay dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Lắng nghe
Khi làm việc theo nhóm, bạn cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác bởi trong chúng ta không có ai là người hoàn hảo cả. Một ý kiến dù bạn cho là hay ho thì cũng không thể tránh thiếu sót, bạn cần biết lắng nghe, phát hiện ra điều đó và góp ý cho đồng nghiệp, để ý tưởng được hoàn thiện hơn. Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của mỗi người để cùng góp ý sửa chữa và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm. Người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo sự đồng đều về khối lượng công việc, thời gian giữa các thành viên với nhau để công việc không bị gián đoạn. Đồng thời, mỗi thành viên trong nhóm phải biết cách sắp xếp công việc khoa học, đảm bảo tiến độ để không bị chậm so với các thành viên khác.
Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Trong cùng một nhóm, các thành viên phait biết trợ giúp lẫn nhau. Nếu đồng nghiệp của mình gặp khó khăn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Bên cạnh đó, mọi người cần tôn trọng lẫn nhau, không nên tự đề cao bản thân, cho rằng mình giỏi hơn và coi thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên chính là động lực lướn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục tiêu chung.
Có trách nhiệm
Dù làm việc một mình hay theo nhóm bạn cũng cần có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ một mình bạn chịu trách nhiệm nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ý lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo công việc.
Khuyến khích và phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm. Một người đứng đầu có bản lĩnh và năng lực là người biết cách khuyến khích, tọa động lực, điều kiện cho các thành viên phát triển ngay trong tập thể. Đây chính là động lực để mỗi thành viên cố gắng hươn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao.
Gắn kết
Hãy biết cách gắn kết với các thành viên khác trong nhóm nếu không bạn sẽ cảm thấy cô độc thậm chí có cảm giác không được trọng dụng trong nhóm. Hãy học cách hòa đồng với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới khiến các bạn trở thành một nhóm hoàn hảo nhất bởi khi đó các thành viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Đồng thuận
Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm, rất dễ xảy ra mâu thuẫn nội bộ do những ý kiến trái chiều giữa các thành viên. Do đó việc tạo được sự đồng thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lượi ích chung. Đây không phải là điều dễ thực hiện, bởi để có được sự đồng thuận của thành viên ngoài việc nêu ý kiến phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, mỗi thành viên còn cần biết cách phân tích đúng – sai và thuyết phục được đồng đội của mình.
Vô tư
KHi làm việc nhóm bạn hãy gạt bỏ sự ích kỷ sang một bên, không chấp nhặt, không tị nạnh với đồng nghiệp, tránh va chạm, mâu thuẫn… với thành viên khác. Nếu gặp tình huống cảm thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Nếu làm được điều này, chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiến lên.
Khi nhiều người đồng lòng cùng làm việc chắc chắn kết quả mang lại sẽ cao hơn một người làm rất nhiều. Hãy luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm để nhóm của bạn được vững mạnh, hoàn thiện nhất. Đừng chấp nhặt vì như vậy sẽ khiến bạn và các thành viên trong nhóm xa rời nhau. Luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Cách gây ấn tượng với đồng nghiệp khi bạn là người trẻ tuổi
Bạn không thể thay đổi tuổi tác, kinh nghiệm bản thân nhưng có một vài cách giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, giữa những người đã có bề dày kinh nghiệm. Đôi khi, tuổi trẻ lại trở thành lợi thế của bạn.
