DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
  • Bộ anime của truyện này đóng vai trò quan trọng trong việc hồi sinh ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản và trở thành 1 biểu tượng văn hóa.
  • Phim điện ảnh, manga, băng đĩa cho thuê và các sản phẩm khác ăn theo trong nhượng quyền thương mại của Evangelion đã đạt doanh thu kỷ lục tại thị trường Nhật Bản và doanh thu cao ở thị trường nước ngoài. Tính riêng mặt hàng ăn theo tác phẩm cũng đạt doanh thu 150 tỷ yên vào năm 2007 và những cỗ máy pachinko Evangelion đã mang về lợi nhuận 700 tỷ yên vào năm 2015.
Câu chuyện của Evangelion bắt đầu sau năm 2000 với sự kiện "Va Chạm Thứ Hai", một biến cố lớn đã hoàn toàn phá hủy hoàn toàn Nam Cực và một nửa xóa sổ dân số Thế giới. Biến cố này được dư luận và ngay cả đa số thành viên thuộc tổ chức NERV cho là tác động của một thiên thạch rơi xuống Nam Cực, gây ra những cơn đại hồng thủy và làm thay đổi khí hậu Trái đất cùng với những cuộc khủng hoảng chính trị, chiến tranh hạt nhân và suy thoái kinh tế...
Vào năm 2015, sau khi nhận được thư của của cha, Ikari Shinji đã rời nhà cô chú mình lên đường đến Neo Tokyo-3. Tại đó, Shinji đã chứng kiến cuộc chiến vô vọng của quân đội Liên Hiệp Quốc chống lại một sinh vật khổng lồ bí ẩn đang tấn công thành phố...
***
ANALYSIS
NEON GENESIS EVANGELION: TỪ KANT ĐẾN HEGEL VÀ BƯỚC NHẢY NIỀM TIN CỦA KIERKEGAARD
Trước khi vào đề thì mình muốn nói qua một chút lý do vì sao mình lại nhận “dự án” này, tức viết cái gì đó về Evangelion. Trong quá khứ, page từng nhận được không ít request về việc review và phân tích tác phẩm kinh điển này (trên thực tế thì page đã từng viết vài bài về NGE bản Rebuild, nhưng đúng là bản gốc + movie The end of Evangelion thì chưa ai làm). Là một người chịu ảnh hưởng lớn từ các tác phẩm hiện sinh của Osamu Tezuka và Naoki Urasawa, mình trước đây không có nhiều ấn tượng với Evangelion, thú thật là thế. Bởi vì khi lần đầu xem NGE vào nhiều năm trước, mình cũng như nhiều người, chỉ ấn tượng bởi cái “depression” mà phim mang lại. Và trên hết là mình cũng không muốn viết về những tác phẩm quá phổ biến bởi vì nếu ai cũng biết NGE “đắc đíp” thì lý do gì phải mất thời gian lặp lại thêm lần nữa?
Tuy nhiên, với lần xem lại này, ngạc nhiên thay là mình lại tìm thấy trong NGE “hơi thở” của Soren Kierkegaard, một triết gia hiện sinh mà mình đặc biệt yêu thích. Nếu các bạn tìm thử những bài “phân tích” NGE trên mạng, sẽ thấy rằng đa số có thể chia theo 3 hướng đi. Phổ biến nhất vẫn là đi theo Phân tâm học (Psychoanalysis) của Freud. Tiếp đến là đi theo phái duy tâm Đức (German Idealism), tiêu biểu là Hegel. Và cuối cùng, một số nhận ra được tính hiện sinh trong phim và liên kết nó với các tên tuổi của thế kỉ 20 như Heidegger và Sartre. Thế nhưng mình cảm thấy những hướng đi trên có cái gì đó không thực sự thỏa mãn. Vậy nên để mừng năm mới, mình thay mặt page “tặng quà” cho các bạn. Một bài phân tích NGE phong cách “wall of text” của AR2D.
*LƯU Ý: Đây không phải bài review mà là phân tích. Thế nên mình sẽ giả định rằng những ai quyết định đọc tiếp từ đây có nghĩa là họ đã xem xong 26 ep NGE bản tvs (bản gốc) và movie The End of Evangelion, có nghĩa là lỡ ăn spoiler thì đó không phải lỗi của mình.
Đây không phải bài phân tích từ A->Z, tức là nói về storytelling, cinematic techniques hay char development các kiểu. Bạn thấy 3 cái tên Kant, Hegel và Kierkegaard ở trên không? Chỉ nhiêu đó cũng đủ chiếm hết spotlight của bài này rồi. Thế nên mình cũng không muốn nói nhiều về ba cái biểu tượng thần học trong phim. Những cái như “Cây sự sống”, “Cây trí tuệ”, tên của các Thiên thần hay cái tên “MAGI” có ý nghĩa như nào trong Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) thì các bạn dễ dàng tìm đọc trên wiki. Trọng tâm bài viết này chỉ xoay quanh duy nhất một vấn đề: Đó là lựa chọn của Ikari Shinki và vì sao mình cho rằng cái mà Anno Hideaki muốn truyền tải qua NGE không phải là “depression”, mà là “niềm tin”.
