DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bất Tiếu Phù Đồ

Tác giả Tuyết Nguyên U Linh
Bộ sách
Thể loại Ngôn tình
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub mp3
Lượt xem 11534
Từ khóa eBook prc pdf epub mp3 Sách Nói Audio full Tuyết Nguyên U Linh Vy Vy Xuyên không Ngôn Tình HE Văn học phương đông
Nguồn haogiapro.wordpress.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Bất Tiếu Phù Đồ
Thông Tin
 
Tác phẩm: Bất Tiếu Phù Đồ
Tác giả: Tuyết Nguyên U Linh
Thể loại: Xuyên không, Ngôn Tình, HE, Văn học phương đông
Độ dài: 107 chương (chính văn+ngoạitruyện)
Nhân vật chính: Phù Đồ (Mặc Phi), VuViệt, và nhiều phối hợp diễn khác
Edit eBook: Hyuga Natsume
Edit & Beta: Hảo Gia
Linkconvert: Watery (TTV)    
Nguồn: haogiapro.wordpress.com, luv-ebook.com
Nguồn ebook: STENT FORUM
Đăng: dtv-ebook.com
 
 
 
Giới Thiệu
 
Cô gái hiện đại xuyên không đến một niên đại cổ xưa xa lạ, tìm kiếm an ổn trong khói lửa chiến tranh, lấy danh “Phù Đồ” xác lập địa vị giữa những danh sĩ quyền quý.

Quần hùng tranh giành, các quốc gia bị phân cắt,chỉ có vương giả, ở bên cạnh nàng quật khởi (Nổi dậy).
***

[Review] Bất tiếu Phù Đồ – Tuyết Nguyên U Linh

Đánh giá: 8.5/10

Tag: Cổ đại, xuyên không, nữ phẫn nam trang, HE…

Người viết: Valerie

A/N: Đây là bài đầu tiên trong chuỗi những bài viết review cho ngôn tình và hơn nữa là post đánh dấu sự trở lại (đội mồ sống dậy :)) ) sau hơn một năm wordpress của mình đóng bụi.

Cho đến thời điểm viết bài review này, với mình “Bất tiếu Phù Đồ” là một tác phẩm viết về xuyên không hay thứ hai sau “Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh”.

 

Về cốt truyện, điểm nổi bật đầu tiên ở “Bất tiếu Phù Đồ” mà mình đặc biệt thích là ở chỗ viết về thuật trị quốc, chiêu hiền, dùng binh, đạo quân thần… Tác giả Tuyết Nguyên U Linh đã biết kéo léo đưa những đạo lý của người xưa xen kẽ trong cốt truyện, vừa đủ dư vị nhấn nhá cho câu chuyện. Không như những truyện xuyên không về cổ đại thường thường, “Bất tiếu Phù Đồ” phần hơn ở đạo lý cổ nhân, hay hơn ở việc xây dựng cốt truyện đồ sộ mà không “ảo”. Dù cũng là có yếu tố chiến trận phân tranh, mưu đồ lập quốc nhưng những tác giả yếu tay khác sẽ viết nên một câu chuyện ảo hết sức, quá sa vào đề cao nhân vật, đưa ra kết quả của mưu kế song lại không có sự giải thích phù hợp cho quá trình ấy. Song với “Bất tiếu Phù Đồ”, dù cũng có những đoạn suýt “sa lầy” nhưng nhìn chung với một cuốn ngôn tình thì U Linh đã thành công hơn phân nửa rồi.

Đây là đoạn mà mình thích nhất trong truyện:
“Vu Việt nhìn thanh kiếm gỗ bên trong hộp, thanh kiếm đen nhánh, không trang trí gì, chỉ có bốn chữ mạnh mẽ trên thân kiếm – Vương Giả Chi Kiếm.

Vu Việt khó hiểu: “Kiếm gỗ tuy cứng, nhưng lại không có lực sát thương như đao thương, bổn vương phải dùng kiếm này giết địch thế nào đây?”

