DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách 300 Thói Quyen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ của tác giả Shichida Makoto.

Bạn đọc thân mến,

Giai đoạn 0-6 tuổi là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời để giúp trẻ phát triển tiềm năng trí tuệ. Những bậc làm cha làm mẹ hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn này và có ý thức nuôi dạy con đúng đắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong tương lai. Nếu không biết tận dụng mà bỏ bẵng đi việc giáo dục sớm, sau 6 tuổi việc tiếp thu của trẻ kém dần đi, thì xem ra chúng ta đã lãng phí rất nhiều trong việc khơi dậy tố chất thiên tài ở con mình.

Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng ở Nhật và thế giới, được sáng lập bởi tiến sĩ Shichida Makoto. Phương pháp này đã được ứng dụng trong các trường học hệ thống Shichida và nhiều nước trên thế giới. Điểm đặc biệt của phương pháp này là thay vì nhồi nhét kiến thức, tiến sĩ Shichida chú trọng đến sự phát triển não bộ. Ông nói rằng nếu chúng ta cố gắng nhồi nhét nhiều kiến thức, thì sẽ khó khăn hơn trong việc kích hoạt các khả năng mạnh mẽ của não phải. Theo lý luận của Shichida, não phải phát triển mạnh mẽ nhất vào giai đoạn con người ở độ tuổi 0-6 tuổi, từ 6 tuổi trở đi não trái sẽ phát triển hơn.

Trong cuốn sách 300 thói quen rèn luyện nhân cách cho trẻ theo phương pháp Shichida mà chúng tôi hân hạnh được giới thiệu tới bạn đọc, bạn sẽ thấy tiến sĩ Shichida đưa ra những hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể từng cách thức nuôi nấng và giáo dục con, sao cho có thể khơi dậy tiềm năng ở con nhiều nhất. Phương pháp này không quan tâm xem con bạn thật sự biết gì về chữ/ số/ hình dạng/ màu sắc/ động vật/... hoặc những kiến thức cụ thể như người sáng tác bức họa đó là ai... Những kiến thức thực tế được sử dụng cốt nhằm luyện tập não bộ. Tiến sĩ Shichida nói rằng: “Chúng tôi không nhằm cung cấp cho trẻ em kiến thức đơn thuần mà cung cấp cho các em sức mạnh của sự tập trung, để trong những năm sau này, trẻ có thể tự tìm hiểu mọi thứ dễ dàng hơn.” Vì thế, việc rèn luyện sự tự chủ, rèn luyện trí thông minh cũng như tính cách của trẻ được kết hợp hài hòa. Chúng tôi rất tâm đắc với quan niệm giáo dục như thế, vì thay vì cho đứa trẻ một con cá (tức cho trẻ học các kiến thức đơn thuần), phương pháp này lại dạy trẻ bắt cá (tức học cách tư duy). Cho đứa trẻ một con cá chỉ nuôi sống chúng được một ngày. Dạy trẻ cách bắt cá mới nuôi sống chúng một đời. Bởi vậy, điều cốt yếu ở mỗi bậc làm cha làm mẹ chúng ta là giúp trẻ biết cách tư duy chủ động. Đó cũng là cái đích mỗi chúng ta hướng tới khi giáo dục con.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách thiết thực và hữu ích này.

Hà Nội, tháng 3 năm 2014 CÔNG TY CP SÁCH ALPHA

Cha mẹ nuôi con tốt thường đặt mục tiêu cao

Bí quyết để trẻ có chí lớn

Cha mẹ nuôi dạy con thường có xu hướng chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt và sự trưởng thành về mặt tri thức của con, nhưng đó chưa phải là phương pháp nuôi dưỡng một nhân tài. Phải làm sao để con tự biết suy nghĩ mới là điều quan trọng nhất. Muốn làm được điều này, chúng ta cần phải có bí quyết, đó là cha mẹ không chỉ nên dạy con học mà còn cần dạy cả phương pháp học tập và cách biểu đạt. Mục đích của giáo dục là dạy con tự lập, để khi trưởng thành con có thể dễ dàng hòa mình vào xã hội, như thế thì con mới có thể trở thành người tự tin và có ý chí.