Biết rõ vai trò của mình
Ngày đầu tiên đi làm, bạn muốn ngay lập tức chứng tỏ bản thân làm hết việc này đến việc khác. Tuy nhiên, điều đó đôi khi lại phản tác dụng và không cần thiết. Đừng tự biến mình thành kẻ “biết tuốt” trong mắt đồng nghiệp chỉ vì cái gì cũng muốn nhứng tay vào. Bạn nên biết rõ vị trí của mình, trách nhiệm công việc đến đâu, bạn sẽ phải hoàn thành những việc gì mỗi ngày…
Trên thực tế, đây là điều không hề đơn giản bởi nhiều công ty sẽ không giao những việc quan trọng cho bạn đến khi bạn chứng minh được năng lực và có thời gian gắn bó lâu dài với công ty. Trong trường hợp đó, bạn đừng nên vội vàng đòi hỏi phải được giao việc. Cách tốt nhất là lắng nghe, quan sát và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
Chứng tỏ thế mạnh bản thân
Hãy nhớ rằng, bạn có những lợi thế nhất định khi là một người trẻ tuổi. Có thể mọi người sẽ ấn tượng với kinh nghiệm truyền thông, xã hội mà bạn có được hay các đồng nghiệp lớn tuổi lại thích thú khi bạn nhiệt tình chỉ cho họ những kỹ năng mới về công nghệ, mạng xã hội…
Bên cạnh đó, sự nhiệt tình và niềm đam mê của bạn luôn là những đặc điểm tuyệt vời. Chia sẽ thông tin về những lĩnh vực mà biết rõ và luôn tích cực với công việc là cách tuyệt vời để nổi bật tại nơi làm việc.
Hòa đồng với mọi người
Các đồng nghiệp mới lại phải mất nhiều thời gian để làm quen và hiểu về bạn. Bởi vậy, đừng vội vàng làm mọi cách để nịnh bợ, lấy lòng mọi người. Bạn cứ hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và cố gắng hợp tác trong công việc. Họ sẽ nhận ra sự nỗ lực và những phẩm chất đáng quý ở bạn.
Lý do không nên đánh mất tình đông nghiệp
Có nhũng nguyên nhân tưởng chừng bình thường lại có thể khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp bị rạn nứt, thậm chí là không còn nữa.
Vay mượn tiền bạc
Tiền bạc bao giờ cũng là vẫn để rất nhạy cảm và dễ khiến cho bất kỳ mối quan hệ nào trở nên rạn nứt, nhất là trong công việc. Số tiền mượn có thể chỉ dăm ba chục nghìn nhưng nếu mượn hết lần này đến lần khác, không chỉ những người thân thiết mà còn cả đồng nghiệp khác phòng ban sẽ khiến tiến xấu đồn xa, mọi người sẽ hạn chế tiếp xúc và làm việc với bạn. Dù bất cứ lý do gì thì việc mượn tiền đồng nghiệp là điều nên hạn chế. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy đảm bảo rằng bạn trả nợ lại đúng hẹn. Đừng để rạn nứt tình đồng nghiệp vì lý do tế nhị này.
Mâu thuẫn trong công việc
Khi đi làm, xảy ra mâu thuẫn hay xung đột công việc là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là cách bạn xử lý chúng như thế nào. Chúng ta thường mắc sai lầm khi đưa cảm xúc cá nhân vào giải quyết xung đột. Để tránh điều này xảy ra, bạn cần có khả năng ứng xử thông minh và khéo léo giải quyết vấn đề. Bạn cần học cách lắng nghe từ các đồng nghiệp để hiểu nhau hơn vì mỗi người đều có quan điểm riêng. Ngay khi nhận thấy nguy cơ xảy ra mâu thuẫn, hãy tìm cách “dập lửa” ngay bằng cách nói chuyện thẳng thắn với người mà bạn đang gặp vấn đề. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn, nếu không chúng sẽ là mầm mống cho những xung đột ngày càng trầm trọng.
Buôn chuyện trong văn phòng
Trong mối quan hệ đồng nghiệp, không phải ai cũng thoải mái chia sẻ về cuộc sống cá nhân của mình nhất là trong công việc đòi hỏi tác phong chuyên nghiệp. Chủ đề thảo luận tốt nhất chỉ nên gói gọn trong những vấn đề liên quan đến công việc. Văn phòng là nơi làm việc, không phải quán cà phê để bạn vô tư nói về bất kỳ điều gì. Tuy rằng công việc đôi lúc rất căng thẳng và trò chuyện với đồng nghiệp cũng là một cách giảm stress hiệu qủa nhưng hãy dừng lại ở mức độ cho phép. Không hay ho gì khi bạn trở thành “công thông tin” ở nơi công sở. Nếu bạn không muốn bị mọi người tránh xa, hãy học cách tôn trọng chuyện cá nhân của người khác.