“Kiếm của vương giả, không phải dùng để giết địch.”

“Giải thích thế nào?”

“Dùng binh sĩ cường đại, trí tuệ và nhân nghĩa làm mũi kiếm, dùng giang sơn xã tắc làm chuôi kiếm, dùng dân tâm và tài lực quốc gia làm vỏ kiếm. Kiếm này dựa trời để đứng, không sức mạnh nào địch nổi, trên có thể chém mây bay, dưới có thể đoạn sông lớn; kiếm này, một khi đã dùng, có thể bình định chư quốc, nhất thống thiên hạ. Đó chính là – Kiếm của vương giả.”

Vu Việt nghe thấy, trong mắt ánh lên tia sáng kỳ lạ, hắn lại nhìn về phía thanh kiếm gỗ đen nhánh trong hộp.”

Điểm cộng tiếp theo là dành cho nhà edit, phải công nhận là bạn edit có tâm hết sức, chuyển ngữ khá mượt, còn có chú giải chi tiết về trích dẫn, điển tích điển cố, thơ ca… Hơn nữa, trong truyện phần từ ngữ nào nên giữ để đảm bảo không khí phong kiến cổ đại, phần từ ngữ nào có thể chuyển để mượt mà dễ hiểu cũng được bạn edit gia giảm phù hợp. Sau khi đọc, mình đoán bạn edit có một sự hiểu biết và quan tâm nhất định đế Hán ngữ bởi mình thấy có chú thích cả bộ chữ Hán tượng hình trực tiếp trong truyện, dù là đoán thôi nhưng minh biết người edit có tâm mà. Rất dễ hiểu!

Còn kể đến điểm trừ, U Linh đã để cho Phù Đồ lấy khá nhiều “chất xám” của các nhà tư tưởng lớn, nhà văn, nhà thơ lớn, từ Lí Bạch đến Bạch Cư Dị, từ Đạo giáo đến Phật giáo… Phải nói rằng khi nhân vật chính lấy thơ ca, lý luận của cổ nhân để đối đáp, sử dụng thì theo sự suy diễn hiển nhiên là các nhân vật cổ đại sẽ tưởng những thơ ca, lời nói đó là của nhân vật chính. Chưa kể là lấy phát minh như: giấy, quạt gấp, Tứ khố toàn thư… Vậy thì, vậy thì chẳng phải các vị cổ nhân chân chính sẽ đau lòng lắm sao? Mặc dù tác giả có chú thích, trích dẫn đầy đủ thì không tránh khỏi mạch suy diễn là nhân vật chính đã lấy kiến thức được tích lũy ở thời hiện đại ra dùng làm “vốn” cho mình. Dù vậy, mình cũng hiểu rõ việc này là khó tránh. Chung quy lại, cốt truyện ổn, vững.

Tiếp theo là về văn phong và lối viết, bút pháp tả cảnh của U Linh súc tích nhưng đầy đủ, giản lược nhưng ấn tượng. Cảnh tuy không được chú trọng nhiều nhưng đủ để nắm được không gian của truyện. Và để phù hợp với bối cảnh phong kiến cổ đại, tác giả đã vận dụng bút pháp ước lệ tượng trưng khá nhiều trong việc mô tả người (tả Phù Đồ). Dù có đôi lúc mình cảm nhận là ước lệ hơi lố, nhưng biết sao được, bút pháp ước lệ thì phải vậy thôi.

