DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Billy Bat là một tác phẩm với tình tiết lôi cuốn đan xen giữa hai bối cảnh thực hư hư thực.
Bộ truyện mà các bạn đang đọc do Naoki Urasawa hợp tác cùng Takashi Nagasaki ( Chủ nhân của các manga kinh điển như Monster, 20th Century Boys, Master Keaton, Pluto) sáng tác.

Billy Bat không được đánh giá cao như những tác phẩm trước nó của Naoki Urasawa (Như 20th Century Boys hay Monster), nhưng những gì đặc sắc làm nên nét riêng của tác giả vẫn không hề suy giảm. "Truyện lồng trong truyện" chính là điểm đặc sắc của bộ truyện này. Với nét vẽ không cầu kỳ hoa mỹ, tác phẩm sẽ đưa bạn vào một thế giới huyền bí giữa những năm tháng lịch sử sau khi Mỹ ném 2 quả bom xuống nước Nhật.
Nhân vật chính là một họa sĩ truyện tranh Kevin Yamagata người vẽ Billy Bat cho Marble Comics. Chú dơi Billy và cả đời sống của chủ nhân nó (Kevin) cùng xuất hiện trong một tác phẩm. Sự đan xen giữa hai bối cảnh tạo nên những tình tiết cực kì cuốn hút với những điều bí ẩn khiến chúng ta luôn phải tò mò đón xem.
Các fan của truyện phiêu lưu, trinh thám, viễn tưởng, thế giới ngầm không nên bỏ qua tác phẩm tuyệt vời này.
***
REVIEW X ANALYSE
BILLY BAT: TỰ DO Ý CHÍ VÀ THUYẾT VĨNH CỮU
Manga: Billy bat.
Authors: Naoki Urasawa & Takashi Nagasaki.
Genres: Mystery, Drama, Historical, Supernatural, Psycho, Seinen.
Cảm giác sau khi đọc xong Monster:
“ Đây chắc hẳn là đỉnh cao sự nghiệp của Naoki Urasawa rồi”.
Cảm giác sau khi đọc xong 20th century boys:
“ Chắc chắc 100% là lão đã dùng hết tinh hoa trong bộ này rồi”.
Sau khi đọc xong Pluto:
“ Dude, just stop making masterpieces, lol”.
Xong Billy bat:
“ Okay, you won...What a beast!
Có một sự thật là người viết biết đến Billy bat cũng khá lâu, trước cả khi trở thành một fanboi chính hiệu của Osamu Tezuka. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ấn tượng của mình đối với dơi thám tử… không được mạnh cho lắm@. Có lẽ do ảnh hưởng của 20th century boys và Pluto đối với người viết vào lúc đó quá sâu đậm nên mình đã không nhìn ra được sự kì diệu ẩn chứa bên trong Billy bat. Đến nỗi mà mình chỉ đọc đến chap 60 (bằng đúng số chap mà lão v4v dịch@) và cũng chẳng buồn mò bản eng xem nốt. Billy bat lúc đó, đối với mình chả khác gì một bằng chứng cho thấy Urasawa-sensei vẫn còn là một con người bình thường, vẫn có lúc lên xuống trong sự nghiệp. Tuy nhiên, sau khi cày lại bộ này với ánh mắt nghiêm túc thì người viết xin lấy danh dự ra mà đảm bảo: Billy bat là một kiệt tác không kém cạnh gì so với Monster hay 20th century boys, thậm chí xét về độ deep, dơi thám tử còn nhỉnh hơn cả 2 bộ kia!
Đây không phải nâng bi quá đà. Ai đọc qua 2 bài review 20th century boys vs Monster thì đều biết thằng này cuồng 2 bộ trên ra sao rồi@_@. Thế nên việc thừa nhận Billy bat vượt trên 2 “đứa con cưng” kia quả thật là không hề dễ dàng tí nào.
“COMICS SHOULD BE EASY FOR EVERYONE TO PICK UP AND READ. AND EASY FOR THEM TO UNDERSTAND”-SAID BY MỘT GÃ MANGAKA TÓC XÙ NÀO ĐÓ
Bài review dưới đây chỉ có một mục đích duy nhất: Chứng minh câu trên là hoàn toàn dối trá!
E hèm. Như thông lệ, vì đây là review về truyện của Urasawa nên bố cục sẽ chia làm 2 phần:
+Review: Dành cho những ai chưa từng nghe hoặc xem qua Billy bat. Bao gồm giới thiệu sơ về cốt truyện, tuyến nhân vật và nhận xét của người viết. Sẽ cố gắng hạn chế spoil hết mức có thể.
+Analyse: Dành cho những ai đã xem qua Billy bat, fan hardcore và muốn tìm hiểu sâu về bộ này. Bao gồm phân tích nhiều hết mức có thể các references của bộ này và giải mã cái kết truyện.
REVIEW:
“ ~Billy Bat, Billy Bat,~ ~Billy, Billy Bat~ ~Grant My Wish, Billy Bat~. “
Trước từ lúc vũ trụ hình thành.
Cho đến khi thời gian kết thúc.
Nó đã xuất hiện, đang xuất hiện và sẽ xuất hiện.
Mỗi khi vũ trụ, trái đất và loài người lâm nguy.
“Dối trá, ngu xuẩn, hèn nhát, loài người thật hết thuốc chữa, sao không để chúng chết quách hết đi?”
“Trắc ẩn, kiên trì, dũng cảm, đừng nói thế, loài người vẫn còn hi vọng!”
Trắng và đen. Sáng và tối.
Chả ai biết chúng cãi nhau từ khi nào.
Cũng chả ai biết khi nào mới chấm dứt.
Chỉ biết rằng
Chúng đã ở đó, đang ở đó và sẽ ở đó
Cười nhạo lên sự yếu đuối của loài người. Nhưng đồng thời cũng tán thưởng cho sự mạnh mẽ của họ.
Chiến tranh và hòa bình, tuyệt vọng và hi vọng.
Look, up in the sky!
It’s a bird, it’s a plane, it’s…
BILLY BAT!
CỐT TRUYỆN:
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1949 ở nước Mỹ. Kevin Yamagata, một họa sĩ truyện tranh người Mỹ gốc Nhật (comic) đang nổi tiếng với nhân vật Billy bat lừng danh. Một ngày nọ, 2 cảnh sát xông vào phòng làm việc của Kevin vì nghi ngờ căn phòng đối diện là nơi ẩn thân của gián điệp Liên Xô. Một viên cảnh sát tình cờ nhận ra và khẳng định rằng mình từng nhìn thấy nhân vật Billy của Kevin trong một quyển truyện tranh ở Nhật.
