DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Nhà văn Pháp Olivier Rolin sinh năm 1947, từng nghiên cứu Triết học và Ngôn ngữ. Ông cũng là một người say mê địa lý, tàu thuyền và ham thích du lịch. Năm 1994, ông đoạt giải Prix Fémina với tác phẩm Cảng Xu đăng
***
‘Cảng Xuđăng là hải cảng duy nhất của Xuđăng có khả năng tiếp nhận tàu lớn có độ dài tới 277 m và độ mớn nước là 11,3 m đối với tàu chở dầu, và 10,5 m đối với các tàu khác. […] Từ tháng 7 tới tháng 9, các cơn gió mạnh và bất ngờ thổi từ giữa hướng đông nam và tây, có thể đạt tới cấp 8 Bôpho. Các cơn gió từ hướng tây nam, được gọi là bão cát, đem theo cát và bụi; khi ấy tầm nhìn xa bị giảm xuống dưới 100 m; nhiệt độ có thể lên tới 52oC. Trong thời gian này, những chiếc tàu nào chưa kịp cập bờ thì phải tìm một chỗ kín nào trong vịnh chứ không nên thả neo đứng chết ướt giữa trời’.
 
Chỉ dẫn hàng hải, bờ tây Biển Đỏ
 
Des Jaza’ir ở Ras Kasar
 ***
Chính ở cảng Xuđăng tôi đã biết được tin về cái chết của A. Những chuyện ngẫu nhiên của bưu điện ở đất nước này đã làm cho tin tức về bạn tôi đến khá chậm sau khi bạn tôi đã qua đời. Một viên chức ăn mặc rất rách rưới, bộ mặt bị biến dạng bởi bệnh hủi, mang một khẩu súng ổ quay lớn màu đen, bao súng buộc vào thắt lưng bằng một chiếc roi da trâu bện, đưa cho tôi bức thư vào lúc xế chiều. Bộ mặt sứt môi của ông ta, với đôi tai mào gà, làm cho ông ta lúc nào cũng như đang cười nhăn nhở. Người ta có thể tưởng như cơ thể ông ta được tạc bằng gỗ trong một vũ điệu của tử thần. Giống như hầu hết những người còn sống sót trong thành phố, nhiệm vụ chính của ông ta vả chăng là tống tiền và ám sát. Tôi không biết làm thế nào mà ông ta kiếm được phong bì. Có thể là ông ta đã ăn cắp của chính tử thần.
 
Tôi run run ngồi viết những dòng này. Tôi viết trên tờ giấy xấu của một quyển vở mua ở Khartoum, vào một ngày mà một đội cảnh sát đã triệu tập tôi ra đồn vì một chuyện phiền nhiễu liên miên nào đó với những lời đe dọa làm cho nặng nề thêm, những dòng chữ thoát khỏi sự kiểm soát của bàn tay tôi, chúng chạy ngoằn ngoèo không theo đúng đường đi thường ngày của chúng. Mồ hôi trên trán tôi nhỏ xuống giấy thành những vệt trong suốt làm cho mực bị nhòe thành những đốm sao, lan ra như một dây thần kinh bị xé nát, sau đó làm thành những đám mây phớt xanh mỏng mảnh. Liệu tôi có đọc lại được điều mình viết không, tôi cũng không biết nữa. Theo một cách nào đó thì tôi viết ra những dòng này là để tiếp tục tồn tại. Tôi nghĩ là tôi chẳng có lý do nào khác để viết cả. Tôi nói, tôi viết điều đó, và tôi chẳng biết gì về điều đó cả: Liệu ta có thể biết được gì?
 
Mặt trời đỏ ối và cũng run rẩy như bàn tay tôi đang lặn xuống trên cái cơ thể to lớn cũng đang run rẩy của châu Phi. Một đám sương mù phản chiếu ánh nắng rạng rỡ đang che mờ những mái nhà bằng tôn và bằng gạch nén, với những bể nước dựng lên tua tủa, của hải cảng Xuđăng. Những ngọn tháp nhỏ này, nổi bật lên trong ánh hoàng hôn màu tím, làm cho thành phố trong buổi xế chiều trông giống như một doanh trại của quân La Mã mà đế quốc La Mã suy tàn đã bỏ quên trên bờ Biển Đỏ, hoặc giống như một nhà trừng giới có các tháp canh bao quanh. Tôi uống một cốc rượu anizet mua lậu, rất độc được chở tới trên một trong những con tàu chở hàng hiếm hoi của Hi Lạp từ lâu đã chạy qua trước con đê chắn sóng phủ đầy cát bồi của hải cảng ngay dưới mái hiên nhà tôi: tôi đang bị nỗi buồn phiền vò xé. Tôi phải thú nhận rằng thoạt đầu cái bức thư này – bức thư mà thông qua nó có một cái gì đó của đời tôi đã kết thúc – là một cách giải trí của tôi.
 