Ngoài ra “Bất tiếu Phù Đồ” còn có yếu tố “nữ phẫn nam trang” hết sức, ờm, vững chắc. Thứ nhất, ngoại trừ bạn đọc biết thân phận của Mặc Phi – Phù Đồ và được nhắc đi nhắc lại trong truyện thì mãi đến gần cuối vấn đề giới tính thật mới lộ tẩy, mà chỉ ít cực ít nhân vật biết. Thứ hai có quá nhiều nam tử mê đắm phong thái và nhan sắc của nữ chính mà mạnh dạn bày tỏ tình cảm dù không mảy may nghi ngờ giới tính của Phù Đồ. Thứ ba, thời đại được mô tả là “thích là quất bất chấp giới tính”, quả là phóng khoáng. Và còn một số yếu tố nữa đã làm mình không tránh khỏi cảm giác đây là sự hòa trộn của ngôn tình và đam mĩ. Cho nên phải nói: “Bất tiếu Phù Đồ” lược đi việc “người đọc biết tất” thì rất có phong thái của đam mĩ nha.

Về nhân vật, nói đến tuyến nhân vật chính là: Mặc Phi (Phù Đồ) và Vu Việt thì hai nhân vật này được tác giả xây dựng khá thành công.

Đặc biệt là nhân vật chính Mặc Phi, Mặc Phi (hay còn được biết là Phù Đồ) là một cô gái thời hiện đại, theo ngành khảo cổ, trong một lần đi khảo cô thì xuyên không đến cổ đại. Phải nói rằng tác giả khá thông minh trong việc xây dựng thân thế thật sự của Mặc Phi để giảm bớt rất nhiều nghịch lí: Một, vì Mặc Phi theo ngành khảo cổ học, quen thuộc với công việc khảo cổ vậy nên đã giải quyết được vấn đề khả năng sinh tồn và kiến thức. Hai, Mặc Phi là cô nhi, giảm bớt gánh nặng gia đình ở thế giới cũ. Ba, cũng chính vì là cô nhi nên người thầy nuôi dạy Mặc Phi đã giúp cô tích góp kiến thức cũng như rèn giũa tâm tính, tạo nên những nền tảng thiết yếu trong tính cách và phẩm chất của nữ chính. Người thầy như người cha có công dưỡng dục ấy đã góp một phần rất lớn vào việc làm nên một hình tượng Phù Đồ thông tuệ, thanh cao, lương thiện… Qua đó, có thể thấy quan niệm nhân sinh được lồng vào truyện: hướng tới tấm lòng lương thiện, một ý chí mạnh mẽ và một tâm hồn cao cả mà đầy sức sống… Mặc Phi hay Phù Đồ đã rất nhiều lần nhấn mạnh mình là một con người hết sức bình thường, cũng đầy hỉ, nộ, ái, ố, mà quả thật là vậy. Song như vậy lại càng làm nhân vật thật hơn và đồng thời cũng đề cao được khát vọng sống, khát vọng hướng thiện của con người và khát vọng vượt qua gông cùm của trọng nam khinh nữ được tác giả gửi gắm qua nhân vật Mặc Phi. Nếu cái tên Mặc Phi đại diện cho thân phận thật sự của nữ chính, thì Phù Đồ, đã hơn là một nhân vật, chính là hình tượng. Như phản ứng của nhân vật Minh Hàn khi biết được sự thật: “Thậm chí hắn còn chẳng có một chút biểu cảm kinh ngạc đối với thân phận nữ tử của Phù Đồ, đối với hắn mà nói, tài năng không liên quan gì tới giới tính”.