Lòng tự trọng bị tổn thương, anh giao lại Billy bat cho trợ lí của mình là Chuck Culkin và đích thân sang Nhật để làm rõ sự thật. Tại đây, Kevin không chỉ phát hiện đứa con tinh thần của mình chỉ là “hàng nhái” do anh vô tình nhìn thấy của một mangaka người Nhật, mà còn vướng vô những âm mưu, tội ác kinh hoàng có khả năng thay đổi cả lịch sử thế giới. Không dừng lại ở đó, Kevin bàng hoàng khi nhận ra nhân vật Billy bat mà anh tạo ra, có liên quan mật thiết đến một cuộn giấy cổ xưa chứa đựng một sức mạnh khủng khiếp: năng lực thay đổi quá khứ!
TUYẾN NHÂN VẬT:
Vì Billy bat sử dụng lối dẫn chuyện “nhảy timeline” giống 20th century boy (và nhảy cũng khá là hãi hùng) nên phần này sẽ có chút spoil nhẹ@_@
+Kevin Yamagata:
Protagonist của truyện, một họa sĩ comic người Mỹ gốc Nhật. Tác giả của loạt truyện tranh thám tử nổi tiếng Billy bat. Do thấm nhuần câu nói của người cha quá cố “ăn cắp của người khác là xấu lắm nha con-_-”, Kevin giao lại Billy cho trợ lý của anh và đích thân qua Nhật để ...xin phép tác giả gốc. Gấu chết, sự nghiệp bị thằng ất ơ nào đó chiếm đoạt, vẽ cũng phải vẽ chui vì… dính bản quyền, ăn hành từ đầu truyện, qua giữa truyện và đến cuối truyện vẫn ngập hành. Không nói quá khi cho rằng Kevin Yamagata là protagonist bị lão Urasawa ghét bỏ nhất trong sự nghiệp của mình@. Dù bị tác giả ghét bỏ nhưng ý chí của Kevin đã giúp anh vượt qua tất cả. Châm ngôn của anh là:
“VẼ. VẼ NỮA. VẼ MÃI”
+Kevin Goodman:
Protagonist...thứ 2 của truyện. Con trai của Tony (chủ tập đoàn Golden Cola, một người đàn ông da trắng) và Diane (công nhân của Golden Cola, một phụ nữ da đen). Nếu việc cha mẹ cậu thành đôi có thể xem như một phép màu thì việc Kevin được cứu bởi Kevin… Yamagata, để rồi sau này tiếp nối và gánh vác những gì ân nhân, sư phụ cậu để lại, hướng nhân loại đến cái kết đích thực của câu chuyện, quả thật vượt quá những gì ngôn từ có thể diễn tả được.
+Kiyoshi Kurusu:
Một sát thủ chuyên nghiệp nổi tiếng với đòn karate tất sát. Kẻ đáng sợ đến mức khiến con dơi tăng động của chúng ta hít thở chung bầu không khí thôi cũng thấy khó chịu@. Không ai biết thân phận thật của gã hay gã làm việc cho ai. Chỉ biết rằng Kurusu cũng đang theo đuổi sức mạnh của cuộn giấy và hắn sẽ hạ bất kì ai ngáng đường-_-
“KARATE CHOPPPPPPP”
+Henry Charles Devivie:
Lại… một sát thủ chuyên nghiệp nữa. Là một fanboi của Walt Disney, lộn, Chuck Culkin fake, Devivie ngoài công việc đi khắp nơi gom đất xây Billy Land thì còn có nhiệm vụ xóa sổ bất kì kẻ nào dám vẽ Billy bat ngoài fake-sensei. Từ một gã mà bất kì ai cũng phải thốt lên “what’s wrong with this guy???” cho đến một trong những nhân vật được yêu thích nhất bộ truyện. Cách Urasawa xây dựng và phát triển nhân vật Devivie chỉ có thể miêu tả bằng hai từ: TUYỆT VỜI!
“LÁO VỚI CHUCK-SENSEI LÀ TAU CHO BAY MÀU”
+Billy bat:
Suýt nữa là quên con dơi tăng động của chúng ta@. Một sinh vật bí ẩn, không ai biết nó từ đâu chui ra. Nhưng nghe đồn rằng ai nắm được cuộn giấy, tức thao túng được con dơi, sẽ có khả năng thay đổi lịch sử thế giới. Con dơi này cũng nhúng mũi vô hầu hết các sự kiện nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Từ sự kiện Juda phản Chúa, thánh Francis Xavier đi truyền giáo, Oda Nobunaga tấn công Iga cho đến chiến tranh Triều Tiên, ám sát Kennedy, vụ khủng bố tòa tháp đôi,..
“MẤY EM CỨ VIỆC ƯỚC, CÒN LẠI ĐỂ ANH LO”
CẢM NHẬN
Well, nói thế nào nhỉ? Ấn tượng đầu tiên của người viết đối với Billy bat là… nó rất dị!
Lần đầu xem Billy bat, đặc biệt là chap đầu tiên, mình đã phải dụi mắt và check lại 2, 3 lần xem có xem lộn truyện hay không, lol. Dù đó có là một bậc thầy manga như Naoki Urasawa thì cái ý tưởng kết hợp manga với comic lại với nhau, dùng comic để tác động vào manga và ngược lại,vẫn vô cùng mạo hiểm và táo bạo. Sự thật thì trong giới manga, chưa có ai dám thử làm điều này, kể cả những lão làng như Osamu Tezuka hay 3F. Urasawa-sensei không chỉ là người tiên phong, mà còn biến cái mạo hiểm đó thành một lợi thế cạnh tranh cho Billy bat trước các đàn anh “sừng sỏ” của mình.
Vẫn theo phong cách cũ của Urasawa, cốt truyện của Billy bat khởi đầu bằng những sự kiện bình thường, nhỏ nhặt để rồi dần leo thang thành quy mô thế giới. Protagonist sẽ luôn mắc phải một sai lầm gì đó trong quá khứ, từ cái sai lầm đó, bóng tối được sinh ra rồi dần nuốt chửng tất cả. Tuy vẫn đi theo công thức đó, nhưng trong Billy bat lại có một khái niệm rất thú vị, đó là các nhân vật đều có khả năng tạo ra câu chuyện riêng của mình bằng những lựa chọn.