Lưu ý cuối cùng là bài rất dài cũng như khô khan. So brave yourself!
THỰC TẠI LÀ GÌ? LÀM SAO TÔI BIẾT MÌNH ĐANG HIỆN HỮU?
Trong Evangelion, bạn dễ dàng bắt gặp cảnh các nhân vật thường xuyên tự hỏi bản thân họ rằng “what is reality?”. Họ chất vấn bản thân rằng liệu điều họ làm có phải là đúng đắn? Và trên hết là nếu đúng hay sai, ai sẽ là người quyết định cũng như họ sẽ dựa trên chuẩn mực nào?
Lấy ví dụ như ở ep 25, sau cái chết của Kaworu, đạo diễn Anno đã thể hiện điều này rất hay bằng cách đưa ra hàng loạt câu hỏi cho các nhân vật của ông, bắt đầu với 3 đứa trẻ lái EVA.
“Tại sao tôi lại giết Kaworu?
Bởi vì cậu ấy là Thiên thần.
Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ đều chết.
Bởi vì tôi không còn sự lựa chọn.”
Nghe rất thuyết phục. Right?
Ngay sau đó, bộ phim chuyển cảnh, Shinji lạc lối một mình giữa rừng sương mù. Cậu ta trở nên tuyệt vọng bởi vì ở đó không có Rei cũng như Misato. Ở đó không có một ai đưa ra quyết định rằng cậu ấy NÊN làm gì. Lúc này, Shinji thừa nhận là cậu ấy lái EVA là vì mọi người. Rằng bằng việc giúp ích cho người khác, cậu sẽ được khen ngợi. Đến đây, ta thấy rằng “tiêu chuẩn” cho việc “sống đúng” là “sống vì mọi người”.
Ngay lập tức, Asuka xuất hiện và chỉ ra rằng, Shinji đang tự lừa dối chính mình. Rằng cậu lái EVA là bởi muốn được người khác khen ngợi. Và bởi thế, Shinji thực ra chỉ đang vì bản thân. Asuka cho rằng thứ Shinji tìm kiếm chỉ là thứ hạnh phúc giả tạo. Rằng thay vì bị động sống nhờ sự thương hại của người khác, Shinji nên chủ động đi tìm hạnh phúc của riêng mình như Asuka.
Đến đây, “tiêu chuẩn” lại chuyển sang “sống vì bản thân” và từ “bị động” sang “chủ động”. Tuy nhiên, “tiêu chuẩn” này ngay lập tức bị thách thức bởi Rei. Khi cô cho rằng “cách sống” của Asuka vẫn là “sai”, bởi vì thực chất, “sự hiện hữu” của Asuka vẫn bị phụ thuộc vào sự nhận thức của người khác. Asuka gắn liền “danh tính” (identity) của cô ta với việc lái EVA. Thế nên nếu cô ta không còn lại EVA được nữa, hữu thể Asuka đơn giản là không tồn tại. Rei cho rằng, “sống đúng” tức là chấp nhận bản thân. Chấp nhận đơn giản rằng “tôi là tôi” dù cái “tôi” ấy có do sự tương tác giữa vô số người khác “nhào nặn” mà ra.
Tuy nhiên, bản thân Rei nhận ra rằng, sự hiện hữu của cô vẫn là đang lệ thuộc vào cái nhìn của người khác. Rei trong mắt Shinji, Rei trong mắt Asuka, Rei trong mắt Misato hay Rei trong mắt Gendo đều là những Rei khác biệt. Vậy Rei nào mới là thật, là “true self” của cái tên Rei Ayanami?
Bằng cách cho nhân vật sau “bash” cách sống của nhân vật trước, Anno đã thành công trong việc làm người xem bối rối trong việc làm sao để nhìn nhận thực tại một cách “đúng đắn”. Giả sử, ta nói rằng , cách sống “hi sinh” vì người khác của Shinji là đúng. Vậy thì lý do gì mà nó là đúng? Ta có thể dễ dàng trả lời rằng, là “đạo đức”. Vậy tại sao “hi sinh” lại là đạo đức? “Bởi vì nó đem lại lợi ích cho cộng đồng”, “bởi vì nó giúp ta bảo vệ người mà ta yêu thương”, “bởi vì nó cho ta cảm giác đức hạnh” hay là “bởi vì, đó là lời Chúa dạy”. Dễ dàng thấy rằng, chúng ta lại rơi vào ngõ cụt phía trên. Chúng ta không cách nào biết được “Rei nào là Rei thực sự” hay thực tại nào mới là thực tại đúng đắn. Chúng ta chẳng khác gì Shinji, cũng đang chìm trong màn sương mù mang tên “nhận thức”.
Một trong những cách giải quyết của người xưa là họ dựa vào một “thẩm quyền cao hơn”.
