DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Còn Chút Gì Để Nhớ

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Bộ sách
Thể loại Sách Nói
Tình trạng Minh Hoàng
Định dạng Sách Nói
Lượt xem 187
Từ khóa Audiobook Sách Nói mp3 full Nguyễn Nhật Ánh Minh Hoàng Sách Teen Tiểu Thuyết Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn Minh Hoàng
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

[Tóm Tắt & Review Sách] "Còn Chút Gì Để Nhớ": Câu Chuyện Tình Thời Bom Đạn

“Đùng một cái, nó tới lúc nào chẳng hay, cái tuổi mười tám ấy. Nó tới và nhe răng cười với tôi, vào một buổi sáng rực rỡ đầy ắp nắng hồng và hương thơm.”

Dường như giai đoạn năm lớp 12, từ 17 đến 18 tuổi, đó là khoảng thời gian thích hợp nhất để có một mối tình đầu đời. Cái giai đoạn không quá sớm cũng không quá trễ để có thể tiếp cận với tình yêu. Ở độ tuổi này, chúng ta đủ trưởng thành để bày tỏ thành ý với đối phương nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên trong sáng của một tình yêu đẹp đích thực.

 

Đôi nét về tác giả

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn, nhà thơ, bình luận viên Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

 

Đôi nét về tác phẩm

Phần lớn nội dung truyện dài này tập trung kể về diễn biến nội tâm bên trong cậu bé Chương, đó là những góc nhìn và tình cảm trai gái của anh chàng mới lớn.

Chân ướt chân ráo

“Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời: một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn, và một chân chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.”

“Cửa người lớn thì rộng, trẻ em tới tuổi cứ xộc vào tự do, chẳng ai cấm cản hay soát vé. Nhưng cửa vào đại học thì không phải dành cho tất cả mọi người”. Năm ấy, cũng như bao lứa học sinh, Chương cũng lo ôn thi để đậu vào Đại học mong cho con đường sự nghiệp sau này bớt chông gai. Quê cậu ở tít miền Trung, cậu mang danh là một học sinh tỉnh lỵ. Những học sinh tỉnh lẻ miền Trung như tôi, muốn vào đại học phải chọn hai nơi: hoặc ra Huế, hoặc vào Sài Gòn.

Gia đình không ai quan tâm đến việc “tiến thân” của cậu nên mọi quyết định là do cậu tự lo liệu. Thay vì tới Huế học chung với bạn bè trường cũ, cậu thiết nghĩ: “Kệ, đi Sài Gòn cho biết, tôi nhủ bụng, còn Huế thì mình đã đến một lần rồi!”. Cũng một phần vì cái ấn tượng của cậu về Huế không mấy tốt đẹp. Cái lần ra Huế ấy thật ra là lần đi chích thuốc vì sợ bệnh dại.

“Bị chó nhà cắn tưởng chuyện bình thường, không dè hai ngày sau con Mi-nô tự nhiên lăn đùng ra chết, mồm sùi bọt. Mẹ tôi hoảng lên, nghi con Mi-nô bị dại, bắt tôi đi chích thuốc.”

Sài Gòn hoa lệ, hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo. Trước đây cậu chỉ nghe loáng thoáng về nó qua sách báo, phim ảnh. Hầu như ai từ Sài Gòn trở về quê cậu cứ như Việt Kiều trở về nước, ngôn ngữ cũng đổi thay lạ lẫm: “Thay vì nói ‘trời đất ơi’, họ lại kêu ‘chèng đéc ơi’, nghe lạ hoắc. Họ không nói ‘khát nước quá xá’ như trước đây mà nói ‘khát nước quá à ơi’. Như thằng Bảo con ông Năm Khang, đi Sài Gòn về ghé nhà tôi chơi, lúc chào về, nó không nói ‘về’ như mọi khi mà lại nói ‘chào thím Sáu con dìa’ khiến mẹ tôi phải ngớ người ra một hồi mới hiểu.”

“Trong trí tưởng tượng của tôi, Sài Gòn như là một nước nào đó, kỳ diệu và lạ lẫm.”

