Đã 6 năm trôi qua kể từ khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên. Tác giả đã nhận được nhiều thư của bạn đọc đánh giá cuốn sách, trao đổi những cảm tưởng của mình về các sự kiện được trình bày trên các trang sách, làm rõ thêm một số sự việc và thiết tha đề nghị nên tiếp tục kể về hoạt động của Bộ tổng tham mưu trong những năm chiến tranh đã qua. Để đáp ứng những nguyện vọng đó, tôi đã viết hồi ký quyển hai, được Nhà xuất bản quân đội xuất bản năm 1973. Và bây giờ tôi cho ra lần xuất bản thứ hai của quyển một “Bộ tổng tham mưu xô-viết trong chiến tranh”, có bổ sung và sửa chữa căn cứ vào những ý kiến nhận xét và đề nghị của bạn đọc.
Cần nhận thấy rằng trong những năm gần đây, số người viết hồi ký tăng lên đáng kể. Hồi ký của các vị thống soái lừng danh của chúng ta - Gh. C. Giu-cốp, A. M. Va-xi-lép-xki, C. C. Rô-cô-xốp-xki, I. X. Cô-nép, K. A. Mê-rét-xcốp cũng như A. A. Grê-xcô, C. X. Mô-xca-len-cô và các tướng lĩnh khác - đã được công bố, trong đó có dành một vị trí xứng đáng cho hoạt động của Đại bản doanh, của tư lệnh các phương diện quân và tập đoàn quân. Thế nhưng các tác phẩm hấp dẫn ấy cũng không viết hết được đề tài về ban lãnh đạo quân sự tối cao của Liên Xô và không lặp lại những gì đã được viết ra trước đây.
Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao và cơ quan công tác của nó - Bộ tổng tham mưu - đã hoàn thành nhiệm vụ đầy trọng trách của mình trong thời kỳ chiến tranh gay go đó. Họ đã nắm chắc việc vạch kế hoạch và chỉ đạo các chiến dịch, đã tổ chức những lực lượng dự bị, đã chăm chú theo dõi sự phát triển của các sự kiện trong không gian rộng lớn của toàn cuộc chiến tranh: Không một chuyển biến nào của một mặt trận hoặc của một binh đoàn đã diễn ra mà họ lại không biết. Không một phút nào những mối quan hệ sinh động giữa họ với bộ đội lại bị đứt quãng.
Các đại diện của Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu thường xuyên có mặt tại những khu vực quyết định ở các binh đoàn đang tác chiến, kiểm tra việc chấp hành những chỉ thị, mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao và đóng góp ý kiến của mình trong quá trình chiến đấu Những thắng lợi của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại chứng minh rõ ràng rằng Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của mình. Trong cuộc đọ trí, đọ tài và nghệ thuật chỉ huy bộ đội, các tướng lĩnh Liên Xô đã hơn hẳn bộ máy lãnh đạo quân sự tối cao của cái Đế chế thứ ba khét tiếng.
Chúng ta đã giành được thắng lợi đó bằng cách nào? Trong những năm chiến tranh, tập thể Bộ tổng tham mưu, trước hết là những tướng lĩnh và sĩ quan trợ lý, đã sang và làm việc ra sao? Đó là những vấn đề tôi muốn kể lại trong cuốn sách này. Sách chủ yếu viết về tập thể, vì chỉ có trí tuệ và kinh nghiệm của tập thể mới có thể thực sự hoàn toàn bao quát được các sự kiện trong chiến tranh và tìm ra nhưng con đường giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ khó khăn nhất được đặt ra cho các Lực lượng vũ trang. Nhưng vì một tập thể nào cũng được hợp thành từ những con người cá biệt - những người lãnh đạo và những người chấp hành, tôi thấy mình không có quyền bỏ qua công việc của những người mà hồi đó mình đã tiếp xúc gần gũi.
Một lần nữa, tôi cần nói rõ trước rằng: không nên hiểu nhan đề cuốn sách theo nguyên từng chữ của nó. Sách không miêu tả (và lại càng không nghiên cứu) toàn diện và chi tiết hoạt động quả là bao trùm mọi mặt của Bộ tổng tham mưu. Tác giả không đặt cho mình một nhiệm vụ rộng lớn như thế... Sách cũng không miêu tả một cách nhất quán theo thứ tự thời gian toàn bộ quá trình đấu tranh vũ trang của nhân dân Liên Xô chống nước Đức Hít-le và bọn chư hầu của nó, mặc dầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại là cơ sở cho những hồi ức của tôi.