Nội dung trọng tâm của truyện vẫn xoay quanh hành trình của Kevin Yamagata và Kevin Goodman. Nhưng câu chuyện của 2 người này chỉ có vai trò kết nối các câu chuyện rải rác khắp Billy bat. Các câu chuyện trải dài xuyên suốt từ quá khứ đến tương lai. Mỗi câu chuyện đều có protagonist riêng của mình, tuy có chủ đề khác nhau nhưng đều được kết nối bởi hình tượng con dơi. Điều này làm cho người viết nhớ đến “life’s work” của Osamu Tezuka, kiệt tác Hi no tori. Nếu như ở Hi no tori, nhân loại qua vô hạn thời đại luôn khao khát sức mạnh của con chym lửa vo hox- sự bất tử, thì trong Billy bat, đó là nỗi khao khát thao túng thời gian.
Trong Billy bat, có 2 themes chính rất rõ ràng: Thay đổi quá khứ và dự đoán tương lai. Cái ghê gớm của Urasawa là ổng chỉ dùng 2 cái themes lộ rõ như ban ngày ấy để làm cái cớ, tấm bình phong nhằm che giấu đi những thông điệp ngầm bên trong (sẽ phân tích kĩ hơn ở phần Analyse). Và những thông điệp ngầm đó, hóa ra cũng chỉ là bước đệm cho một thông điệp cuối cùng, một thông điệp tối thượng. Tin mình đi, cái end của Billy bat, cái chapter cuối cùng đó, là minh chứng rõ ràng nhất cho đỉnh cao phong độ của Naoki Urasawa. Trong tất cả cái kết mà Urasawa từng làm, chưa có cái nào làm người viết ngộp thở, kinh ngạc hơn cái kết trong Billy bat. Bạn cứ tưởng tượng rằng, lão mangaka tóc xù của chúng ta cất công xây dựng hàng chục câu chuyện khác nhau, build up hàng tá nhân vật chất lừ, có chiều sâu. Thậm chí là lão thẳng tay khô máu với protagonist của truyện là Kevin Yamagata để cho Kevin Goodman lên thế chỗ, để rồi sau đó “lạnh lùng” ném Kevin Goodman sang một bên. Tât cả, tất cả chỉ để dành cho cái chapter cuối cùng đó. Nó không chỉ kết nối tất cả tình tiết trong truyện, tất cả ý nghĩa trong một khoảnh khắc mà còn giúp người đọc phóng tầm mắt của họ xa hơn, xa hơn những gì giới hạn trong những trang truyện. Để rồi những gì còn lại trong tim họ, không chỉ sự thỏa mãn, mà còn là thứ quan trọng hơn: Niềm hi vọng vào tương lai.
Bản thân người viết rất có thiện cảm với những tác phẩm nói về hi vọng. Vì đó là chủ đề chính của nền manga Nhật ngay sau khi kết thúc ww2, mà “God of manga” Osamu Tezuka là người tiên phong. Tuy nhiên, có vẻ như các mangaka sau giai đoạn Tezuka đã dần coi nhẹ, thậm chí quên lãng đi chủ đề này. Ngày nay, chúng ta có thừa những cảnh hành động mãn nhãn, những trận chiến long trời lở đất, những câu triết lí dông dài sáo rỗng và hàng loạt anti-hero, ngầu lòi boi nhạt toẹt, thiếu chiều sâu nhưng lại thiếu vắng cái tình người, cái nhân văn, những cảm xúc làm ta thổn thức, làm ta phải thốt lên rằng: “A, đây mới đúng là manga!”. Cái người viết thích nhất ở Billy bat chính là cách Urasawa-sensei khéo léo đưa vào truyện tất cả những giá trị xưa cũ của manga do Tezuka-sensei thiết lập. Thật hoài niệm làm sao khi biết rằng vẫn còn có người còn nhớ đến thông điệp “trân trọng giá trị sự sống” trong Black Jack, phản đối chiến tranh và kì thị chủng tộc trong Astroboy và Adolf hay thông điệp về tự do trong Hi no tori. Những thông điệp này thật ra không phải mới xuất hiện trong Billy bat mà ở những tác phẩm trước như Monster hay 20th century boys đã có từ lâu. Nhưng chỉ ở Billy bat, những thông điệp trên mới được tập hợp lại một cách rõ ràng và sâu sắc đến thế. Tuy là một fan cuồng của Tezuka nhưng Urasawa không để sự ảnh hưởng của thần tượng quá lấn lướt trên các tác phẩm của ông. Giống như 3F-sensei, Urasawa dùng những gì học được từ Tezuka để tạo ra chất riêng của mình. Có thể thấy rõ điều đó qua hình tượng con dơi tăng động của chúng ta. Lấy hình tượng từ chym vo hox bên Hi no tori nhưng Billy của chúng ta có một hướng đi rất sáng tạo, phá vỡ được cái khuôn mẫu do Tezuka đặt ra (mình sẽ phân tích ý này ở phần dưới).
Một cái hay nữa của Billy bat là khả năng tạo dựng các câu chuyện của Urasawa. Ổng vẫn giữ nguyên các sự kiện lịch sử, vẫn giữ lại cái kết và chỉ sáng tạo ra cái quá trình ở giữa. Nhờ vậy mà tuy dòng chảy lịch sử trong truyện vẫn liền mạch và logic nhưng không hề làm gò bó sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Judas vẫn sẽ phản Chúa, Xavier vẫn đi truyền đạo hay Lee Harvey Oswald vẫn sẽ dính vào vụ ám sát Kennedy,… Nhưng trong từng sự kiện, Urasawa lại thêm thắt các góc nhìn, những giả thuyết của ông. Và những gì ông thêm thắt, không chỉ để làm người xem tò mò, đắm chìm sâu vào cốt truyện mà còn là những chi tiết quan trọng phục vụ cho cái kết của truyện.