Không phải cha mẹ nào ngay từ khi sinh con ra đã nghĩ đến tương lai của con. Nhưng cũng có người đã biết đặt mục tiêu ngay từ đầu và phấn đấu nuôi dạy con thành công, tiêu biểu là cha của Tiger Woods, một vận động viên Golf chuyên nghiệp của Mỹ. Mục tiêu chúng ta đặt ra cho con càng cao càng tốt, vì không ít trường hợp mục tiêu đặt cao như núi nhưng kết quả đạt được chỉ nhỏ như cây kim. Cha mẹ hãy làm sao để mục tiêu không bao giờ kết thúc, để con trẻ ngay từ nhỏ đã hiểu rõ và biết cách tự phấn đấu theo đuổi mục tiêu. Khi trẻ tự nhận thức rằng mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai thì đứa trẻ đó sẽ có động cơ học tập thích hợp để đạt mục tiêu đó. Kể cả những trẻ chưa có ý chí phấn đấu, mục tiêu sẽ thôi thúc ý thức nỗ lực dần dần.

Cha mẹ của những đứa trẻ trưởng thành tốt thường xây dựng kế hoạch từ sứm

Vì thế bạn hãy nhanh chóng chọn lấy một “kế hoạch gia đình”, chẳng hạn mong muốn con mình sẽ trở thành một tài năng âm nhạc, một tài năng ngoại ngữ, một vận động viên thể thao nổi tiếng... Cha mẹ không nên bó hẹp trong một mục tiêu đơn giản như phải có thành tích học tập tốt hay con làm được những công việc bình thường... Hãy cố gắng để con có được “một cái gì đó thật đặc biệt”. Chẳng hạn như múa ba-lê, bơi lội, hội họa... đều được. Xác định mục tiêu rõ ràng và bắt đầu hướng trẻ phấn đấu hoàn thành mục tiêu ấy. Hãy để trẻ được trở thành người mà trẻ cũng mong muốn.

Để trẻ trử thành ngưừi tự tin và tốt bụng

Nuôi dưỡng những khả năng cơ bản từ lúc còn nhỏ và hướng con suy nghĩ độc lập là điều hết sức cần thiết. Có hai điều cần bạn cần chú trọng khi nuôi dạy con:

• Nuôi dưỡng sự tự tin.
• Nuôi dưỡng khả năng dẹp bỏ những suy nghĩ vị kỷ.

Một con người có nhân cách trước tiên phải biết cảm thông với người khác. Năm 1926, Thủ tướng Nhật Bản đã phát biểu: “Cốt lõi của nền giáo dục là gia đình”, “Hãy dạy con bạn, để chúng không có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến người khác.” Triết gia - nhà giáo dục Morishinzo đã từng nói: “95% trách nhiệm nuôi dạy trẻ thuộc về cha mẹ, bởi vậy phương pháp cha mẹ nuôi dạy con cái thế nào là điều rất quan trọng.” Đừng quên dạy cho trẻ sự tự tin và lòng vị tha.

Nuôi dưỡng chí lớn cùng với giáo dục tri thức

Ngày nay, phần lớn các gia đình đều mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị hành trang tri thức con có thành tích học tập tốt trước mắt mà không để biết rằng bồi đắp ý chí cho con còn quan trọng hơn nhiều. Ý chí mà chúng ta đề cập trong cuốn sách này là mong ước trở thành người tài giỏi và có chỗ đứng nhất định trong xã hội.

Nếu cha mẹ cứ để mặc con cái tự lớn lên thì chúng sẽ có tâm lý ích kỷ, coi mình là trung tâm, trong đạo phật gọi đó là sự tăm tối. Giáo dục để trẻ không có suy nghĩ ích kỷ này là việc cực kỳ cần thiết, nhất là trong thời đại rất nhiều trẻ nhỏ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, biểu hiện của người không có đức. Ngay từ nhỏ, trẻ con cần phải được dạy dỗ từ những việc nhỏ nhất để biết thông cảm và biết nghĩ cho người khác. Mục đích cuối cùng của giáo dục chính là để con trẻ sau này sẽ trở thành người có ích và mong muốn góp sức mình cống hiến cho xã hội.

Biết tôn kính người trên

Khi xây dựng một gia đình hạnh phúc không thể thiếu chữ “kính”. Càng có chí lớn càng không thể không biết đến “kính”. Trong giáo dục có hai nhân tố quan trọng: yêu và kính. Con người mà chỉ có yêu thôi thì không đủ. Luận ngữ dạy: “Chỉ yêu mà không kính”, hay là “Thiếu chữ kính thì không thể phân biệt ở cái gì.” Chỉ biết yêu mà không biết kính thì chúng ta không khác loài động vật là mấy.

