Là một phóng viên chuyên trách khu vực Trung Đông của báo The Guardian, một phần công việc của tôi là đưa tin về những hành động tàn bạo mà Nhà nước Hồi giáo thường xuyên thực hiện, từ những vụ giết hại các nhà báo, nhà hoạt động xã hội, tới các vụ chém giết quy mô lớn chống lại người Kito hữu và các nhóm thiểu số, các vụ đánh bom tự sát và phá hủy di sản văn hóa ở Syria và Iraq.
Nhưng ISIS không còn là mối đe dọa chết người như mục đích ban đầu của chúng. Nhóm khủng bố này đang trong giai đoạn suy yếu khi chúng mất đi vùng lãnh thổ để xây dựng một Nhà nước Hồi giáo trong mơ. Để đánh bại tổ chức này, chúng ta phải hiểu được gốc rễ và quá trình hình thành của nó, mầm mống đầu tiên xuất hiện bên trong một Iraq hoang tàn bởi cuộc xâm lược của nước Mỹ, tiếp đó là tại Syria, nơi bị phá hủy bởi cuộc cách mạng đã trở thành nội chiến, và làm thế nào một chế độ xã hội mà người dân không có quyền bầu cử, một chế độ cai trị chuyên chế của người Ả Rập lại khiến khu vực này lâm vào cảnh nồi da nấu thịt hiện tại.
Dưới đây là danh mục những cuốn sách hay về ISIS, giúp chúng ta hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của tổ chức khủng bố này. Tôi tin rằng sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi mà chúng đang gieo rắc.
Đây dễ dàng được xem là cuốn sách lịch sử hay nhất về sự phát triển của một tổ chức khủng bố mà tôi từng đọc, từ cách đội ngũ lãnh đạo của tổ chức được tập hợp lại và hình thành trong lòng nhà tù Bucca của Mỹ ở Iraq ra sao, tới vai trò của nó trong việc châm ngòi cuộc nội chiến ở đây như thế nào và sự mở rộng của tổ chức sang Syria, cuốn sách cũng bàn về hệ tư tưởng và “cách đàn áp bằng bạo lực” của tổ chức, hình ảnh tàn bạo mà chúng tự tạo ra cho chính mình và cách chúng kiểm soát và quản lý lãnh thổ trong cái gọi là nhà nước tự xưng.
Một câu chuyện được kể chi tiết và kĩ lưỡng, cùng nhiều tình tiết hấp dẫn như một bộ phim truyền hình tội phạm thứ thiệt, câu chuyện theo dấu một nhân vật mới nổi đặc biệt, người đặt nền móng cho tổ chức mà ngày nay được biết tới với cái tên ISIS. Hắn là Abu Mus’ab al-Zarqawi, tên cướp biển người Jordan và cũng là một tay bợm rượu, tại quê nhà hắn từng bị bắt đi tù trong nhiều năm, sau này hắn tới Iraq và lập ra tổ chức al-Qaida ở Iraq (AQI), là tiền thân của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, sau đó tổ chức được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông (ISIL), và cuối cùng rút gọn lại là Nhà nước Hồi giáo. Đây thực sự là một cuốn sách lôi cuốn, tôi chỉ mất có ngày rưỡi để đọc xong nó.
Tôi có thể hơi gian lận một chút khi đưa cuốn sách này vào, nhưng cũng không hẳn. Cuốn sách này được coi là cuốn tiểu sử hấp dẫn về al-Qaeda và cách tổ chức này tiến hành vụ tấn công ngày 9/11.
ISIS ban đầu là một nhánh của al-Qaida ở Iraq trước khi những mẫu thuẫn phức tạp tại Syria (chi tiết trong hai cuốn sách trên) dẫn đến việc chia tách tổ chức ra làm hai, hiện nay giữa hai phe phái này vẫn tồn tại một mối thâm thù sâu sắc. Tác phẩm The Looming Tower đã lần tìm về nguồn gốc của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong thế kỉ 20, đó chính là những tác phẩm của Sayyid Qutub, một văn sĩ người Ai Cập, những bài viết tranh luận về tôn giáo của ông đã truyền cảm hứng cho Osama bin Laden và Ayman al-Zawahiri và đặt nền tảng trí tuệ cho các phong trào thánh chiến ngày nay.
Cuốn sách với văn phong lôi cuốn và những chi tiết đã được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng sẽ khiến bạn không ít lần phải lắc đầu trong kinh ngạc.
Emma Sky đang làm việc cho Hội đồng Anh khi bà tình nguyện sang Iraq để hỗ trợ xây dựng lại đất nước này trong những ngày tháng căng thẳng sau khi chính quyền Saddam Husein bị lật đổ, dù bản thân bà luôn phản đối chiến tranh. Bà nhanh chóng được thăng chức và trở thành cố vấn chính trị cấp cao của các tướng Mỹ trên trận địa, cuốn hồi ký này đã cung cấp một cái sâu sắc về nguyên do bại trận của Iraq, và vào những thời khắc quan trọng, những thành tựu tiến bộ đã đạt được trong những năm trước đó đã bị đảo ngược, người Sunnis ở Iraq giờ bị tước quyền bầu cử, và ISIS đã quay trở lại.