Các bạn đọc! Bạn còn trẻ hay bạn đã từng trải nhiều bão tố trong cuộc đời, cũng như trước đây, tôi hy vọng cuốn sách sẽ được các bạn quan tâm và rất biết ơn mọi ý kiến nhận xét và phê bình của các bạn đối với lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này.
Năm 1975
***
Đảng và nhân dân ngợi khen những người con xứng đáng. – Bàn về những phần thưởng hàng đầu và những chiến sĩ có công đầu. – Nhật lệnh chào mừng đầu tiên. – Loạt súng chào ở Mát-xcơ-va, lịch sử và sự kế tục truyền thống. – Duyệt binh Chiến thắng. – Tiệc ở Cung lớn điện Crem-li. – Vài lời về những vị chỉ huy quân sự.
Việc gì cũng có lúc phải kết thúc và tôi đã đi tới phần cuối tập hồi ký của mình viết về bốn năm chiến tranh. Tôi mong muốn được kết thúc tập hối ký này bằng những dòng chữ nói về những con người đã lấy ngực mình ra bảo vệ Tổ quốc Xô-viết
Vì lẽ ấy mà đã có chương này, hơi khác với các chương khác đôi chút. Trong chương này, hồi ức của tác giả quyện chặt với những tư liệu giới thiệu rõ nét việc Đảng và Chính phủ đã ghi công một cách xứng đáng chiến công của các anh hùng và những người chiến thắng. Tôi lại phải tham khảo những tư liệu có nói tới Bộ tổng tham mưu và trong chừng mực nào đó, đã phản ánh một phần những công việc hàng ngày của Bộ tổng tham mưu.
Chúng tôi, trong Bộ tổng tham mưu, khi xây dựng kế hoạch các chiến dịch, theo dõi diễn biến và phân tích kết cục các chiến dịch ấy, đã tiếp xúc với đông đảo quần chúng bộ đội với khả năng chiến đấu của các tập đoàn chiến dịch lớn mà ta cần phải sử dụng tốt nhất đế chiến thắng quân thù theo đúng tất cả những nguyên tắc và quy luật của chiến tranh. Dường như ở đây khó mà có thể lo nghĩ được tới từng người một. Mới nhìn, thì Bộ tổng tham mưu là một cơ quan cách xa người chiến sĩ và người chỉ huy đơn vị.
Không có gì phải tranh luận nữa, đúng là giữa các đơn vị bộ đội với Bộ tổng tham mưu có những điểm khác nhau về tình hình và đặc điểm hoạt động. Và, tất nhiên lại còn khác xa nữa. Nhưng, trong thực tế thì giữa bộ đội với Bộ tổng tham mưu lại không có gì ngăn cách.
Ở đây ta không đề cập tới vấn đề sâu xa của triết học về vai trò con người trong chiến tranh, nhưng tôi cần phải nói là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy thấm thía rằng mọi dự định và kế hoạch của chúng tôi, rốt cuộc phải phụ thuộc vào người chiến sĩ xô-viết, phụ thuộc vào khát vọng chiến thắng kẻ thù của họ. Qua những dòng chữ ít ỏi trong các thông báo tác chiến và báo cáo chiến đấu ngắn gọn, cuộc sống đã nhắc nhở chúng tôi hàng ngày nhớ đến những điều ấy Những khái niệm như “gan dạ”, “dũng cảm”, “anh hùng” mà Bộ tổng tham mưu hằng cảm thụ được, như sờ thấy, như trông thấy, cả bằng mắt lẫn bằng tay.
Ngày 24 tháng Sáu 1941, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sán (b) toàn Liên bang đã quyết nghị thành lập Phòng Thông tin Liên Xô, một cơ quan thông tấn riêng về tình hình các mặt trận và tinh thần dũng cảm của bộ đội ta. Nhiều nơi gửi tài liệu đến đây và một trong nhưng nơi đó là Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu. Đảng giao cho chúng tôi trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cho Phòng Thông tin Liên Xô củng cố mối liên hệ giữa chúng tôi với bộ đội thêm chặt chẽ, buộc chúng tôi phải chú ý đến con người đang xông lên chiến đấu vì Đảng và sẵn sàng xả thân vì tự do, độc lập của đất nước thân yêu của mình và của nhân dân mình.
...
Mời các bạn đón đọc
Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh của tác giả
Sergei Matveevich Shtemenko (S.M. Shtiemienko).