Điểm sáng khác của dơi thám tử là truyện có được dàn char vô cùng chất lượng. Ừ thì dĩ nhiên, chúng ta đang nói đến bậc thầy seinen manga, Naoki Urasawa mà. Tuy Billy bat không có những nhân vật thuộc hàng godlike như Johan, Tenma hay Kenji nhưng không vì thế mà ta đánh giá thấp khả năng xây dựng nhân vật của Urasawa trong bộ truyện này. Hai protagonist là Kevin Yamagata và Kevin Goodman được phát triển rất rõ ràng, có điểm nhấn. Motif thay protagonist ngay giữa truyện thì ta đã thấy qua ở 20th century boys. Tuy nhiên, nếu ở 20th century boys, Kanna tuy làm protagonist thay Kenji một thời gian nhưng khi về cuối, vai trò chính vẫn quay lại với Kenji. Ở Billy bat thì khác, sân khấu của truyện thực sự dành cho 2 nhân vật Kevin sự bình đẳng. Mỗi protagonist đều có vai trò riêng trong câu chuyện của chính mình, không ai lấn át vai trò của ai cả. Khi dùng xong Yamagata: “Ok, vai trò chú đến đây là kết thúc, nghỉ ngơi đi, có chuyện thì anh kêu lại”. Khi dùng xong Goodman: “Chú mày làm protagonist hơi bị lâu rồi đấy...”. E hèm, bên cạnh đó, người viết cũng rất ấn tượng cách ổng build up hai nhân vật Kurusu và Devivie, ngắn gọn, súc tích, đậm chất điện ảnh và dạt dào cảm xúc. Nó là mình nhớ lại cảnh bên bàn ăn của Dr. Tenma và Atom trong bộ Pluto, lời thoại tuy ít nhưng câu thoại nào đắt câu đó, không một chút thừa thải. Mình sẽ phân tích kĩ hơn về 2 tên này ở phần Analyse.
Điểm mạnh cuối cùng và có lẽ cũng là điểm yếu duy nhất của Billy bat: sự hack não!
“Xời, truyện Naoki Urasawa bộ nào chả hack não nhau, vẽ chuyện.”
Đúng, từ Monster đến 20th century boys hay Pluto, bộ nào cũng có khả năng thổi bay não của bạn. Tuy nhiên, ở Billy bat, bạn chắc chắn phải thốt lên rằng: “WHAT THE FUCK IS GOING ON??!”.
Chưa bàn đến những quả chuyển cảnh vô cùng ảo diệu từ comic qua manga hay những lý thuyết về không-thời gian, thuyết đa vũ trụ. Nội cái việc các nhân vật quan trọng trong lịch sử nhân loại lần lượt xuất hiện thôi cũng đủ khiến bạn phải hét lên trong sự phấn khích rồi. Coi truyện này tốt nhất nên đội thêm cái mũ bảo hiểm vì có Chúa mới biết lão mangaka tóc xù kia sẽ tổ lái bạn đến phương trời nào.
Thích timeskip thì Urasawa sẽ cho bạn timeskip. Nghĩ đến cái việc 2 đời protagonist đều trở thành người già thôi đủ khiến cho ngay cả fan ruột của lão cũng phải choáng váng.
Có lẽ vì nó quá hack não cộng thêm phong cách quá mới lạ nên Billy bat không được nhiều fan nước ngoài yêu thích như Monster hay 20th century boys, dù có là fan cứng đi chăng nữa. Ở VN, do vấn đề dịch thuật (chỉ mới dịch đến chap 60) nên không mấy người biết đến dơi thám tử. Hi vọng qua bài viết này, không chỉ nhiều người sẽ biết đến Billy bat hơn mà còn giúp cho những fan ruột của bộ này thấy được hết cái tinh hoa của Urasawa-sensei.
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xong thì ta qua phần tiếp theo@_@
ANALYSE
Phần này sẽ bao gồm các nội dung:
+ Phân tích các references thú vị trong truyện.
+ Phân tích 2 nhân vật Kurusu và Devivie và sự châm biến của Urasawa đối với chế độ toàn trị.
+ Hình tượng con dơi và cái kết truyện.
Như đã biết, Naoki Urasawa có sở thích khá kì quái là ổng rất khoái tra tấn người xem bằng mớ references. Sau đây là một số giải thích về các references mà người viết tìm được. Lỡ có bỏ sót gì thì xin thứ lỗi, vì mình không phải là thực thể toàn tri-_-
+Billy bat:
Tên gọi và hình dáng con dơi tăng động của chúng ta có lẽ được Urasawa lấy cảm hứng từ nhân vật Ogon bat (Golden bat). Ogon bat là một nhân vật do Suzuki Ichigo và Takeo Nagamatsu sáng tạo nên, ra mắt năm 1931 dưới hình thức kịch nghệ giấy (kamishibai). Ogon bat được xem là nhân vật siêu anh hùng đầu tiên của thế giới. Điều thú vị là nhân vật Zofu, một trong những họa sĩ đầu tiên ở Nhật vẽ Billy bat ban đầu vốn là một nghệ sĩ kamishibai.
Còn năng lực và danh tính con dơi có thể được lấy cảm hứng từ con chym vo hox trong bộ truyện Hi no tori của Osamu Tezuka. Sự bất tử của con chym và thay đổi quá khứ của con dơi đều đại diện cho khát khao chống lại những tắc luật trong vũ trụ của nhân loại. Cả hai đều là những thực thế quyền năng, con chym là “sứ giả của Chúa” còn con dơi thì “có tuổi ngang với Chúa trời”. Cả hai đều nhìn nhân loại với ánh mắt trung dung, không yêu thương cũng không thù ghét, đều đại diện cho sự cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.
+Vấn đề “đạo nhái” nhân vật Billy bat trong truyện:
Như ta đã biết, Billy bat được “đạo nhái” trong suốt lịch sử nhân loại, khởi đầu từ 1 gã tối cổ copy hình ảnh con dơi thông qua ánh trăng trong một cái hang cho đến khi Zofu copy từ Master của mình, rồi Kevin Yamagata copy từ Zofu, sau đó Chuck copy từ Kevin, rồi Goodman cũng copy từ Yamagata, sau này thánh Timmy copy từ cả Goodman lẫn Chuck. Túm lại, hàng tá người copy lẫn nhau một con dơi@_@. Tuy nhiên, tuy là copy lẫn nhau nhưng nhân vật Billy bat của mỗi người lại mỗi khác, đều mang cái dấu ấn cá nhân của riêng họ. Nếu con dơi của Kevin Yamagata mang một vẻ ngoài badass, nội dung nghiêm túc, theo hướng trinh thám và lồng triết lý đắc đíp (nói toẹt ra là giống cái lão tóc xù của chúng ta ấy@) thì con dơi của Chuck lại toát lên sự dễ thương, đáng yêu, nội dung nhẹ nhàng, theo khuynh hướng slice of life, adventure. Còn Billy bat của Timmy thì lại khác, nó chuyển đổi linh hoạt theo tình thế, lúc thế này, lúc thì thế kia. Nhưng khác với “trái tim công lý” toát ra từ con dơi của Yamagata, Billy bat của Timmy lại ẩn chứa bạo lực thái quá cũng như sự trống rỗng, giả tạo.