Khoảnh khắc ba mẹ tiễn đứa con mình đến một chốn xa xứ khi con đến tuổi trưởng thành và tự lập thực sự có lẽ là một trong những lúc đáng trân trọng và đẹp nhất trong một đời người. “Bà đứng bên cạnh thùng xe, thò tay qua ô cửa nắm chặt tay tôi, miệng không ngừng nhắc đi nhắc lại những câu tôi đã thuộc lòng”. Cha mẹ nào mà chẳng mong cho con cái mình thành công, nhưng để đổi lấy điều đó, họ phải chấp nhận việc một ngày nào đó phải để cho đứa con mình tự đi trên chính đôi chân của nó.

“Bà đứng bên cạnh thùng xe, thò tay qua ô cửa nắm chặt tay tôi, miệng không ngừng nhắc đi nhắc lại những câu tôi đã thuộc lòng.”

Quyển sách này tuy nội dung khá dài và có lẽ phần nào làm cho những ai yêu thích truyện Nguyễn Nhật Ánh ngao ngán khi đọc. Nhưng đối với tôi, hình ảnh anh chàng khù khờ Chương chân ướt chân ráo lên Sài Gòn đi học và tìm gặp được tình yêu của đời mình thực sự rất xúc động. Với nét tính cách ôn hòa, thoải mái và cách tạo hình nhân vật xung quanh chàng trai miền Trung hiền lành này đã khiến cho mạch truyện trở nên sinh động và đỡ phần nhàm chán. Nguyễn Nhật Ánh như vẽ lại toàn diện bức tranh tuổi thơ thời Cách mạng xưa, một cách dễ đi vào lòng người.

***

Còn chút gì để nhớ – Nỗi niềm tiếc nuối suốt một đời

By Gấu Mèo
 

Là những câu chuyện cuộc đời Chương từ những ngày đầu thi đại học đến cả lúc đi làm. Tình cảm với Quỳnh, tình bạn với Trâm, Kim Dung, và cả những mối quan hệ trong một thời đạn bom khói lửa của đất nước. Quyển sách bao gồm những hoạt động thường ngày vô cùng giản dị nhưng rất đời, rất người. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một bức tranh đầy hoài niệm, nhung nhớ và tràn đầy những ám ảnh khắc khoải cho mỗi độc giả về một thời tuổi trẻ mà ắt hẳn nhiều người sẽ tìm thấy mình ở các nhân vật trong quyển sách…

Thời sinh viên đáng nhớ

Mở đầu mạch truyện là hình ảnh chàng trai mười tám tuổi Chương trong quá trình lần đầu đến Sài Gòn để thi đại học, thành phố mới, chuyến hành trình đến vùng đất xa lạ, đầy những cảm xúc hỗn tạp – vui sướng, buồn bã và lo âu. Đây có lẽ là cảm xúc chung của đại đa số mọi người bởi hầu như ai cũng phải trải qua thời sinh viên như thế này.

Chính lúc đó Chương tìm được gia đình mới với dì Ba, nhỏ Lan Anh và gia đình hàng xóm bác Tám. Thứ tình cảm ấm áp ấy nảy nở giữa chốn phồn hoa đô thị tấp nập mà đâu đâu cũng tất bật chạy đôn chạy đáo mưu sinh như lò than sưởi ấm Chương trong những ngày đặt chân đến miền đất lạ.

Thấm thoát trôi qua, Chương gặp gỡ và kết bạn với nhỏ Kim Dung, một đứa con gái khùng khùng, mạnh mẽ hay bắt nạt Chương nhưng cũng chính nó là đồng hành và bảo vệ Chương trong suốt những năm tháng mài đũng quần trên ghế nhà trường cho đến cả mười mấy năm sau vẫn ám nhau không quên được. Còn cả thằng Bảo, anh em chí cốt của hai đứa nó sau này, luôn có mặt trong những lúc Chương khó khăn khốn đốn, trong cái thời buổi chiến tranh dữ dội ấy, ba đứa nó đã cùng nhau vượt qua khổ sở và trưởng thành. Chắc hẳn ai cũng ao ước có những người bạn như chúng nó trong cuộc sống này.