Đó có thể là “God”, “Creator”, một Đấng tối cao toàn thiện toàn mỹ nào đó. Đó cũng có thể là “thế giới”, “tự nhiên”, là “một” nói theo ngôn ngữ siêu hình. Nhưng làm thế nào để con người có thể nhận thức được những “thực thể” đó thực sự muốn gì? Làm sao ta biết vị “Chúa” mà chúng ta lấy làm chuẩn mực là “tốt” hay “xấu”? Liệu có khả năng rằng thế giới mà chúng ta đang sống là do một con quỷ tạo ra, rằng những hành vi đạo đức, quan tâm người khác mà chúng ta ngỡ rằng sẽ được đền đáp bởi một “thẩm quyền cao hơn” chỉ là ảo tưởng của riêng bản thân ta?
“Cogito Ergo Sum”
Tôi tư duy nên tôi tồn tại. Đó là câu trả lời của Rene Descartes (1596-1650). Cùng với Leibniz và Spinoza, phái Duy lý (Rationalism) cho rằng những hành động của chúng ta chỉ nên dựa vào lý tính (reason). Họ cho rằng bằng lý tính, con người cuối cùng có thể nhận thức được thực tại và thế giới xung quanh họ.
Nhưng Hume, Locke và Berkeley, những người theo phái Duy nghiệm (Empiricism) lại nghĩ khác. Họ cho rằng thực tại không thể được nhận thức trọn vẹn nếu chỉ dùng mỗi lý tính, mà phải đi kèm với cảm quan và kinh nghiệm. Và điều này mang tính chủ quan đối với mỗi hữu thể. Ví dụ như một sự việc khách quan là trái táo rơi từ trên cây xuống. Nhiều người sẽ chỉ thấy đó là một trái táo bình thường rơi. Nhưng nếu người đó là Issac Newton thì đây sẽ là câu chuyện khác. Ý tưởng của phái duy nghiệm là có tồn tại một thế giới khách quan. Thế nhưng những gì chúng ta nhận thức được, chỉ là “phản chiếu” chủ quan mà cảm quan và kinh nghiệm của chúng ta mang lại.
Xung đột giữa 2 trường phái Nhận thức luận (Epistemology) này dễ dàng nhìn thấy trong trường hợp của nhân vật Shinji. Bằng lý tính, Shinji biết rằng Kaworu là Thiên thần. Nếu để Kaworu sống thì nhân loại sẽ hứng chịu Chấn động thứ 3 và tuyệt diệt. Thế nhưng bằng cảm quan và kinh nghiệm, tức thông qua những tiếp xúc, tương tác với Kaworu, Shinji lại cho rằng người mà cậu ta coi là bạn là một Con Người, một hữu thể. Vào thế kỉ 18, một triết gia người Đức đã nỗ lực giải quyết cái mớ rối rắm này.
KANT VÀ PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY
Immanuel Kant (1724-1804) được nhiều người xem là triết gia quan trọng hàng đầu của nước Đức. Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” (Critique of Pure Reason), Kant đã phê phán cả 2 phái duy lý lẫn duy nghiệm vì mỗi phái đều có sự hạn chế nhất định. Là một người đề cao lý tính (Kant là fan bự của Newton) nhưng bản thân Kant biết rõ ngay cả lý tính cũng có giới hạn của nó.
Thế là ông đề nghị “tách” thực tại của chúng ta thành 2 “thế giới”.
+Noumenal world: Đây là “thế giới” vượt quá khả năng nhận thức của con người, tồn tại các “thực thể” như “God”, “linh hồn”. Đây là nơi mà “thế giới thực sự là”. Nơi đây tồn tại các “tiên nghiệm” (a priori), tức là những “quy tắc” mà con người chúng ta bắt buộc phải chấp nhận. Là những thứ mà chúng ta biết mà không cần phải trải qua quá trình kiểm chứng hay thực nghiệm. Là những “kiến thức” mà con người rút ra được chỉ bằng lý tính đơn thuần. Vd như “con đường ngắn nhất giữa 2 điểm trên một mặt phẳng luôn là đường thẳng”. Một ví dụ khác có thể kể đến là quy luật cung cầu trong kinh tế học. Bằng quá trình lập luận diễn dịch, khi mọi yếu tố giữa nguyên và cung tăng thì ta biết là giá sẽ giảm, và ngược lại. Điều này đúng ở bất kì nơi nào hay bất kì thời điểm nào miễn là các điều kiện của nó vẫn đảm bảo. Thế nên, không cần thực nghiệm, ta dễ dàng thấy được sự phi logic nếu ai đó tuyên bố rằng “Tăng lương cơ bản ở California sẽ không gây mất số lượng việc làm như ở Texas”.
+Phenomenal world: Đây là “thế giới” mà chúng trải nghiệm. Những trải nghiệm mà chúng ta có được thông qua cảm quan, kinh nghiệm, kết hợp với các tiên nghiệm có sẵn trong tâm trí, chúng ta dần “nhào nặn” nên thế giới của riêng mình.