Cái references này có ý nghĩa rất rộng. Đầu tiên, nó nói về cái giai đoạn sau ww2 của ngành manga Nhật Bản. Khi đó, Osamu Tezuka, người được xem là dẫn đầu trào lưu manga giai đoạn đó thực ra bị ảnh hưởng rất sâu sắc bởi phong cách của hoạt hình và truyện tranh phương Tây, đặc biệt là hoạt hình của Walt Disney. Ông là fan cuồng của bộ “ Bạch tuyết và 7 chú lùn”, cuồng đến mức mà nghe đồn trong suốt cuộc đời, Tezuka đã cày bộ đó đến vài trăm lần, lol. Kiểu thiết kế nhân vật mắt to tròn nổi tiếng trong manga/anime sau này bắt nguồn từ các tác phẩm của Tezuka, mà nguồn cảm hứng chính lại là từ các nhân vật của Walt Disney@_@.
Chính bản thân Tezuka cũng nhiều lần thừa nhận một cách thích thú rằng ông chịu cảm hứng từ rất nhiều người. Ai ông cũng muốn học để rồi sáng tạo ra cái riêng của mình. Có một giai thoại khá nổi tiếng thời đó là khi trường phái Gekiga (drama picture), vốn lập ra để chống lại phong cách vẽ truyền thống của Tezuka đang thịnh hành và ngày càng phát triển. Đón nhận xu hướng đó, Tezuka thử nghiệm Gekiga lên các tác phẩm seinen nổi tiếng của mình như Adolf hay Hi no tori và gặt hái nhiều thành công, ông dùng Gekiga để “đánh bại” Gekiga ngay trên chính sân nhà của họ.
Có điều, tuy Tezuka thừa nhận học hỏi từ Walt Disney nhưng Disney thì có vẻ không… chơi đẹp cho lắm. Vụ Chuck fake lấy đi con dơi của Kevin Yamagata, rồi từ con dơi fake ấy tạo dưng nên cả tập đoàn Chuck Culkin rõ ràng là lão Urasawa đang đá đểu Disney vụ The Lion King đạo nhái Kimba The White Lion (Jungguru Taitei) của Osamu Tezuka. Mà Urasawa lại là fan cuồng Tezuka, thế nên bạn biết rồi đấy… E hèm. Còn chi tiết Billy bat của Timmy tràn ngập sự bạo lực, chiến tranh vô nghĩa thì như đã nói ở phần review, đó là cách nhìn của Urasawa đối với thực trạng của nền manga hiện nay. Và đó cũng là lời tri ân mà Urasawa dành cho Tezuka-sensei, người nổi tiếng bởi các tác phẩm về chiến tranh tuy khốc liệt, nhưng ẩn sâu trong đó lại là thông điệp về hòa bình và hi vọng, cũng như đá đểu nhiều mangaka bây giờ, lạm dụng quá nhiều chi tiết gore, bạo lực thái, lối sáng tác dễ dãi, thiếu nghiêm túc, nhiệt huyết.
+ ”I’m always watching over you”
Câu nói này của Billy bat phiên bản Chuck Culkin rõ như ban ngày là lấy từ câu khẩu hiệu kinh điển “ Big brother is watching you” trong tác phẩm 1984 của George Orwell.
+ Việc tập đoàn Culkin cho người tìm giết và thủ tiêu mọi tác giả Billy bat khác trên khắp thê giới:
Cũng lấy từ tác phẩm 1984, cụ thể là câu khẩu hiệu của Ocenia :” Kẻ nào kiểm soát được hiện tại sẽ kiểm soát được quá khứ, kẻ nào kiểm soát được quá khứ sẽ kiểm soát được tương lai”.
+ Chi tiết Francis Xavier gặp con dơi trong cái hang:
Theo một nguồn tin lượm lặt thì nghe đồn hồi đó Leonardo da Vinci từng đi vào một cái hang, sau khi đi ra thì ông bắt đầu tạo ra các bản vẽ về xe tăng, máy bay,… các kiểu.
+ Chapter “Ivan the fool”:
Chi tiết Kurusu dùng biệt danh Ivan để đáp lên mặt trăng lấy cảm hứng từ chapter “Ivan the fool” trong Astroboy của Osamu Tezuka. Tuy nhiên, trong Astroboy, Ivan không phải tên của nữ phi hành gia Soviet kẹt trên mặt trăng, mà là tên con robot đi cùng với cô và cô đơn trên đó sau khi cô qua đời.
+ Chapter “Kiyoshi’s life”:
Uhm, Urasawa dành nguyên chapter này để tái hiện lại nguyên cuộc đời và sự nghiệp của Osamu Tezuka nhằm tri ân “người thầy” của mình. Với tư cách là một fanboi chuyên nghiệp của Tezuka và đã thẩm qua vô số tài liệu về God, mình có nhận xét là Urasawa đã tái hiện khá chính xác và đầy đủ. Từ chi tiết đam mê animation hồi còn nhỏ xíu cho đến sự khuyến khích, động viên của cha mẹ ông đối với sở thích của con mình. Cảnh quê nhà Tezuka bị bỏ bom, quang cảnh tang thương của chiến tranh cũng như ý chí con người, niềm hi vọng, lạc quan về tương lai phía trước được thể hiện khá rõ ràng. Kế tiếp là những thành công trong sự nghiệp, những giải thưởng, thậm chí cả chi tiết vợ Tezuka- bà Etsuko, là fangirl của chồng cũng được lão cài cắm vô cùng tinh tế.