Ganh đua
Cạnh tranh trong công việc là điều được khuyến khích vì nó kích thích mọi người nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, đừng bao giờ để nó trở thành cuộc đua hơn – thiệt. Thực tế, nếu bạn quá chú trọng vào tranh giành lợi ích cho bản thân, bạ sẽ trở nên ích kỷ và đánh mất tình đồng nghiệp ở văn phòng. Bẩn chất công việc đã nhiều căng thẳng nên nếu chúng ta cứ mải so sánh hươn kém nhau, sẽ tự tạo thêm áp lực khiến công việc càng nặng nề hơn. Thay vào đó, tinh thần sẽ thoải mái hơn, công việc sẽ bớt đi phần nào áp lực nếu mọi người biết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Sai lầm thường gặp khi làm sếp đồng nghiệp cũ
Bạn vừa được thăng chức và trở thành quản lý mới của những người từng là đồng nghiệp. Bạn nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng và tốt đẹp hơn bởi mọi người đã biết khá rõ về nhau. Hãy cẩn thận, bạn rất có thể sẽ mắc những sai lầm phổ biến dưới đây.
Không “định hướng” được cách cư xử
Những nhà quản lý mới thường thể hiện quyền lực một cách thái quá như hống hách, tỏ ra mình có quyền lực, độc đoán trong việc ra quyết định… Điều này sẽ tạo ra sự tức giận, thái độ thù địch trong nhóm làm việc và thậm chí là sự ra đi của nhiều nhân viên.
Sợ làm mất lòng nhân viên
Không ít nhà quản lý mới áp dụng chính sách mềm mỏng với nhân viên để bảo vệ tình bạn, tình đồng nghiệp tước đây. Vì vậy, trong nhiều trường hợp họ gặp khó khăn khi đưa ra những quyết định quan trọng như giải quyết các mâu thuẫn hay làm “đầu tàu” giúp văn phòng vượt qua các tình huống khó khăn. Họ cũng sẽ gặp trở ngại trong việc cải thiện cách nhìn và sự tôn trọng của các nhân viên, một yếu tố cần để có thể quản lý tốt mọi việc.
Không hiểu rõ mong muốn của của cấp trên
Được đề bạt cho vị trí mới, bạn cần hiểu rõ mong muốn và hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của cấp trên khi quyết định cất nhắc bạn lên vị trí đó. Bạn cần nắm rõ hướng phát triển của công ty cũng như trách nhiệm công việc của bạn. Hãy thảo luận thẳng thắn với cấp trên về những hy vọng đó và những dự định tương lai mà họ muốn bạn thực hiện, sau đó họp các nhân viên lại để thông báo tổng quát những việc cần làm.
Làm gì khi nghỉ việc sếp tiếc, đồng nghiệp buồn?
Nghỉ việc thực tế chỉ là tuân thủ đúng luật, gửi đơn xin thôi việc, đợi cấp trên đồng thuận rồi thu dọn hành lý rời khỏi công ty. Thế nhưng ấn tượng mỗi người để lại sau khi nghỉ việc thì rất khác nhau. Người thì sau khi nghỉ việc vẫn giữ được ấn tượng tốt với sếp cũ và đồng nghiệp những cũng có không ít người chỉ để lại toàn tai tiếng. Bạn nên nhớ nhận xét của sếp cũ luôn đóng vai trò quan trọng khi bạn đi phỏng vấn xin việc ở công ty mới. Thế nên, hãy hành xử thật văn minh ngay cả khi nghỉ việc.
Giữ im lặng khi tìm công việc mới
Đa số mọi người trước khi quyết định nghỉ việc thì đều đã tìm được chỗ làm mới cho mình. Có nhiều người giữ im lặng chuyện tìm việc mới nhưng cũng có người lại đem điều này kể cho đồng nghiệp trong công ty nghe. Việc “buôn” chuyện này là không nên vì nó sẽ khiến bạn trở thành trung tâm của các cuộc bàn tán thậm chí là lời đồn đoán ác ý từ những người đồng nghiệp vốn không ưa bạn.