Có những khoảnh khắc, lỡ nhau muôn đời…

Cụm lan rừng Chương xin cho Trâm, bức thư tay Trâm viết mà Chương bỏ lỡ, tất cả đều là minh chứng cho tình bạn đẹp của hai người. Chẳng cần nói ra, chỉ giữ yên trong tim là đủ.

“Tình yêu đâu phải chỉ được nói ra ngoài miệng lưỡi mà còn bộc lộ trong cách quan hệ với nhau nữa chứ, phải không anh Chương?”

Lỗi chẳng phải ở Chương, chẳng phải ở Trâm, Quỳnh hay Kim Dung mà vốn dĩ là do những quan niệm sai lầm của những người đi trước trải qua thời loạn chiến. Bởi vì nó mà muôn vàn người đói khổ, vô số gia đình mất con, đầy rẫy những cuộc chia ly không ngày trở về, và có thể nhiều người chung cảnh ngộ như Chương, như Quỳnh, như Trâm. Hòa bình vốn không dễ có nên chúng ta phải ra sức gìn giữ để lịch sử không lặp lại những chuyện đáng tiếc như vậy nữa

Trong cuộc đời sau này Chương có hối hận không? Có lẽ là có. Hối hận vì ngày đó ra đi biệt tăm biệt tích không nhận được lá thư Trâm gửi. Hối hận bỏ lại sau lưng gia đình dì Ba, nhỏ Lan Anh mà không một lần về thăm. Dù sao thì cũng không thể nào thay đổi bất cứ điều gì, thế nên nó mãi là dằm trong tim nhói đau mỗi khi ai đó nhắc đến Chương về Trâm, về Quỳnh, về những ký ức tươi đẹp ngày xưa đó. Nếu có thể, truyện nên dừng lại ở đoạn giữa là vừa đẹp, thế thì sẽ không còn những giấc mơ ám ảnh Chương mỗi đêm dài, Trâm cũng sẽ ở lại với gia đình, và còn nhiều điều tiếc nuối khác nữa.

Chân thật, đời thường và đầy cảm xúc

Cái hay trong những câu truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn là sự giản dị và chân thật. Đó là cuộc sống rất đỗi bình thường của Chương, Lan Anh; tình cảm chân thành của Quỳnh; hay tính cách dữ dội của Trâm và Kim Dung. Những tình tiết trong câu truyện vô cùng thường nhật, dễ thấy nhưng khi Nguyễn Nhật Ánh đưa vào truyện lại trở nên thi vị và đầy suy ngẫm. “Còn chút gì để nhớ” gợi cho người đọc về những ký ức thời sinh viên với những đứa bạn lầy lội như Bảo, Kim Dung, về quãng thời gian chật vật, thiếu thốn trong chiến tranh và cả những hậu quả đau lòng của nó không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần. 

Đoạn kết của truyện chứa đầy những sự bất ngờ và đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Suy cho cùng, kỉ niệm luôn đáng để trân trọng nhưng đầy nỗi day dứt, tiếc nuối. Chắc hẳn nhiều người đọc sẽ rơi nước mắt khi đọc những trang cuối đầy cảm xúc day dứt và ám ảnh của câu truyện. Đây hứa hẹn là cuốn sách để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tất cả các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ngôn từ bình dị, không hoa mỹ, tình tiết và mạch truyện chậm rãi, có lúc cao trào đem lại những xúc cảm khó quên và trên hết là cốt truyện rất quen thuộc, dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống vì thế nên có thể chạm đến trái tim của mỗi người đọc.

“…không biết trong vô vàn những kỉ niệm ngày xưa,…bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.”


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 53.000   

Giá bán

40.000 

Tiết kiệm
13.000  (25%)
Giá bìa 53.000   

Giá bán

40.000 

Tiết kiệm
13.000  (25%)