Diện mạo văn học Mỹ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 có những thay đổi sâu sắc. Giới nghiên cứu phê bình văn học Mỹ nhất trí với nhau ở một điểm là cần phải thay đổi cái nhìn chính thống trong những nhận định về văn học Mỹ. Vậy điều gì đã làm nên những thay đổi này? Có thể nói đó là sự xuất hiện của các nhà văn da màu, mà đại diện xuất sắc là các nhà văn nữ. Năm 1995, Tony Morrison đạt giải Nobel về văn chương. Nhưng trước đó khá lâu từ những thập niên 70, 80 văn học Mỹ đã có thêm sinh khí mới với những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ da đen như Alice Walker, Maya Angelou, những nhà văn gốc Mỹ la tinh như nhà văn được giải Pulitzer Oscar Hijuelos, Rdolfo Anaya…
Cùng lên tiếng với nhóm các nhà văn trên là những nhà văn gốc Châu Á. Vào giữa thập niên 70, Maxine Hong Kingston với Tripmaster Monkey đã đặt một cột mốc cho dòng văn học này, và nối tiếp con đường của bà là Amy Tan với The Joy Luck Club – Phúc lạc hội (1988). Tác phẩm gây nên một tiếng vang lớn buộc độc giả và giới nghiên cứu phê bình phải nhìn lại những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Châu Á, Amy Tan với các tác phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God's Wife – Phu Nhân Táo Quân (1991), The Hundred Secret Senses – Trăm miền ẩn thức (1995), The Bonesetter's Daughter – Con gái thầy lang (2000), cùng những sáng tác cho thiếu nhi The Moon Lady, tạm dịch là Hằng Nga, và The Chinese Saimese Cat, tạm dịch Con mèo xiêm Trung Quốc, trong vòng hơn một thập kỷ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ. Các nhà phê bình đã thống nhất với nhau trong nhận định là cùng với Maxine Hong Kinsgton, Amy Tan đã khai phá một con đường mới, mở ra những giá trị nghệ thuật và nhân bản sâu sắc trong nền văn học đương đại Mỹ. Thêm vào giá trị văn học Mỹ những giá trị của một nền văn hoá phương Đông vốn thâm trầm mà sâu sắc.
***
Amy Tan sinh ngày 19 tháng 1 năm 1952 ở Oakland, bang California, là một nhà văn người Mỹ. Tuổi thơ của bà trôi qua chủ yếu ở San Francisco, nhưng bà lại tốt nghiệp phổ thông ở Montreux, Thuỵ Điển và bà nhận được bằng thạc sĩ về ngôn ngữ của San Jose Sate University.
Với tác phẩm đầu tay Phúc Lạc Hội, Amy Tan đã nhận được giải thưởng The National Book Award và L.A. Times Book Award năm 1989. Tác phẩm gây nên một tiếng vang lớn buộc độc giả và giới nghiên cứu phê bình phải nhìn lại những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Châu Á, Amy Tan với các tác phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God s Wife – Phu Nhân Táo Quân (1991), The Hundred Secret Senses – Trăm Miền Ẩn Thức (1995), The Bonesetter s Daughter – Con Gái Thầy Lang (2000), cùng những sáng tác cho thiếu nhi The Moon Lady, tạm dịch là Hằng Nga, và The Chinese Saimese Cat, tạm dịch Con Mèo Xiêm Trung Quốc, trong vòng hơn một thập kỷ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ. Các nhà phê bình đã thống nhất với nhau trong nhận định là cùng với Maxine Hong Kinsgton, Amy Tan đã khai phá một con đường mới, mở ra những giá trị nghệ thuật và nhân bản sâu sắc trong nền văn học đương đại Mỹ. Thêm vào giá trị văn học Mỹ những giá trị của một nền văn hoá phương Đông vốn thâm trầm mà sâu sắc.
Tác phẩm tiêu biểu:
- The Joy Luck Club (1989)
- The Kitchen God's Wife (1991)
- The Hundred Secret Senses (1995)
- The Bonesetter's Daughter (2001)
- Saving Fish from Drowning (2005)
- The Moon Lady, illustrated by Gretchen Schields (1992)
- Sagwa, the Chinese Siamese Cat, illustrated by Gretchen Schields (1994)
- The Opposite of Fate: A Book of Musings (2003)
- Mid-Life Confidential: The Rock Bottom Remainders Tour America With Three Cords and an Attitude (với Dave Barry, Stephen King, Tabitha King, Barbara Kingsolver) (1994)
- Mother (với Maya Angelou, Mary Higgins Clark) (1996)
- The Best American Short Stories 1999 (với Katrina Kenison) (1999)
***
Đây là những điều mà tôi biết là thật :
Tên tôi là Lưu Linh Young. Tên của các ông chồng tôi là Phan Khải Tĩnh và Edwin Young. Cả hai đều đã yên nghỉ nơi chín suối và mang theo những bí mật của chúng tôi. Con gái tôi là Ruth Luyi Young. Nó cầm tinh là rồng nước còn tôi là rồng lửa. Vì thế mẹ con tôi là một nhưng lại đối lập nhau.
Tôi biết tất cả những điều này tuy vậy vẫn có một cái tên tôi không sao nhớ nổi. Nó nằm đâu đó trong cái lớp sâu kín nhất trong bộ nhớ của tôi mà tôi không có cách gì đào xới lên được. Hàng trăm lần tôi nhớ về cái buổi sáng mà dì Báu đã viết cái tên đó ra. Tôi mới chỉ có sáu tuổi nhưng rất thông minh sáng láng. Này nhé, tôi biết đếm, biết đọc. Tôi ghi nhớ tất cả mọi chuyện và đây là những gì nằm lại trong đầu tôi về cái sớm mùa đông năm ấy.
Tôi đang ngái ngủ, vẫn còn nằm trên tấm phản xây bằng gạch với dì Báu. Ống dẫn nhiệt trong căn phòng nhỏ của chúng tôi ở xa lò sưởi trong phòng chung nhất cho nên gạch dưới lưng tôi đã lạnh cóng từ lâu. Đôi vai tôi run rẩy. Khi mở mắt, tôi thấy dì Báu viết một cái gì đó lên một mảnh giấy, rồi khoe với tôi những dòng chữ dì vừa viết. “Con chẳng thấy gì,” tôi than vãn, “trời còn tối mờ.”
...
Mời các bạn đón đọc
Con Gái Thầy Lang của tác giả
Amy Tan.