Tuân thủ luật của công ty
Khi bạn bắt đầu được nhận vào làm việc, chắc chắn bạn đã được phổ biến luật Lao động của công ty đó như quy định về nghỉ phép, thôi việc… Đa số các công ty thường yêu cầu nhân viên muốn nghỉ việc phải báo trước thời gian ít nhất là một tháng, để công ty có thể tìm người mới thay thế. Vậy nên, điều tối kỵ là xin nghỉ đột ngột vì có thể bạn sẽ phạt, trừ lương tháng cuối cùng. Thêm vào đó, hành động này của bạn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng sếp và công ty, khiến công ty bối rối, bị động về việc điều chỉnh nhân sự do không thể ngay tức thì tuyển dụng được người phù hợp vào thay vị trí của bạn.
Viết thư xin nghỉ việc
Ngoài lá đơn xin nghỉ việc mang tính chất thủ tục, bạn nên dành một chút thời gian để viết thư xin nghỉ việc. Trong thư, bạn có thể trình bày những kinh nghiệm, sự trưởng thành mà bản thân có được trong thời gian làm việc cho công ty. Bạn có thể trích dẫn những sự kiện, những điều tốt đẹp mà công ty dành cho bạn khiến bạn thấy ấn tượng, cảm động… từ đó, bày tỏ mong ước công ty sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Về lý do xin nghỉ việc, nếu có thể, hãy trao đổi một cách thẳng thắn với công ty. Bởi bất cứ sự trung thực nào cũng sẽ được đánh giá cao và đây cũng là cơ hội cuối cùng để bạn thẳng thắn với công ty cũ về những điều mình đã gặp phải. Biết đâu, từ sự thẳng thắn này của bạn, công ty sẽ có những nghiên cứu, thay đổi về văn hóa ứng xử, nguyên tắc làm việc… Còn nếu lý do nghỉ việc quá tế nhị, bạn có thể tìm một lý do nào đó dễ chịu hơn.
Giải quyết mọi công việc tồn đọng
Nhiều người có tâm lý sắp nghỉ việc nên làm việc qua quýt cho xong thậm chí để công việc dở dang. Điều này rất không nên, sếp cũ sẽ đánh giá bạn là người thiếu trách nhiệm và rất có thể, bạn sẽ gặp rắc rối trong chuyện thanh toán những khoản tiền còn lại trước khi ra đi. Bên cạnh đó, các công việc còn tồn đọng, người mới hoặc chính những đồng nghiệp cũ sẽ phải giải quyết chúng. Và chẳng có đồng nghiệp cũ nào có thiện cảm với bạn khi mà cùng với sự ra đi của bạn, họ phải “ôm” thêm nhiều việc không tên khác.
Để cử người thay thế
Để tránh cho việc công ty phải mất thời gian, kinh phí khi tìm người mới, bạn có thể đề cử một nhân viên trong công ty mà bạn thấy phù hợp với vị trí của bạn. Hoặc bạn có thể đề cử bạn bè làm công việc này nếu bạn thấy họ có những tố chất phù hợp với yêu cầu về công việc và mội trường của công ty. Nếu có thể, hãy giúp công ty đào tạo nhân viên mới bởi mỗi công việc đều có đặc thù riêng mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thể biết và làm tốt được. Chắc chắn sếp cũ sẽ rất vui và đánh giá cao khi bạn nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.
Không nói xấu đồng nghiệp cũ
Dù rời khỏi công ty vì bất cứ lý do gì bạn cũng không nên tun hê cho cả thiên hạ biết chuyện. Nói xấu đồng nghiệp cũ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến hình ảnh của bạn. Hãy thân thiện, hòa nhã, trân trọng đồng nghiệp cũ cho đến giây phút cuối cùng trước khi rời đi. Hãy chia tay mọi người một cách vui vẻ nhất có thể, để sau này dù không còn làm việc cùng nhau, các đồng nghiệp vẫn sẽ nhớ về bạn với những điều tốt đẹp và giữ được mối quan hệ lâu dài.
Review chi tiết bởi Thu