Gợi ý sách đi kèm: bạn nên đọc cuốn sách này cùng với cuốn Relentless Strike (tạm dịch: Cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ), về lịch sử của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt Hoa Kỳ, với những mô tả chi tiết về chiến dịch của Mỹ tại Iraq và cách các lực lượng đặp biệt triển khai chiến dịch “mắt không chớp”, bằng việc giám sát các thành phố của Iraq liên tục từ trên không cho phép họ tìm ra những ngôi nhà an toàn từ nơi có bom tự sát, từ đó lần ra dấu vết và tiêu diệt những kẻ lãnh đạo của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq.
Cuốn sách này không đề cập tới ISIS, nhưng nó xoay quanh những vấn đề cuồng đạo, tham nhũng và tự do diễn ra giữa làn sóng cách mạng Mùa xuân Ả Rập năm 2011, thông qua việc theo chân những mảnh đời ở Ai Cập, Syria, Yemen và Libya – từ việc phỏng vấn một người lính ở Libya, người bị chính phủ buộc tội giết anh trai và hai người phụ nữ khác, trong đó có một người Hồi giáo Sunni và một tín đồ dòng Alawite, tiếp đến là câu chuyện ở Syria nơi những con người đã đánh mất đi tình bạn vì cuộc nổi dậy ở đó, rồi tới câu chuyện ở Quảng trường Tahrir, nơi những lời hứa qua loa của chính phủ Ai Cập về chủ nghĩa bình quyền đã tan thành sương khói, tất cả những hỗn loạn đó đã tạo điều kiện cho ISIS phát triển ngày hôm nay.
Một trong những cuốn sách hay nhất được viết về cuộc cách mạng vốn đã thành nội chiến ở Syria. Hai đồng tác giả người Syria đã lần tìm về nguồn gốc của cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài của Bashar al-Assad tại Syria, và nguyên do khiến một cuộc cách mạng vì tự do lại biến thành một cuộc nội chiến đẫm máu, cuộc cách mạng đã bị phản bội như thế nào, và bị ISIS tấn công ra sao.
ISIS có phải là Hồi giáo không? Cuộc tranh luận này đã diễn ra kể từ khi tổ chức này sử dụng các tư tưởng cực đoan trong Hồi giáo để biện minh cho những vụ tàn sát giết hại dân thường trên diện rộng, nhưng đó là loại đạo mà chỉ số ít trong hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới ngày nay công nhận.
Mustafe Akyol viết cuốn sách của mình trước khi ISIS chính thức được thành lập, và phần nói về Thổ Nhĩ Kỳ còn được xem là đi sau thời đại so với những nỗ lực đảo chánh gần đây, nhưng nó là một cuốn sách xuất sắc về nguyên nhân khiến các lực lượng bảo thủ theo chủ nghĩa Thanh giáo (Puritan) trở thành lực lượng chủ đạo trong các cuộc tranh luận về Hồi giáo trong những thời khắc quan trọng của lịch sử, và tư tưởng Hồi giáo cực đoan và khắt khe, nhất là với phụ nữ của họ khác biệt như thế nào với tư tưởng Hồi giáo bình quyền trong những ngày đầu dưới thời Nhà tiên tri Mohammad.
Tôi vẫn chưa đọc cuốn sách này nhưng nó đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, và tôi dự định sẽ đọc nó trong thời gian sớm nhất có thể. Đây là câu chuyện về một cô gái Yazidi, người đã bị ISIS bắt giữ, cô bị những kẻ bắt cóc tra tấn và hãm hiếp liên tục trước khi có thể trốn thoát tới Đức (thông tin cho bạn đọc: Yazidis là một cộng đồng tôn giáo cổ xưa sống ở Iraq, và họ đã sống sót qua vụ diệt chủng của ISIS năm 2014 khi tổ chức khủng bố này nổi lên ở Iraq. Những kẻ khủng bố đã tuyên bố rằng người Yazidis là những kẻ ngoại đạo vì vậy họ phải bị bắt hoặc phải làm nô lệ, và hàng ngàn người trong cộng đồng này đã bị chúng bắt bớ).
Ngoài ta, tôi cũng khuyến khích các bạn đọc một số bài viết xuất sắc đăng trên báo Longform về quá trình hình thành của ISIS và nguyên nhân khiến chúng gây ra các cuộc chiến. Bạn có thể bắt đầu với hai câu chuyện dưới đây (thông tin tác giả: Martin Chulov là giám đốc phụ trách mảng Trung Đông của báo the Guardian, là đồng nghiệp và cũng là người cố vấn mà tôi vô cùng tôn trọng, người mà tôi cho là có những bài viết được đánh giá là hay nhất về khu vực này trong suốt một thập kỷ qua.
Thùy Linh (bookaholic.vn - Theo Bookriot)