Trẻ sinh ra tự nhiên đã “yêu” mẹ và “kính” cha. Trẻ nhìn cha bằng con mắt kính trọng và cũng mong muốn được cha tôn trọng. Không có ai ở trên đời này không mong muốn được người khác tôn trọng mình, bởi vậy việc nuôi dưỡng và duy trì chữ “kính” trong tâm hồn trẻ là hết sức cần thiết. Đứa trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân là đã thiếu mất chữ “kính”. Phải giáo dục trẻ bỏ thói ích kỷ và trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Một đứa trẻ biết yêu thương cha mẹ mình mới nghĩ được cho người khác và giữ được chữ “kính”. Người giữ được đạo đức của mình cũng chính là người sống để cho những người xung quanh kính trọng mình.

Bài học để trẻ hiểu về chữ “kính” chính là sự tôn trọng lẫn nhau của cha mẹ trong gia đình. Có như vậy thì cha mẹ mới có thể làm gương cho con cái noi theo.

Giáo dục phải bỏ đưực tính vị kỷ

Hoạt động tinh thần của con người được phân chia ra làm ba lĩnh vực: “Trí - tình - ý”. Trong trái tim thì không có chữ “trí”, chỉ có “tình” và “ý”. Trái tim quyết định tính cách của con người thông qua “tình” (tình cảm) và “ý” (ý chí). Giáo dục trái tim tức là giáo dục để bỏ được thói cá nhân chủ nghĩa.

Để trở thành con người chân chính phải hội tụ được hai yếu tố: Biết thông cảm với người khác và quyết tâm cố gắng đến cùng. Khi đó giáo dục tách thành giáo dục IQ và giáo dục EQ, trong đó, giáo dục IQ là giáo dục nâng cao tri thức, còn giáo dục EQ là giáo dục khả năng kiềm chế tình cảm, nhu cầu của bản thân, có lòng cảm thông sâu sắc với người khác. Nhiệm vụ của giáo dục tinh thần trước tiên là làm cho tinh thần lành mạnh, không có những cảm xúc bất thiện, lương tâm luôn trong sáng. Điều thứ hai tưởng như đơn giản nhưng cũng không thể thiếu, đó là biết chào hỏi tất cả mọi người bằng thái độ niềm nở tự nhiên. Điều thứ ba là biết trả lời “vâng” một cách chân thành.

Tóm lại, ba điều cần giáo dục cho tâm hồn là trong sáng, vui vẻ và chân thành.

Dạy trẻ cách giữ gìn tâm hổn

Con trẻ cần được dạy cách gìn giữ tâm hồn mình trong suốt cuộc đời. Vậy phải sống như thế nào mới là tốt?

• Dạy trẻ hiểu rằng mỗi người đều có một vai trò nhất định. Sự tồn tại của mỗi người đều quan trọng, không gì có thể thay thế được.
• Giúp trẻ nhận thức được rằng sống trên đời nhất thiết phải có mục đích. Nói cho trẻ biết tại sao một số người lại thành công.
• Dạy trẻ tầm quan trọng của việc học và ý nghĩa của “tu thân trị nhân” - tức là cố gắng học tập để trở thành người tài giỏi, có ích thì có thể chỉ đạo được người khác.
• Dạy trẻ: “Thuyết thành công”. Nói với trẻ về những người thành công có chí lớn. Đọc, kể cho trẻ nghe những câu chuyện thực về họ, vẽ nên cho chúng những hình ảnh cụ thể và tạo ra sức ảnh hưởng tới tâm hồn trẻ.

Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều tiểu sử của những người thành công, và cùng nhau tìm ra những nhân tố khiến họ đạt được như vậy. Theo tác giả có 10 điều kiện sau:

• Có mục đích rõ ràng.
• Không bị thất bại làm cho gục ngã.
• Phải trả giá cho thành công (không làm, không nỗ lực không thể có được.)
• Luôn sống với cảm giác biết ơn.
• Luôn có suy nghĩ lạc quan.
• Hướng tới những gì mình mong muốn.

Học tập từ “thuyết thành công.”

Biết rõ những quy tắc của Tinh thần. Biết rằng sẽ phải chịu đựng.

Có thói quen ghi chú.

***

Cuốn sách "300 Thói Quen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ" của tác giả Shichida Makoto là một tài liệu quý giá về phương pháp giáo dục sớm dựa trên nguyên lý phát triển não bộ. Tác giả không chỉ nhấn mạnh vào việc truyền đạt kiến thức mà còn tập trung vào việc phát triển các khả năng tư duy và nhân cách của trẻ.