+Kanbei khắc tượng Phật- Yamagata mất cả 2 tay, cầm bút vẽ bằng miệng:
Hai tình tiết này lấy từ quá trình phát triển nhân vật Gaou trong Hi no tori arc Karma của Osamu Tezuka. Karma có thể xem như arc nổi tiếng và tiêu biểu nhất trong 12 arc của Hi no tori. Và dĩ nhiên, quá trình từ một gã giết người cướp của, sau giác ngộ Phật học, hiểu được chữ Nghiệp, trở thành một nhà điêu khắc tượng Phật của Gaou đã trờ thành niềm cảm hứng mạnh mẽ đối với Urasawa (bằng chứng là lão từng dùng cái reference này với nhân vật Otcho trong 20th century boys rồi@_@).
Trước khi đi vào phần hại não nhất của bài, người viết xin giới thiệu sơ qua cho bạn một khái niệm khá mới lạ: Eternalism (chủ nghĩa vĩnh cửu).
Vì khái niệm này vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người (dù rằng nó là một trong những cách diễn đạt về thời gian phổ biến nhất hiện nay) nên mình sẽ hơi dài dòng phần này.
Đầu tiên, vì sao mình nhắc đến Eternalism?
Có 2 lý do:
Thứ nhất, do Billy bat chịu ảnh hưởng rất nặng bởi Hi no tori, từ cách diễn đạt thông qua những câu chuyện độc lập được kết nối bằng một chủ đề xuyên suốt cho đến những triết lý mà nó chứa đựng. Trong Hi no tori, ở cuối arc Sun, Tezuka-sensei có nhắc tới một khái niệm rất lạ lẫm: Eternalism.
Theo lời của Saruta, thủ lĩnh quân cách mạng, kẻ sau khi lật đổ được chế độ độc tài “The church of Light” liền xây dựng nên một chế độ độc tài mới, còn tàn độc và nguy hiểm gấp bội: “The church of Shadow”.
“ Ta sẽ tạo ra một tôn giáo và dùng nó để khiến cho cả nhân loại phải phục tùng chúng ta!|
Nó dựa trên ý tưởng về việc tìm kiếm sự bất tử và hạnh phúc tối thượng.
Ta đã đặt tên cho nó rồi. Là chủ nghĩa vĩnh cửu!
Nó sẽ là thứ tôn giáo mang lại niềm vui sướng nhiều nhất
Nhân loại sẽ dùng kiến thức của chính mình và tạo ra cuộc sống vĩnh cửu!”
-Saruta-
Eh, vậy Eternalism là gì?
Thông thường, đa số mọi người thường cho rằng thời gian là một dòng chảy thẳng tắp, từ quá khứ đến hiện tại rồi tới tương lai. Quá khứ là thứ đã qua, không thể sửa chữa, tương lai là vô định, không thể biết trước. Chỉ có hiện tại là có thực mà thôi.
“The flow of time” hay dòng chảy thời gian diễn đạt thời gian bằng cách đặt nó trên một trục thẳng, hiện tại bây giờ, chỉ một khoảnh khắc rất ngắn sau thôi, sẽ trở thành quá khứ, còn tương lai lại tiếp tục trở thành hiện tại, cứ thế lặp đi lặp lại. Nhiều người cho rằng, những thứ ở quá khứ lẫn tương lai đều không tồn tại. Thí dụ, chúng ta biết đến sự tồn tại của loài khủng long là từ những hóa thạch cổ đại, hay chúng ta biết đến sự tồn tại của Adam Smith nhờ những ảnh hưởng của ông lên ngành kinh tế học như khái niệm phân công lao động, tự do thương mại,… Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những bằng chứng trên đột nhiên biến mất hay có ai đó cố tính xóa nó đi?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó xóa đi cái tên Adam Smith và thay nó bằng, tôi không biết, Karl Marx chẳng hạn??? Rồi dùng bạo lực để nhồi vào đầu người khác sự giả dối đó? Qua 2, 3 thế hệ, đảm bảo cái người tên Adam Smith đó sẽ không còn tồn tại trong trí nhớ của bất kì ai hay bất kì văn bản nào. Khi đó, dù Smith vẫn tồn tại trong dòng chảy khách quan của lịch sử, nhưng trong cái nhìn chủ quan của chúng ta, ông không hề tồn tại. Và vì tương lai là vô định, không biết trước nên dĩ nhiên không có thứ gì tồn tại sẵn ở tương lai cả. Ta gọi cách diễn giải này là Presentism (Chủ nghĩa hiện tại? Người viết cũng không chắc lắm về tên gọi này-_-).
Tuy nhiên sau khi Albert Einstein công bố Thuyết tương đối (Theory of Relativity), người ta biết rằng thời gian không phải như nhau với mọi người như Newton nghĩ mà là… tương đối.
Einstein chỉ ra rằng, thời gian phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người dựa trên chuyển dộng của họ.
Còn nhớ “bài giảng” của Chuck real về khái niệm không gian 4 chiều không? Đó chính là khái niệm space-time mà Einstein đề cập trong thuyết tương đối.
Không như Presentism, cho rằng chỉ hiện tại mới tồn tại. Eternalism khẳng định cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai đề cùng tồn tại một cách bình đẳng. Nếu ở Presentism, thời gian được diễn tả là “was/ is/ will” thì Eternalism sẽ là “is/ is/ is”.
Khó hiểu nhỉ? Sao quá khứ, hiện tại và tương lai đều có thể cùng tồn tại?
Bạn hãy tưởng tượng rằng cả cuộc đời của bạn là một ổ bánh mì dài ơi là dài. Bạn đem ổ bánh mì đó đặt lên một mặt phẳng. Tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra? Cảnh tượng bạn khóc lóc gọi mẹ thời bé, bịn rịn chia tay đám bạn trung học hay thẫn thờ nhận ra người cha nuôi dạy bạn bao năm đã qua đời, tất cả cảnh tượng đó đều diễn ra cùng một lúc nếu chúng ta quan sát cuộc đời như một mặt phẳng. Kì lạ quá nhỉ? Có cơ sở gì cho cách diễn giải thời gian này không?