A. và tôi đã quen nhau khoảng hai mươi nhăm năm trước đây. Khi ấy chúng tôi đã chia sẻ với nhau những ước mơ lớn lao và mơ hồ. Ý nghĩ về một sự biến đổi thế giới hòa lẫn với lòng mong muốn một cuộc sống phiêu lưu. Tôi sẽ không bao giờ coi thường cái thời ấy, và tôi cũng không đồng tình với những ai chế nhạo nó. Cùng với nhiều sự việc nghiêm trọng và nhậy cảm mà sau đó chúng tôi đã được biết, thì chúng tôi lại không biết thế nào là sự sợ hãi, nỗi ghen tuông, sự hèn nhát.
 
Chúng tôi không tin vào Chúa, cũng không tin vào một con quỷ nào đó có những nỗi thăng trầm một cách nực cười theo kiểu tư sản. Chúng tôi là những kẻ cực kỳ táo bạo và hiền lành. Điều đó cũng quá đủ để chúng tôi không ruồng bỏ thời tuổi trẻ của chúng tôi. Rồi cái thời ấy cũng phải chấm dứt. Sự trì trệ của thế giới đã thắng, sức trai trẻ của chúng tôi đối lập lại nó đã bị cạn kiệt, và, như ở thời xa xưa, thuật thần bí lại biến thành chính trị, các khán giả vỗ tay hoan nghênh trước một kết cục đã trở nên rõ ràng của trận đấu. Tôi tin chắc rằng lần cuối cùng tôi gặp A. là một ngày mùa thu. Lúc đó chúng tôi cùng uống bia với nhau tại một quầy rượu bia ở cầu Cardinet. Giá thổi làm cho những chiếc lá khô ép sát xuống những vũng nước đen trông như những bàn tay vấy máu. Có lẽ là chúng tôi đã khóc. Về sau, anh ấy đã chọn nghề văn, còn tôi chọn nghề hàng hải. Tôi cho rằng đối với cả hai chúng tôi, có lẽ những nghề này không phản bội hoàn toàn những giấc mơ bay bổng mà từ lâu chúng tôi hằng ấp ủ. Đúng thế. Đây là một sự lựa chọn sai lầm, vì đó là những nghề không có tương lai. Người ta không thể tiến cao lên được bằng những nghề này.
 
Sau những năm tháng làm nghề vận chuyển những chuyến hàng thối thiu dọc theo bãi biển Châu Phi, mặt trái của sức khỏe đã quật ngã tôi. Thế là tôi nằm lại ở cảng Xuđăng, nơi đây, một loạt sự kiện ngẫu nhiên thoạt tiên đã trao cho tôi nhiệm vụ harbour master[1]. Khi hải cảng này có thể nói là bị biến mất, như thể bị nhận chìm trong cơn bão biển chung của đất nước, thì từ nay trở đi nhiệm vụ của tôi chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng, vả lại bọn cướp biển cũng không chịu công nhận chức vụ của tôi, đó là bọn sẵn sàng cướp bóc những tàu thuyền nào tình cờ qua đây, ngoài ra tôi còn phải kiêm nhiệm thêm chức vụ lãnh sự danh dự của nước cộng hòa Madagaxca, một chức vụ cũng không hề cồng kềnh hơn khoản thu nhập ít ỏi của tôi có được không phải nhờ vào các khoản thuế mà thực ra tôi cũng chẳng thu, và cũng không dựa vào tiền lương mà từ lâu tôi cũng không còn nhớ tới nó nữa, mà dựa vào những chuyện buôn lậu vặt vãnh mà lòng hám của của những kẻ tống tiền đã để lại cho cái nghề khiêm tốn của tôi: một chút rượu ở một đất nước mà ở đó nó bị cấm, một vài người đói khát với đôi mắt thâm đen, với nước da tím tái, được tôi sai xuống những con thuyền chạy bằng dầu mazút để ra khơi chuyển mấy bó lá cây thuốc khát[2] lên các tàu buôn quốc tế. Tóm lại chỉ là những việc lặt vặt, nhưng tôi chỉ cần có thế. Cái cuộc sống như cỏ cây mà càng ngày tôi càng thu mình vào ấy từ lâu đã tránh cho tôi khỏi mắc vào cảnh túng quẫn về nhu cầu cuộc sống. Tôi là một người dễ chịu đựng, người khác có lẽ họ đã đòi hỏi nhiều hơn.
 