Sẽ có bạn thắc mắc rằng. Dựa vào đâu mà Kant cho rằng có sự tồn tại của các tiên nghiệm? Nếu các tiên nghiệm tồn tại ở “noumenal world”, nơi mà Kant cho là “vượt quá khả năng nhận thức của con người” vậy thì làm sao mà ta biết là chúng tồn tại ngay từ ban đầu khi mà sự tồn tại của tiên nghiệm phải xuất phát từ lý tính thuần túy?
Đây cũng chính là điểm mà Hegel không cảm thấy thỏa mãn với Kant. Hegel đồng ý với Kant về tầm quan trọng của lý tính trong việc nhận thức thế giới, thế nhưng ông ta cảm thấy Kant đã mắc sai lầm khi đặt ra một “giới hạn” cho lý tính (lý tính của con người không thể tương tác với noumenal world). Tham vọng của Hegel trong việc dùng lý tính để “thấu hiểu” tất cả đã dần đến cái gọi là “duy tâm tuyệt đối”. Đó cũng là cái twist chính trong Evangelion, một dự án “cải thiện con người” mà Seele và Ikari Gendo muốn thực hiện.
Trước khi đi vào phần chính của bài, mình muốn nói trước là cái mình muốn phân tích tiếp theo không phải là về cốt truyện, tức Lilith, Adam, ngọn giáo Longinus, rồi con người là hậu duệ Lilith, Angels là hậu duệ Adam các kiểu. Nó có hết trên wiki. Cái mình muốn phân tích là những ý tưởng này lấy từ đâu và nó có ý nghĩa thế nào.
HUMAN INSTRUMENTALITY PROJECT
Trong 2 ep cuối của Evangelion và movie The end, chúng ta biết được cả Gendo lẫn phe Seele đều theo đuổi cái gọi là “Human instrumentality project”. Dựa vào chỉ dẫn của Serrect Dead Sea Scrolls, Seele và Gendo sẽ “dẫn dắt” lịch sử đến giai đoạn cuối, đó là khi mọi hữu thể trên thế giới bị “tiêu diệt” (hay hóa thành nước cam cũng được) và tất cả “linh hồn” hòa quyện thành “một” (tức Giant naked Rei). Dù cách thức thực hiện tương đối giống nhau nhưng Gendo và Seele đều theo đuổi mục đích của riêng mình.
Với Seele, họ muốn nhân loại (hoặc bản thân họ) “tiến hóa” lên một dạng sống hoàn hảo và vĩnh cửu.
“Bring forth the true form of the Eva series. The true form will evangelize humanity. Through indiscriminate death and through prayer, we will return to our original state.”
Còn với Gendo thì ông ta muốn thông qua việc mọi “linh hồn” hòa lại thành “một” để “đoàn tụ với vợ ổng là Yui Ikari, người bởi “tai nạn” chục năm trước khiến cho “linh hồn” trở thành lõi của con EVA mà Shinji lái. Nhân tiện thì Gendo (và vợ ổng) cho rằng, việc “hợp nhất” sẽ giúp cho con người không còn đau khổ nữa. Bởi vì mỗi hữu thể đều có giới hạn, một khiếm khuyết nào đó. Bằng việc kết hợp lại thành “một”, khiếm khuyết của mỗi người sẽ được “lấp đầy” bởi người khác.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao nhất định phải trở thành “một”? Tại sao trước khi con người “tiến hóa”, họ phải trở về thành “một” trước? (We will return to our original state). Tiến hóa thường được hiểu theo nghĩa là “tiến lên” nhưng Seele và Gendo lại muốn đưa Nhân loại “trở về” trang thái cũ? Chẳng có gì khó hiểu ở đây cả, các nhà làm phim đang sử dụng Biện chứng 3 bước của Hegel. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần nói qua một chút về Hegel cũng như triết học duy tâm biện chứng của ông.
HEGEL VÀ WORLD-SPIRIT
Tương tự như Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) cũng là một tên tuổi lớn của triết học Đức. Như đã nói ở trên, Hegel cũng như những tên tuổi khác trong phái duy tâm Đức (Fichte, Schelling) phản đối việc Kant đặt ra giới hạn cho lý tính với việc chia ra “noumenal world” và “phenomenal world”.
Hegel cho rằng lý tính là không có giới hạn. Và thay vì chia ra làm 2 thế giới riêng biệt như Kant, Hegel đề nghị rằng chúng ta chỉ nên coi thế giới mà chúng ta đang sống là “real world” và bằng lý tính, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức trọn vẹn cái “real world” này.
Tiếp đến, Hegel đồng ý với Kant là thế giới là do tâm trí con người nhào nặn ra. Tuy nhiên, Hegel cho rằng “con người” đó không thể là một cá nhân, một “self” mà phải là tập hợp của infinite “self”, tức “true self” (world-spirit).
Để hiểu vì sao Hegel nói vậy thì ta phải nói qua một chút về thần học sáng thế (Creatology) và ảnh hưởng của Cách mạng Pháp (1789-1799).