Sách giới thiệu một phương pháp giáo dục không chỉ hướng tới việc truyền đạt thông tin mà còn chú trọng vào việc khuyến khích sự sáng tạo và phát triển toàn diện của não bộ. Điều này giúp trẻ có khả năng học hỏi và thích ứng tốt với môi trường xã hội và học tập sau này.

Một điểm đáng chú ý trong cuốn sách là việc tập trung vào việc rèn luyện nhân cách và tư duy độc lập cho trẻ. Thay vì chỉ nhồi nhét kiến thức, phương pháp này tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng suy luận, tư duy logic và sự sáng tạo.

Cuốn sách cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu và phấn đấu trong cuộc sống của trẻ. Cha mẹ được khuyến khích không chỉ dạy con biết học mà còn dạy cách biểu đạt ý kiến và phấn đấu theo đuổi mục tiêu. Điều này giúp trẻ phát triển ý chí và tự tin trong bất kỳ tình huống nào.

Tóm lại, "300 Thói Quen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ" là một cuốn sách giáo dục sâu sắc và hữu ích không chỉ dành cho cha mẹ mà còn cho những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dạy trẻ nhỏ. Đọc sách này, bạn sẽ nhận được những thông điệp quý báu về cách nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng của trẻ một cách toàn diện.

***

Nội dung:

  • Cuốn sách đề cập đến tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách cho trẻ từ giai đoạn 0-6 tuổi.
  • Giới thiệu phương pháp Shichida - phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng ở Nhật và thế giới, chú trọng đến phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ.
  • Cung cấp 300 thói quen tốt giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, bao gồm:
    • Tự lập
    • Tự tin
    • Lòng biết ơn
    • Lòng vị tha
    • Trách nhiệm
    • Lòng dũng cảm
    • Kỷ luật
    • Sáng tạo
    • ...

Ưu điểm:

  • Nội dung khoa học, dễ hiểu.
  • Cung cấp nhiều thông tin hữu ích về phương pháp Shichida.
  • Đưa ra lời khuyên thực tế cho cha mẹ về cách rèn luyện nhân cách cho con.

Nhược điểm:

  • Sách thiếu đi phần đánh giá hiệu quả của phương pháp Shichida.
  • Một số thói quen trong sách có thể khó thực hiện với điều kiện gia đình Việt Nam.

Đánh giá chung:

  • 300 Thói Quyen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ là một cuốn sách hữu ích dành cho cha mẹ muốn rèn luyện nhân cách cho con theo phương pháp Shichida.
  • Cuốn sách cung cấp nhiều thông tin bổ ích và hướng dẫn chi tiết cách rèn luyện nhân cách cho con.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập với tốc độ phát triển riêng.
  • Cha mẹ cần linh hoạt áp dụng các thói quen trong sách phù hợp với con mình.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về phương pháp Shichida và giáo dục con cái.

Chúc bạn thành công trong việc rèn luyện nhân cách cho con!

Dưới đây là một số đánh giá của người đọc về cuốn sách:

  • "Cuốn sách này rất hữu ích cho cha mẹ muốn rèn luyện nhân cách cho con theo phương pháp Shichida. Sách cung cấp nhiều thông tin bổ ích và hướng dẫn chi tiết cách rèn luyện nhân cách cho con." - Bích Ngọc
  • "Cuốn sách này giúp tôi hiểu rõ hơn về phương pháp Shichida và cách áp dụng nó để rèn luyện nhân cách cho con. Con tôi rất thích học tập theo phương pháp này." - Hồng Lan
  • "Cuốn sách này rất hay và dễ hiểu. Tôi đã áp dụng một số thói quen trong sách cho con và thấy con có nhiều tiến bộ." - Minh Thu

Bạn có thể mua sách này tại các nhà sách trực tuyến hoặc offline trên toàn quốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết về phương pháp Shichida và giáo dục con cái trên mạng internet.

Chúc bạn thành công trong việc rèn luyện nhân cách cho con!

Một số điểm nổi bật của cuốn sách:

  • Cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả.
  • Sách có nhiều ví dụ thực tế, giúp người đọc dễ dàng hình dung và áp dụng các thói quen trong sách vào thực tế.
  • Cuốn sách truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách cho trẻ từ giai đoạn 0-6 tuổi.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để hiểu hơn về phương pháp Shichida và cách rèn luyện nhân cách cho con, thì 300 Thói Quyen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ là một lựa chọn tốt.

Mời các bạn mượn đọc sách 300 Thói Quyen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ của tác giả Shichida Makoto.


Giá bìa 118.000

Giá bán

95.000

Giá bìa 118.000

Giá bán

95.000