Mặc dù đọc nhiều, nhưng tôi chẳng bao giờ hiểu được văn học là mấy: ít nhất đó là quan niệm của tôi. Các cuốn sách của A., tôi cũng có vài quyển của anh ấy, tỏ ra khó đọc và gây bất an. Tôi không biết nói tại sao, nhưng chúng gợi cho tôi hình ảnh về cảnh bầu trời giông bão nằm chắn ngang chân trời, ngược với chiều gió mùa, trông như những cánh rừng rậm bị cầy xới bởi những tia phản xạ màu đồng, màu đỏ tía và màu xanh lam. Tôi tưởng như nhìn thấy ở đây vẻ chán ngán và nỗi buồn những cái mà chung quy lại cuộc sống xã hội đã không ngừng đánh thức dậy trong chúng ta, tôi nhìn thấy một sự bất lực nào đó trong việc làm cho chúng ta quen thuộc với những lễ nghi u mê của cuộc sống, cũng như thấy một sự luyến tiếc một thời có triển vọng về một tương lai rộng lớn. Trong khi luồng ánh nắng mặt trời, có khả năng nung chẩy như một chiếc mỏ hàn những đống đổ nát của đêm tối, đang thiêu cháy những dụng cụ làm việc và làm nheo mắt người trực ban, thì thỉnh thoảng tôi nghĩ rằng cái vẫn tiếp tục gắn bó chúng tôi từ lâu và một cách bí ẩn chính là trạng thái hay sợ bóng sợ vía của chúng tôi, cái đã ngăn không để cho lứa tuổi chín chắn của chúng tôi hoàn toàn trở thành giai đoạn phủ nhận thời tuổi trẻ, bất chấp tất cả những hiện tượng bên ngoài. Tôi không biết là liệu mình đã hiểu đúng sách của anh ấy chưa, không biết liệu anh ấy có thích mình hiểu như vậy không. Tôi không tin là sách vở, kể cả sách của anh ấy lẫn sách vở nói chung, lại có thể chứa đựng một chuyện gì đó đáng giá hơn sự phủ nhận bất an ấy.
 
Tác giả của bức thư cho tôi biết bà là người giúp việc, làm việc cho anh A. vài giờ mỗi tuần. Bà đã tìm thấy địa chỉ của tôi trên một chiếc phong bì nằm lẫn trong đống giấy tờ lộn xộn. Vì thấy phong bì để mở nên bà nghĩ là mình được phép tìm hiểu xem bên trong có gì. Nhưng trong phòng bì chẳng có gì ngoài một tờ giấy trắng vẻn vẹn chỉ có dòng chữ: “Bạn thân mến”. Bức thư bỏ dở này được viết từ hôm trước ngày mất của A.: lối diễn đạt ngắn gọn của nó đã làm cho nó mất sức nặng, theo một cách nào đó thì hoàn cảnh mà anh ấy rơi vào để rồi sau đó lại từ bỏ anh ấy là cái đã hoàn trả cho anh ấy lối diễn đạt như vậy. Người viết thư cho tôi nói rằng “Bạn ông đã tạ thế vào một ngày thứ hai”. Bà không nói “chết” mà nói “tạ thế”, như những người bình dân và những viên chức nhà tang lễ thường nói. Bà còn viết tắt chữ này là “t.th.” như người ta thường thấy ở một số bia mộ nông thôn. Bà nói thêm là gần đây mọi việc tỏ ra không ổn. Thái độ ân cần của bà tỏ ra tử tế và cảm động. Tôi đoán chắc là ít nhất bà cũng phải có thiện cảm với A. Bà để địa chỉ lại cho tôi, đó là phố Grange aux Belles. Tôi quyết định trở về Pháp để mong tái lập lại nội dung bức thư đã bị vĩnh viễn mất đi. Cuộc sống hàng ngày vô công rồi nghề làm cho tôi rỗi rãi, thêm vào đó tôi cũng còn có một nghĩa vụ tình bạn. Tình cờ có một con tàu đang chuẩn bị rời cảng Xuđăng để đi Alếchxandrơ, Tripôli và Mácxây, thế là tôi xách túi xuống tàu.
 
Mời các bạn đón đọc Cảng Xu Đăng của tác giả Olivier Rolin.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000