TẠI SAO CHÚA TẠO RA VŨ TRỤ? ALIENATION NHƯ LÀ KHỞI ĐẦU CHO BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI
Dễ dàng thấy được trong Evangelion xuất hiện rất nhiều biểu tượng tôn giáo. Nào là Cây sự sống, Cây trí tuệ, Adam, Eva, Lilith, ngọn giáo Longinus,v.v Ngay cả cái tên Evangelion cũng làm liên tưởng đến Evangelicalism (Chủ nghĩa Phúc âm). Thế nên nhiều người hay dùng Cơ đốc giáo chính thống (Orthodox Christianity) để giải thích bộ phim. Thế nhưng thế là chưa đầy đủ.
Thuyết sáng thế của Orthodox Christianity từ thời Thánh Augustine (354-430) cho rằng Chúa tạo ra vũ trụ (hoặc thế giới), tạo ra sự sống (bao gồm con người) bằng tình yêu thương và sự hoàn hảo của Ngài. Thế nhưng Adam và Eva đã phạm vào điều cấm kị, muốn đạt được tri thức ngang hàng Đấng sáng tạo và ăn trái cấm. Thế là họ phải rời khỏi địa đàng, xa rời khỏi trạng thái hạnh phúc (với Chúa).
Tuy nhiên, trước Augustine có tồn tại loại thuyết sáng thế khác. Vào thế kỉ 3, Plotinus (một triết gia phái Platonism) cho rằng Chúa không tạo ra vũ trụ bằng sự hoàn mỹ và tình yêu. Ngài tạo ra vũ trụ bởi vì sự không hoàn mỹ và cần thiết. Có thể hiểu đơn giản thế này. Vào ban đầu, God và man vốn là “một”. Thế nhưng, “the one” này tự nhận thức được nó không hoàn hảo (hoặc bản thân nó vốn đã hoàn hảo, nhưng nhận thức của nó vẫn chưa đạt đến tầm có thể nhận ra sự hoàn hảo đó), vậy nên nó “tự tách” ra làm 2, là God và man. Cả 2 trải qua quá trình lịch sử, dần hoàn thiện và phát huy tối đa tiềm năng của mình. Để rồi đến ngày “hẹn ước”, God và man sẽ tái hòa nhập lại với nhau, trở về thành “một”, cùng với tiềm năng đã đạt được mức tối đa của cả 2. Tuy trở về trạng thái cũ, “the one” này khác với “the one” trước là nó đã đạt được (hoặc nhận thức đầy đủ) trạng thái godlike của nó.
Ta dễ dàng thấy, trong Orthodox Christianity, khởi nguồn của “alienation”, khiến con người “xa cách” với God là thuộc về vấn đề đạo đức, cụ thể ở đây là Tội tổ tông (Original sins). Cứu rỗi (Salvation), quay về với God, chấm dứt sự “xa cách” thiên về tính cá nhân. Hành động của mỗi cá nhân quyết định kết quả là các cá nhân ấy có được cứu rỗi hay là không. Augustine bằng cách nhấn mạnh vào “tội tổ tổng”, ông chỉ ra một sự thật là con người bản chất là một sinh vật không hoàn hảo (ai thích Fullmetal Alchemist thì có thể liên hệ đến 7 đại tội cũng được) và hàm ý rằng con người phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân họ.
Còn với Plotinus, sau này là Hegel, thì “alienation” lại mang tính siêu hình. Man “xa cách” với God là sự cần thiết, nhưng cũng là bi kịch.
Nhưng hãy nhớ rằng ở phần trước, chúng ta đã nói về việc Hegel muốn “phá bỏ” giới hạn về những gì lý tính có thể đạt được (nhận thức thế giới) mà Kant đặt ra, bằng việc gom “noumenal world” và “phenomenal world” thành 1, tức “real world”. Trong luận văn thời trẻ tên “The positivity of Christian Religion”, Hegel đã “hồi sinh” lại những chống đối việc Cơ đốc giáo chính thống “chia cách” God và man ra 2 thế giới riêng biệt (theo ngôn ngữ của Augustine là “City of God” và “City of man”). Ngay sau đó vài năm, Hegel đề ra giải pháp của riêng ông trong “The spirit of Christianity”. Đối lập với Orthodox Christianity, khi God trở thành con người qua hình hài của Jesus thì Jesus của Hegel lại ngược lại. Đối với Hegel, thành tựu của Jesus là từ con người và trở thành God. Robert C Tucker, giáo sư đại học Princeton, chuyên nghiên cứu về Soviet union, trong cuốn “Philosophy and Myth in Karl Marx” đã chỉ ra rằng:
“…is not God become man, but man become God. This is the key idea on which the entire edifice of Hegelianism was to be constructed: there is no absolute difference between the human nature and the divine. They are not two separate things with an impassable gulf between them. The absolute self in man, the homonoumenon, is not mere Godlike… it is God. Consequently, in so far as man strives to become “like God”, he is simply striving to be his own real self. And in deifying himself, he is simply recognizing his own true nature.”