Còn với nam chính Vu Việt: tài trí, có, địa vị, có, tàn nhẫn, có, thâm tình, có. Song mình thật sự không ấn tượng nhiều về anh ta lắm, ngoại trừ tình yêu dành cho Phù Đồ. Không phải là Mặc Phi, mình dùng là Phù Đồ bởi tình yêu đó vượt qua cả giới tính. Vu Việt yêu Phù Đồ, bởi Phù Đồ là Phù Đồ. Nếu Mặc Phi là khẳng định cho giới tính thật, thân phận thật thì Phù Đồ chính là khẳng định cho tài năng và phẩm hạnh của một bậc hiền tài. Phải khẳng định, con người đúng của Vu Việt không hề thích đàn ông, không có khuynh hướng nam phong. Vu Việt yêu tài trí, yêu nhân cách và yêu cả diện mạo của Phù Đồ. Chỉ một lần Vu Việt hơi nghi ngờ giới tính của Phù Đồ nhưng hơn thế chắc hẳn không dưới ngàn lần Vu Việt thật sự cầu mong Phù Đồ là nữ, bởi khao khát hay đúng hơn là dục vọng độc chiếm Phù Đồ. Mình thấy, Vu Việt thật sự có một chút ám ảnh với Phù Đồ, không phải là yêu đến thâm tình mà là cái dục vọng đến tột cùng được chiếm lấy cả trái tim lẫn thể xác của Phù Đồ. Là đàn ông, bất chấp, là quân thân, bất chấp… khoảng cách có lớn đến mấy, hắn cũng quăng sau đầu, bất chấp mà thân cận với Phù Đồ. Đến khổ, mình đọc mà thấy ổng kiềm nén quá trời, ổng mà biết sớm Phù Đồ là nữ thì chỉ hận không thể ăn tuôi nuốt sống mẻ. Mình một mực ủng hộ quyết định che giấu giới tính của Mặc Phi, quyết định quá đúng đắn.

Đến đây thì khá dài rồi, mình muốn nói thêm xíu về tuyến nhân vật phụ, một số người mình còn thích hơn cả nam chính.

Đầu tiên phải kể đến là Trạm Nghệ, một oán linh, một vong hồn vì nợ tộc thù nhà mà phải chịu đày đọa nơi trần thế. Oán hận của Trạm Nghệ, giác ngộ của Trạm Nghệ, tài năng của Trạm Nghệ và tình cảm của Trạm Nghệ. Biết rằng trong rất nhiều nhân vật yêu Phù Đồ thì mình thích nhất tình cảm của Trạm Nghệ với Phù Đồ. Tình cảm ấy lướt nhẹ qua như môi hôn phảng phất của Trạm Nghệ khi từ biệt Phù Đồ, tình cảm ấy sâu đâm như chính vong linh của Trạm Nghệ phải tách làm đôi, một phần lưu lại với Phù Đồ. Siêu độ rồi nhưng không đi được, tình yêu ấy dù đã trả thù, dù đã giác ngộ, dù phải đi nhưng vẫn là, không đi được. Dù chỉ còn là một mảnh vong linh vẫn nguyện ý lưu lại bên Phù Đồ. Cách Trạm Nghệ ở bên như một người bạn, một thần hộ mệnh, không biết bao lần cứu Phù Đồ khỏi nguy nan… Mình thích tình cảm đó hơn là một Vu Việt chỉ muốn độc chiếm Phù Đồ.

Tiếp theo là người thầy, tuy là nhân vật mờ nhạt, chính là nhân vật phụ của phụ nhưng vì sự ảnh hưởng to lớn và là đại diện cho ơn dưỡng dục nên mình rất thích.

Còn có Cô Hạc, một tình yêu đứng sau, một tình yêu chỉ có thể ngưỡng vọng mà đầy bất lực. Nếu như Tê Túc còn ráng “giựt cô hồn” được một hai lần thì Cô Hạc chỉ có thể chạy theo sau Phù Đồ, một lòng mong muốn bảo hộ cho Phù Đồ. Hành trình tìm kiếm Phù Đồ sau khi tách nhau trong chiến loạn cũng như chính tình yêu của Cô Hạc, chỉ có thể dốc sức kiếm tìm, từ đầu đã biết là ngưỡng vọng cao vời, kết thúc lại chính là thấy đó, biết đó nhưng không có mảy may một cơ hội chiến đấu giành lấy người mình yêu. (Ai bảo mẹ nam chánh là vương chi dị? Làm người ta không có lấy một bối phận để tranh đấu nữa). Tuy không có thân phận hiển hách như Vu Việt nhưng với mình Cô Hạc có đủ tư cách theo đuổi tình yêu đó. Khổ nỗi, cho đến về sau ngay cả một thân võ nghệ, khả năng duy nhất mà Cô Hạc có thể làm là bảo vệ Phù Đồ lại cũng hóa hư không khi mà Phù Đồ được vong linh Trạm Nghệ bảo hộ.