Thật ra là có. Sau khi thuyết tương đối được công bố, nhiều người đã thử dùng thí nghiệm để chứng minh khái niệm space-time của Einstein. Kinh điển nhất vẫn là thí nghiệm về 2 cái đồng hồ y hệt nhau, một cái đặt dưới mặt đất, đứng yên. Cái kia thì đặt trên một chuyên cơ có tốc độ cao, bay trên bầu khí quyển, nơi có trọng lực yếu hơn so với mặt đất. Kết quả là sau thí nghiệm, 2 đồng hồ vốn giống nhau nay lại có sự lệch pha, cái trên chuyên cơ thì thời gian chuyển động chậm hơn so với cái dưới mặt đất. Nói cách khác, với góc nhìn của cái đồng hồ trên chuyên cơ, nó đã “di chuyển” vào lớp space-time phía sau của cái dưới mặt đất. Thế nên xét về lý thuyết, cái đồng hồ trên chuyên cơ đã thực hiện du hành thời gian, đi về quá khứ so với cái dưới mặt đất. Tuy nhiên, cái dưới mặt đất cũng thực hiện du hành thời gian: nó đi vào lớp space-time phía trước của cái trên chuyên cơ! Hiện tại của bạn có thể là quá khứ của người kia, còn tương lai của người khác có thể chính là hiện tại của bạn. Nghe hơi trừu tượng nhỉ? Nhưng nếu bạn nhìn dòng thời gian dưới dạng những lát cắt thì cũng không quá khó để hình dung@
Uhm, vậy khái niệm Eternalism trên có liên quan gì đến Billy bat?
Còn nhớ 2 cái theme chính mà mình đã đề cập ở phần review không?
Thay đổi quá khứ và dự đoán tương lai!
Eternalism cho rằng quá khứ, hiện tại và tương lai đều cùng tồn tại. Vì vậy nên có một số ý kiến (thực ra là hầu hết những người mới tìm hiểu về Eternalism cũng thắc mắc cái này) cho rằng: Nếu tôi có thể đi tới những lớp space time phía sau, liệu tôi có thể thay đổi quá khứ? Nếu tôi có thể đi vào những lớp space-time phía trước, nghĩa là tương lai của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta vốn đã tồn tại, vốn được sắp đặt trước? Nếu như vậy thì… tôi và bạn, chúng ta liệu có tự do ý chí hay không? Tôi đọc quyển sách này, ăn món này, uống món kia, nói lời chào hỏi với người mà tôi yêu thương, xúc động đến rơi nước mắt khi đọc được một kiệt tác. Liệu… tất cả điều đó có phải do ý chí của tôi quyết định không? Hay tôi chỉ là một nhân vật trong quyển sách bị thao túng bởi tác giả, một con rối của thứ có tên là “Số phận” ?
“When people are born, they’re destinated to die.
There’s no life without death
There’s no joy without suffering.
It’s just simply the way of things.
But there’re some born in this world
They refuse to accept destiny
They fight to defeat fate
They seek the one who can gain everlasting life.
THE PHOENIX!”
Trong Billy bat có vô số nhân vật như vậy, tôi xin kể bạn nghe về 3 trong số họ:
Đầu tiên là Henry Charles Devivie. Cuộc đời của gã sát thủ này là một chuỗi bị kịch. Sinh ra thiếu thốn tình cảm của cha (vì cha ổng vốn là kẻ giết người hàng loạt). Nỗi khao khát về một gia đình hạnh phúc ám ảnh Devivie đến mức khiến hắn trở thành một kẻ cuồng tín. Hắn giết người mà không chớp mắt, lạnh lùng, tàn nhẫn, tất cả là vì một mục tiêu mà hắn cho là cao cả, là cần thiết cho thế giới: bao thủ thế giới bằng Billy land!
“ Wahhh, giúp con với mẹ ơi!
Con không biết nên làm thế nào"
“Nói theo mẹ nào Henry.
Billy bat, Billy bat, Billy, Billy bat~
Grant my wish, Billy bat~”
“Nếu con đọc câu thần chú này, phải chăng những điều xấu xa con từng làm , những người tốt con từng giết, những sai lầm con từng mắc phải, phải chăng đều sẽ biến mất hết ư?
Thật kì diệu, ra đó là những từ ngữ có thể thay đổi quá khứ ư?”
“Chúng không thay đổi quá khứ, Henry ạ.
Chúng làm cho tương lai trở nên đúng đắn”
“Eh? EHHHHHH???”
Tôi cực kì ấn tượng với đoạn này của Urasawa-sensei.
“Mẹ ơi, con không hề sai! Billy của con là đúng đắn, là tuyệt vời.
Billy của con lan tỏa hạnh phúc đến khắp nơi trên thế giới.
Con tạo ra hạnh phúc cho trẻ em khắp thế giới, tạo ra một thế giới hòa bình.
Billy land sẽ là nơi của những giấc mơ tuyệt vời nhất, được cả người lớn lẫn trẻ em yêu thích.
Mọi người sẽ tươi cười. Sẽ không có một đứa trẻ nào phải buồn rầu.
Những người cha tuyệt vời và những người mẹ tốt
Tay trong tay, sánh bước cùng nhau.
Mùi bỏng ngô thơm nứt mũi xuất hiện ở góc phố kia
Còn bên kia đường, lại có một cuộc diễu hành.
CHA ƠI, MẸ ƠI! CHẲNG LẼ ĐIỀU ĐÓ NGHE KHÔNG VUI HAY SAO?
CHẲNG LẼ ĐIỀU ĐÓ… NGHE KHÔNG VUI HAY SAO?”
Sự chuyển cảnh từ truyện tranh của Kevin Yamagata ra đời thực, khi Devivie vừa lặp đi lặp lại niềm tin không tưởng của mình, có thuyết phục bản thân đã làm điều đúng đắn nhưng cùng lúc đó, con tim hắn mách bảo hắn sự thật, niềm tin đổ vỡ, ánh mắt đầy vẻ cuồng tín trước kia nay lại tràn ngập nước mắt. Đây là một trong những cảnh khiến người viết ấn tượng nhất trong nhiều năm đọc manga của mình. Quá thiên tài và xuất sắc!
Kế tiếp là Kurusu. Tương tự như Devieve, một sát thủ chuyên nghiệp như Kurusu cũng có một cuộc đời, nói văn hoa là bi kịch mà nói dân dã và thẳng thắn thì là : “Chả khác gì đống cứt!”.
Cha là thành viên của phe đỏ, mẹ thì có gian tình với gã cảnh sát mật giết cha cậu, niềm hi vọng nhỏ nhoi cuối cùng là một người đàn ông hứa dạy cho cậu vẽ thì một đi không trở lại. Sau lại ăn quả động đất mất luôn cả nhà lẫn mẹ, thật khó trách khi Kurusu trở nên oán hận cả thế giới.