Đến đây, ta thấy được “3 lần chấn động” trong Evangelion tương ứng với phương pháp biện chứng của Hegel, bao gồm 3 bước chính đề, phản đề và cuối cùng là hợp đề. Có thể tóm gọn như sau:
+Thesis (in-itself): tương đương với chấn động đầu tiên. “The self” nhận thức được sự không hoàn hảo của nó và bắt đầu tách ra thành “infinite self”. Các “infinite self” này vốn là một, nay vì muốn hoàn thiện mình, muốn trở nên hoàn hảo mà xa cách, vì thế khởi đầu cho cái gọi là “alienation”.
+Anti-thesis (for-itself): tương đương chấn động thứ 2. Con người vốn là “một”, vốn hiểu nhau (ở đây Hegel sử dụng ví dụ về các thành bang Hy Lạp cổ, khi con người sống quây quần trong 1 cộng đồng), nhưng để phát triển mình, cái tôi cá nhân của con người phải được tự do, phải được quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình (phân công lao động, chủ nghĩa tư bản,v.v). Thế nhưng cái giá cho việc này, tức tự do cá nhân, là con người ngày càng xa lánh nhau, các “self” ngày càng không thấu hiểu lẫn nhau, dẫn đến nhiều bi kịch, đau khổ. Có thể thấy rõ trong phim, con người vì tham vọng của họ mà gây ra “chấn động thứ 2”, làm một nửa dân số bị tiêu diệt. Mạch phim chính của NGE diễn ra ngay sau Second Impact. Đạo diễn Anno đã tinh tế sử dụng mối quan hệ giữa các nhân vật từ chính đến phụ để thể hiện sự “xa cách” giữa các “self”. Các nhân vật đều theo đuổi mục đích riêng của họ, họ gây đau khổ cho người khác để tránh bản thân chịu đau khổ, và vì họ yêu thương người khác, vậy nên bản thân họ cũng đau khổ theo.
“Sotto fureru mono”
Một khao khát được khẽ chạm… Nhưng lại không thể đạt được. Đó là “sự xa cách”. Là cái mà Anno đặt tên là “AT Field” (Absolute Terror Field), một “màn chắn” để con người bảo vệ họ khỏi đau thương, nhưng đồng thời cũng ngăn trái tim họ “khẽ chạm” nhau.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa Thesis và Anti-thesis, ta có bước thứ cuối cùng, tương ứng với “Third impact”:
+Synthesis (in-itself và for-itself): Cần phải hiểu là theo Hegel, “sự thật” chỉ có thể đạt được bằng cái “toàn thể”. Một ví dụ điển hình có thể kế đến là nếu bạn nhìn vào lịch sử triết học, sẽ thấy rằng có rất nhiều trường hợp triết gia này chịu ảnh hưởng từ triết gia kia nhưng học thuyết của họ lại có sự khác biệt đáng kể, việc ông sau “bash” ông trước là chuyện bình thường. Có thể kể đến như việc Kant chịu ảnh hưởng từ David Hume nhưng ổng lại bash Duy nghiệm. Duy tâm tuyệt đối như Hegel chịu ảnh hưởng lớn từ Kant nhưng ra sao thì thấy rồi đó… Thế nên Hegel cho rằng các học thuyết không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, cái sai của 1 học thuyết có thể dùng làm điểm phát triển cho một học thuyết “đúng hơn”, và cứ thế tiếp tục quá trình biện chứng để lịch sử có thể đi đến giai đoạn cuối của nó, khi đó “Weltgeist” (World-spirit, True self, Giant Naked Rei, whatever you call it) sẽ đạt được cái gọi là “Absolute Knowledge”. Khi đó “true self” (gồm infine self) sẽ “tự nhận thức” được giới hạn của nó và “tự sửa chữa”, để rồi tiến lên một tầng cao mới. Trong phim thì ta thấy các các “self” hòa lại thành “một” và bù đắp khuyết điểm cho nhau. Và thế là con người sẽ không còn đau khổ nữa và sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi? Ờ… dĩ nhiên là không. Nếu Evangelion chỉ dừng ở đây, nó chỉ là một tác phẩm “tàm tạm”, thậm chí có phần tầm thường. Tuy nhiên, Anno đã thông qua Shinji, quyết định phá vỡ cái kết “hạnh phúc” này và nhờ đó, Neon Genesis Evangelion trở thành một trong những tác phẩm có tính hiện sinh được thể hiện xuất sắc nhất trong lịch sử anime.