Kết lại, “Bất tiếu Phù Đồ” cũng đáng để đọc.

***

Thể loại: Xuyên không, nữ phẫn nam trang, HE.
Tình trạng: Hoàn.
Review bởi: Lê Yến (từ Hội Nhiều Chữ).
-----
  Chống chỉ định: 
- Không thích nữ chính "đạo" thơ của các bậc tiền bối. "Chôm" một số kiến thức tương lai áp dụng thời đại này. 
- Người có nhạy cảm với một số truyện viết dị bản về Phật giáo. 
- Không thích nam chính mất zin aka rau bẩn  ?
- Những người không thích nhiều nam yêu 1 nữ. 
 Giải thích một số chức vị trong tuyện:
- Lương tịch: gần như chứng minh nhân dân vậy, nó xác định thân phận cho mỗi người. (Nô < Bình, Lương < Quý < Vương, hai loại đầu không có đặc quyền gì cả, sinh tử đều bị các quý tộc nắm giữ)
- Thời này các hiền tài sẽ tự tiến cử với quý tộc, ai đạt yêu cầu sẽ có một chức vị ổn định, làm quân sư đề ra các sách lượt cho chủ công. (khách khanh < thực khách < thượng khanh).
  Review: Lưu ý có 1 số tình tiết #spoil nhé  ?
  Thời "Chiến quốc" của một thế giới không có thật trong lịch sử, tồn tại 4 cường quốc đấu tranh lẫn nhau. Vu Việt (nam chính) tay nắm đội quân Hắc Thiết Kỵ hùng mạnh, từ mười mấy tuổi đã gia nhập quân doanh, bảo vệ Chiếu Quốc. Dưới hắn hiện có 5 thượng khanh đắc lực, lần lượt là Hiền sư Lư Khâu, Thiên tài Minh Hàn, Trí tướng Ngư Gia, Kiếm cuồng Phổ Trúc và Tửu khách Mục Tàng. Những người này đều vượt qua bao nhiêu khảo nghiệm, cả về kinh nghiệm sống cũng như tuổi đời từng trải cũng đủ để phò tá một bậc quân vương tương lai. 
Bỗng một ngày, một tên tự xưng là Phù Đồ, xin yết kiến ta (Vu Việt). "Hắn" (Phù Đồ) đề ra các sách lược cải tổ nông cụ, khai hoang đất đai... Mà chưa có ai từng nghĩ tới. Chỉ với điều đó đã cho thấy "hắn" xứng với hàng thượng khanh rồi. 
Càng về sau, "hắn" càng làm cho ta ngạc nhiên. Không biết cái đầu nhỏ ấy còn không nghĩ ra được cái gì nữa không. Ta nâng "hắn" lên làm thượng khanh, đúng là có rất nhiều người phản đối và không phục. Hắn chỉ cần 1 tháng tạo ra 3 thứ cũng đủ để thu phục lòng người. Thứ đầu tiên là giấy. Mềm, mỏng, nhẹ, với cái thời đại chỉ dùng thẻ tre để viết, một bản tấu chương có thể phải nguyên một xe kéo mới đủ, thì giấy là một phát minh cực kỳ vĩ đại vào thời điểm này. 
Ta biết hắn là nam tử, nhưng không thể kiềm lòng yêu hắn. Trong thâm tâm ta đã từng khinh bỉ nam phong. Nhưng tại sao với "hắn" ta lại để ý đến thế. Nhiều lúc thấy "hắn" tiếp xúc với một nam nhân nào khác, ta đều từng nghĩ biến "hắn" thành người của mình rồi nhốt ở bên cạnh. Nhưng ta biết "hắn" có lí tưởng của "hắn", một con chim ưng phải được bay lượn trên bầu trời tự do, thỏa sức thể hiện bản lĩnh của mình....