“Ta đã tước đoạt biết bao mạng sống, chơi đùa với biết bao số phận của người khác.
Ta muốn nắm giữ thứ định mệnh ngu xuẩn của thế giới này trong lòng bàn tay.
Nếu ta ước bây giờ, liệu có phải thế giới sẽ bị hủy diệt không?
Đó chính là điều mà ta khao khát nhất đấy!
Ta là kẻ tệ hại nhất. Cuộc đời ta chả khác gì đống cứt! Tất cả đều là lỗi của mi, con dơi khốn kiếp!
THẾ NÊN, HÃY HỦY DIỆT CÁI THẾ GIỚI CHẾT TIỆT NÀY ĐI!”
Cuộc đời Kurusu tăm tối đến mức mà Kevin Yamagata, dù tìm kiếm thế nào, cũng không phát hiện ra một tia sáng cứu vớt hắn.
Hai nhân vật Devieve và Kurusu đại diện cho 2 loại người. Kurusu- Defeatism (chủ nghĩa chiến bại), người luôn đổ lỗi cho mọi thứ, người mà “có cố gắng thay đổi chỉ vô ích, số phận đã định sẵn như vậy rồi) và Devivie- Aspirationism (chủ nghĩa khát vọng), tự tin thái quá vào bản thân, ngạo mạn cho rằng mình có thể làm được mọi điều, kể cả đi ngược với những tắc luật của vũ trụ, những sự thật hiển nhiên trong cuộc sống. Kurusu đổ lỗi cho số phận để trốn tránh những tội ác mà ông gây ra, còn Devivie thì muốn chống lại số phận bằng mọi giá, dù có phải hi sinh hay trả giá cao như thế nào đi chăng nữa. Billy land mà Devivie hằng mơ ước, một utopia mà Timmy xây dựng nên, cùng chỉ là một nơi để loài người tránh né sự thực phũ phàng, sống trong thứ hòa bình giả tạo, một “ốc đảo giữa cơn bão cát dữ dội”.
Chống lại số phận cũng không được, mà trách số phận cũng không xong. Vậy… con người phải làm gì mới đúng đắn?
Chúng ta đến với nhân vật cuối cùng, Kevin Goodman.
Ở chap cuối Billy bat, Kevin đã đối đáp với con dơi thế này:
“Người nói rằng thế giới này luôn tồn tại 2 loại người.
Kẻ nổi tiếng và kẻ không. Kẻ giàu có và kẻ nghèo. Người chiến thắng và kẻ bại trận.
Đó là những gì người nói.
Nhưng… ta cho rằng, còn có 1 loại người nữa.
ĐÓ LÀ LOẠI SẼ SỐNG SÓT. Dù có phải bò lê bò lết.
Đó là loại người luôn ước mơ. Và dùng hết sức để biến ước mơ đó thành hiện thực!
Người hỏi ước mơ của ta ư? Uhm, ta muốn truyền tải những cảm xúc này khắp thế giới thông qua truyện tranh.”
“Đúng vậy, đó chính là lý do cậu được sinh ra.
Đó là lý do mà mọi người cho cậu một phần sức mạnh, một phần ý chí của họ. Để cậu có thể sống sót và tiếp tục vẽ ra những trang truyện tuyệt vời.
Ta… không biết rằng liệu những bức vẽ đó có thể thay đổi thế giới không?
Nhưng… xin cậu đấy… đừng ngừng vẽ… đừng ngừng cố gắng!”
Thật ra thì, Eternalism chỉ là một giả thuyết thể hiện cảm nhận của ta đối với thời gian tại một lát cắt space-time. Người khác nhìn thấy tương lai của ta chẳng qua là họ nằm ở lát cắt thời gian sau ta, đó đơn thuần chỉ là cảm nhận tương đối của một người về thời gian. Vì vậy nên nhiều người, trong đó có cả người viết cho rằng Eternalism không hề mâu thuẫn với tự do ý chí.
“Tại sao người lại thao túng cuộc đời ta như vậy hả dơi?”
“Ta không thao túng gì cả, tất cả chỉ là những quyết định của cậu thôi”
“Liệu có phải ta đã quyết định sai”
“Dù là sai hay đúng, đó là quyết định của cậu, là ý chí của riêng cậu.”
Tưởng tượng rằng cuộc đời chúng ta là những quyển sách. Đúng, cái kết đã được viết sẵn ở trang cuối. Nhưng đó không phải do một tác giả nào đó từ bên ngoài, nằm ngoài quyển sách. Cái kết đó là do những trang sách trước góp phần tạo thành, là bởi những hành động, quyết định của chúng ta tạo nên. Chúng ta trở thành người kể chuyện của chính câu chuyện của mình!
Judas phản chúa, Xavier đi truyền đạo, Kanbei phản bội Iga, Oswald cứu Kevin Yamagata, để rồi Yamagata cứu lại Kevin Goodman,… Tất cả sự kiện đó, những đau khổ, vui buồn của nhân loại đều chỉ vì mục đích đó: Để Kevin Goodman có thể viết nên những câu chuyện lay động cả thế giới.
Và kìa, ở đâu đó trong tương lai xám xịt, có 2 người lính khác chiến tuyến. Lý tưởng, tổ quốc, danh dự. Họ gạt bỏ tất cả, gác bỏ mọi hận thù, xung đột chỉ để cứu đứa bé kia- một sinh mạng nhỏ nhoi, xa lạ. Để rồi cậu bé đó mỉm cười nói rằng:
“CHÁU SẼ HỌC THẬT GIỎI! ĐỂ RỒI SAU NAY, CHÁU CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI NÀY”
Thật là những lời nói đầy cảm hứng. Mơ mộng ư? Tôi dám nói vậy. Nhưng ai biết, liệu đứa trẻ đó sẽ làm được điều gì? Và có ai ngờ, liệu sẽ có những đứa trẻ giống như vậy tiếp tục xuất hiện trong tương lai hay không?
Tôi không biết. Nhưng tôi và bạn… hãy cùng ước nào:
“BILLY BAT, BILLY BAT, BILLY, BILLY BAT~
GRANT MY WISH, BILLY BAT~”
Review #Atom
Mời các bạn đón đọc Billy Bat  của tác giả Naoki Urasawa & Takashi Nagasaki.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000