TỰ DO TUYỆT ĐỐI VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Vì sao các “self” của Hegel lại thù địch với nhau? Tại sao Asuka lại ghét Shinji, ghét Rei, Misato, ghét tất cả mọi người và ghét luôn cả chính bản thân cô? Tucker giải thích rằng, các “self” luôn hướng đến cái cái vô hạn, cái “tuyệt đối”. Thế nên nó không thể chịu được việc nhìn thấy những “self” khác, bởi vì thế có nghĩa là có ai đó tồn tại ngoài nó, có nghĩa là sự hiện hữu của nó chỉ có giới hạn chứ không vô hạn. Tucker chỉ ra rằng, cái “self” sợ hãi sự ràng buộc. Sự ràng buộc này là tất cả những gì có thể nghĩ đến, đó là luật lệ, đạo đức, là những “điểm tựa” cho cách mà con người hành động, là những mối quan hệ giữa người với người,v.v. Và bằng cách loại bỏ mọi ràng buộc, con người cuối cùng cũng có thể đạt được “tự do tuyệt đối”.
Nhưng Soren Kierkegaard, một triết gia hiện sinh vĩ đại, đặt câu hỏi: “Rồi sao nữa?”
Sau khi có được cái “tự do tuyệt đối” kia, con người sẽ làm gì tiếp? Anno Hideaki thể hiện điều đó không thể tuyệt vời hơn trong ep cuối cùng của NGE, khi ông cho Shinji “trải nghiệm” cảm giác lúc con người vứt bỏ mọi ràng buộc, giới hạn của họ. Con người có được thứ tự do mà họ mong muốn, nhưng những gì họ “trải nghiệm” (đó là nếu có thể dùng từ này), chỉ là một thế giới trống rỗng…
-Đây là gì? Một thế giới trống rỗng? Một thế giới không có bất kì ai?
-Đây là thế giới tự do tuyệt đối.
-Tự do?
-Đây là một thế giới tự do tuyệt đối. Một thế giới mà cậu không chịu bất kì giới hạn nào cả.
Đây là thế giới mà cậu có thể làm bất kì điều gì bản thân muốn. Nhưng cậu sợ hãi đúng không? Cậu sợ rằng cậu sẽ không biết phải làm gì đúng không? Đây, để tôi cho cậu một “chỉ dẫn”, một “điểm tựa”.
Giờ đây, cậu đã có “mặt đất”, cậu đã có thể đi lại tự do, làm những điều mình muốn, thậm chí thay đổi thế giới này. Thế nhưng, cái “tự do tuyệt đối” của cậu đã mất đi một chút... Bởi vì giờ đây hành động của cậu phụ thuộc vào một “điểm tựa”.
Cậu muốn gì nữa? Một danh tính? Muốn nhận thức được bản thân? Để tôi cho cậu “mẹ”, người đầu tiên cậu gặp mặt khi cất tiếng khóc chào đời. Nhờ nhận thức được “mẹ”, cậu nhận thức được bản thân, cậu có được “danh tính” đầu tiên, nhưng đồng thời, cậu cũng không còn là cái “tuyệt đối” nữa. Vẫn muốn tiếp tục chứ?
Lần này là gì nữa? Bạn bè ư? Đây là Rei, là Asuka, Toji, Kensuke, Hikari. Giờ đây cậu đã có những mối quan hệ, đồng thời cũng là những ràng buộc lớn hơn. Cậu có thể hạnh phúc nhưng cũng có thể đau khổ với những mối quan hệ này, nhưng có một điều chắc chắn, cậu đã không còn “tự do tuyệt đối nữa”.
Nhiều người sẽ thấy khó hiểu khi Shinji lựa chọn như vậy. Chọn lấy một thế giới có vô số ràng buộc so với một thế giới “tự do tuyệt đối”. Chọn một tương lai tồn tại sự đau khổ so với một “hiện tại” mãi mãi hạnh phúc ngay trước mắt. Nhưng có lẽ Kierkegaard sẽ đồng tình với Shinji.
LEAP OF FAITH- CÁCH CON NGƯỜI TÌM KIẾM HẠNH PHÚC
Soren Kierkegaard (1813-1855) trong một trong những tác phẩm cuối đời ông, “Sickness Unto Death” (1849) đã cho rằng con người luôn tuyệt vọng bởi sự xung đột giữa 2 trạng thái.
“Inner God” cho con người trí tưởng tượng về những tương lai khả dĩ, thậm chí là vĩ cuồng. Tôi muốn thành người có thể đem lại hạnh phúc cho toàn thế giới. Tôi muốn người yêu tương lai của mình là hoa hậu. Tôi muốn trở thành nhà khoa học vĩ đại. Tôi muốn và tôi muốn.
Nhưng “Inner Worm” kéo con người trở lại thực tại, bằng cách cho họ thấy những khiếm khuyết, những giới hạn của bản thân họ, của xã hội, của những gì thuộc về bản chất con người. Và thế là con người tuyệt vọng. Họ vừa muốn nguyện ước của bản thân trở thành hiện thực. Nhưng mỉa mai là, họ không dám nhìn thẳng vào sự thật để có thể tiến lên. Họ mong ước được hạnh phúc, nhưng chẳng muốn bỏ công sức để tìm kiếm hạnh phúc. Họ muốn tương lai thay đổi theo chiều hướng tốt hơn nhưng lại sợ hãi không muốn thay đổi hiện tại. Bởi vì, họ tự hỏi: “Lỡ như nó tệ hơn bây giờ thì sao?”