Mặc Phi thân là nữ tử, là một nhà khảo cổ học thời hiện đại. Không may vì một miếng Ngọc Phù đã kéo mình về dị thế không có thật trong lịch sử. Ở cái thời đại nam nhân có chút tư sắc còn phải làm nam sủng hầu hạ người có quyền thế, thì địa vị nữ nhân chả đáng một đồng xu. Nàng quyết định phẫn nam trang, từ nay đến chết không công khai giới tính thật của mình, nàng lấy tên là Phù Đồ. Từ đây nàng là "hắn", "hắn" là nàng. 
Kế hoạch sau đó là tìm một "chỗ dựa" vững chắc để không ai có thể ép buộc nàng nữa. "Hắn" tính tiến cử vào phủ Đại vương tử, ai ngờ trời xui quỷ khiến, gặp phải Nhung Trăn Vương - Vu Việt, kẻ khét tiếng máu lạnh, cái "danh" giết người-giết địch nổi tiếng khắp tứ quốc.  ? 
"Hắn" nhờ vào tài trí của mình, đã phò trợ chủ công từng bước đoạt thiên hạ. Trong cuộc hành trình ấy, dần dần hé lộ sự thật về Ngọc Phù, về sự tồn tại của "hắn" ở dị giới này. "Hắn" có lòng nhân hậu, từ bi, "hắn" dùng lòng cảm hóa của mình đến với tất cả chúng sinh, an ủi linh vong người đã khuất, siêu thoát cho oán linh... Người ta gọi "hắn" là "Thánh nhân Phù Đồ", xây tượng thờ ở khắp mọi nơi. Từ đó cũng tạo ra Phật giáo, lấy "hành khổ" làm gốc, đi khắp nơi cứu giúp chúng sinh, không quảng ngại thâm sơn cùng cốc. Cái tên "Phật (Phù) Đồ" cũng như 36 vị hành giả Phật Đồ đã lưu danh thiên cổ. 
Minh Hàn tiên sinh từng nói: 
"Phượng không về tổ, con rồng hung bạo đó tác loạn, tiếng ai oán thấu khắp triều đình."
"Một Phù Đồ có thể giải quyết được mười con rồng nghịch thiên hạ."  
Trung Hoa thời Hán có Hán Ai Đế cùng Đổng Hiền, tại nơi đây Chiếu Vương cùng Mặc quân Phù Đồ vẽ nên bức tranh "đoạn tay áo chi phích" lưu truyền mãi về sau.
  Một số nhân vật khác:
- Trạm Nghệ - oán linh của một vị tộc trưởng không bảo vệ được dân tộc mình. Ở lại trả thù hàng trăm năm, nhưng vì sự cảm hóa của Phù Đồ và Ngọc Phù đã giải hết khúc mắc. 
- Tê Túc - một tên nam nhân ưa sự ám toán  
 Đánh giá bản thân: 9/10.
Thật sự đây là một bộ truyện rất đáng đọc, nó là nguồn cảm hứng đã lôi kéo mình ra khỏi ổ lười không đọc ngôn hơn nửa năm nay  
- Giọng văn ổn, edit mượt mà, dễ hiểu. 
- Tuy tác giả lồng một số triết lí Phật pháp nhưng không khó hiểu, dễ dàng tiếp nhận và thấy rất tự nhiên. 
- Nam nữ chính yêu nhau nhờ trải qua gian khổ cùng nhau, không phải thể loại yêu như thế nào mà độc giả còn không biết  =))
- Nữ chính buff rất nhiều, không gì là không làm được. Nhưng tác giả xây dựng nhân vật rất tự nhiên, không gượng ép, cần thì làm, không thì vẫn có sự khiêm tốn nhất định  


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000