Hay như kinh tế gia vĩ đại, Ludwig von Mises chỉ ra trong Liberalism (1927):
““Trong cả triệu người chưa chắc đã có một người thực hiện được tham vọng của mình. Thành quả lao động của một người, ngay cả một người được số phận mỉm cười, cũng còn cách xa với những ước mơ của tuổi thanh niên. Hàng ngàn trở ngại đã làm tiêu tán mọi kế hoạch và ước mơ, con người hoá ra là không đủ sức thực hiện những mục tiêu mà họ hướng tới. Mộng ước không thành, kế hoạch tan vỡ, lực bất tòng tâm - đấy là những kinh nghiệm cay đắng nhất của mỗi người. Nhưng cũng là số phận của con người nói chung.
Có hai cách phản ứng. Goethe đã dùng trí huệ thực tiễn để nói về một trong hai cách đó như sau:
Ngươi có tưởng tượng được rằng ta phải căm thù cuộc đời,
Phải chạy vào đồng vắng
Vì không phải mọi ước mơ của ta đều đơm hoa kết trái? - Prometheus gào lên. Còn Faust, trong “thời khắc cao quí nhất” ấy, đã nhận ra rằng “câu nói khôn ngoan nhất” chính là:
Người mỗi ngày không chiến đấu cho tự do và cho cuộc đời
Thì cũng chẳng đáng sống và cũng chẳng đáng được tự do.
Không có rủi ro nào trên đời có thể bẻ gãy được một người có ý chí và tinh thần như thế. Người chấp nhận cuộc đời như nó vốn là và không bao giờ để cho nó đè bẹp, sẽ không tìm an ủi trong “những lời dối trá có tính chất cứu rỗi” làm chỗ dựa cho niềm tin đã tan nát của mình. Nếu thành công được chờ đợi từ lâu vẫn không tới, nếu những thăng trầm của số mệnh có phá hoại tan tành trong phút chốc những thành quả được xây đắp bằng nhiều năm lao động chuyên cần thì người đó sẽ chỉ càng quyết tâm hơn mà thôi. Người đó có thể nhìn thẳng vào tai hoạ mà không hề tỏ ra tuyệt vọng.””
Kierkegaard trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “Kính sợ và run rẩy” (Fear and Trembling), đã đề nghị rằng, để tìm kiếm hạnh phúc địch thực, để thực sự “tồn tại”, chúng ta phải “dám” sử dụng một “bước nhảy”. Kierkegaard gọi nó là “bước nhảy niềm tin” (A leap of faith). Đó là mỗi cá nhận phải tự nhận ra là họ thực sự mong muốn cái gì, bên cạnh đó, cũng phải nhận ra những giới hạn của bản thân họ. Sau cùng, nếu họ vẫn muốn có được cái họ tìm kiếm, họ phải hành động. Họ phải MUỐN hành động. Và dù kết quả là tốt hay xấu, là thỏa mãn hay không thỏa mãn, cá nhân phải nhận ra và chấp nhận rằng, đó là hành động của họ và chính họ, chứ không phải ai khác, không phải xã hội hay thế giới, là người phải chịu trách nhiệm cho chính hành động đó.
Đó là những gì mà Ikari Shinji lựa chọn.
“Tôi là một kẻ nhát gan, hèn hạ và yếu đuối.
Tôi ghét bản thân mình.
Nhưng…
Tôi có thể yêu quý bản thân mình!
Tôi là tôi! Tôi muốn là bản thân tôi!
Tôi muốn tiếp tục tồn tại trên thế giới này!”
“Miễn là tiếp tục sống. Những điều tốt đẹp nhất định sẽ tới”- Osamu Tezuka
Nếu bạn hiểu được điều này thì… Omedetou! XIN CHÚC MỪNG!
P/s: Nhân tiện thì nhiều người thắc mắc về 2 cảnh. Đó là Shinji “France” trước giường bệnh của Asuka và Shinji bóp cổ Asuka sau khi nó chọn từ bỏ “tự do tuyệt đối”. Thật ra giải thích cũng đơn giản. Cảnh đầu là Shinji nhân lúc không có ai, đã “thử” trút bỏ ràng buộc về mặt đạo đức cũng như quan hệ để “France”. Nhưng sau khi nếm trải cảm giác “tự do tuyệt đối” xong, nó bóp cổ Asuka là để “kiểm tra” thử xem việc đó có tồn tại bất kì ràng buộc nào không (vd như cảm giác tội lỗi, đau khổ), như một cách để check thử xem là nó đã thoát khỏi cái thế giới “không có ràng buộc” kia chưa. Btw, baka Shinji.
 
Mời các bạn đón đọc Đặc Nhiệm Không Gian của tác giả Yoshiyuki Sadamoto.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 48.000

Giá bán

43.000

Giá bìa 48.000

Giá bán

43.000