DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Đời riêng nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam

Bà đã sống trọn vẹn với non sông đất nước, nhưng đời riêng, hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của bà lại không trọn vẹn, khi phải chịu nhiều hy sinh, mất mát.


Trong cuốn Sen hồng trong bão táp (NXB Phụ nữ, 2015), tác giả Trầm Hương đã có nhiều trang viết xúc động về bà Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Tác giả cho biết chưa có người phụ nữ nào được vinh dự nhận lấy sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân như bà Nguyễn Thị Định. Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”. Năm 1974, bà được phong quân hàm cấp thiếu tướng. Năm 1982, bà được bầu Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ dân chủ quốc tế; năm 1986, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước… Nhưng đằng sau những vinh quang, huyền thoại Nguyễn Thị Định là sự hy sinh, mất mát và những giọt nước mắt mà bà đã lặng lẽ giấu kín trước đêm của cuộc cách mạng.

Doi rieng nu tuong dau tien cua QDND Viet Nam hinh anh 1
Chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ảnh tư liệu.

Nỗi đau mất chồng

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có 10 người con (bà là út) ở Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, thuở nhỏ Nguyễn Thị Định được người anh ruột thứ ba tên là Chẩn dạy chữ. Anh Chẩn tham gia hoạt động cách mạng từ sớm nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc đời và chí hướng của bà sau này.

Năm 16 tuổi, Út Định trổ mã con gái, xinh đẹp hẳn lên. Nhiều gia đình giàu có đánh tiếng dạm hỏi. Nhưng Út Định không quan tâm điều ấy mà say sưa lắng nghe anh Chẩn và các bạn diễn thuyết, rồi tham gia rải truyền đơn, làm giao liên, lo cơm nước, tham gia các hội tương tế ái hữu, cổ động báo “Dân chúng”. Trước sức ép của gia đình, Út Định gặp các anh, đòi đi làm cách mạng, bởi ở nhà không còn cách nào khác. Hiểu thấu được hoàn cảnh Út Định, các anh đã lặng lẽ sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa cô với anh Ba Bích, một trong những người cùng chí hướng hoạt động với anh trai cô. Buổi gặp hôm ấy đã trở thành định mệnh, kết chặt hai người với nhau. Sau buổi gặp đó, anh Bích chính thức cầu hôn. Gia đình Út Định vốn quý một thanh niên trí thức, có chí hướng nên sẵn lòng tác hợp cho đôi trẻ. Họ sống bên nhau những ngày trăng mật ngắn ngủi. Rồi anh Bích lại đi hoạt động. Chị ở lại bám cơ sở. Sau này, chị mới biết anh là tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bến Tre, bộ phận hoạt động công khai.

Khi chị Út Định (Ba Bích) sinh con trai, anh mừng vô kể, cùng chị thức canh con. Đó là những ngày hạnh phúc nhất của đôi vợ chồng trẻ. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì giông tố ập đến. Mới sinh con 3 ngày, mật thám đến bắt anh Bích.

Doi rieng nu tuong dau tien cua QDND Viet Nam hinh anh 2
Bà Nguyễn Thị Bình (trái) và bà Nguyễn Thị Định trong Chiến tranh chống Mỹ. Nguồn: TTXVN.

Từ khi anh Bích bị bắt vào tù, chị chỉ được bồng con đến thăm anh có một lần. Hai người chỉ kịp trao đổi nhanh một số điều. Anh Bích nói bị kết án 5 năm tù, 5 năm đày đi biệt xứ (Côn Đảo). Chị nói sẽ gửi con để đi thoát ly. Chị hỏi anh “Đặt tên con là gì”. Anh trả lời “Là On. Em nhớ không?”.

Chị đặt tên con là On (ngụ ý là viên ngọc tình yêu mãi tỏa sáng của 2 người) như anh căn dặn, còn tên khai sinh của con là Nguyễn Ngọc Minh, Ngay hôm sau, 19/7/1940 (chưa đến ngày hẹn tổ chức thoát ly) thì chị Ba Bích bị mật thám bắt. Chúng tuyên bố đưa chị đi Bà Rá, buộc chị phải gửi con ở nhà.

Những ngày ở Bà Rá, những đòn roi, tra tấn nhục hình không đánh gục được ý chí của người phụ nữ kiên trung. Nhưng trái tim chị bị gặm mòn, hủy hoại vì nỗi khổ đau. Tin anh Bích ngoài Côn Đảo vẫn biền biệt. Nỗi nhớ con đốt cháy lòng người mẹ… Chứng bệnh tim càng lúc càng hành hạ chị. Chị bị ngất liên tục. Chị em nữ tù quyết liệt đấu tranh. Cuối cùng, chúng chấp nhận đưa chị về điều trị tại nhà thương Biên Hòa. Năm 1943, chị Ba Bích (Ba Định) được bọn Pháp đưa về quản thúc tại địa phương.

3 tháng sau, vết thương những ngày ở Bà Rá chưa khỏi thì chị nhận được hung tin, anh Bích đã hy sinh ngoài Côn Đảo. Đó là vết thương đau lớn nhất đời. Chị không còn nước mắt để khóc, nửa điên nửa dại. Nhiều đêm, chị lần bước ra nơi anh chị hẹn gặp nhau lần đầu tiên, ngồi khóc một mình… Chị muốn đi tu, muốn chết đi cho xong, nhưng chị lại nhớ đến lời anh căn dặn: “Dấn thân vào cách mạng là phải chịu tù đày cái chết”. Nghĩ đến bao đồng chí còn bị tù tội, đã hy sinh, chị cứng rắn hẳn lên… Năm 1944, phong trào Việt Minh lên mạnh, chị bắt liên lạc với tổ chức. Chị gửi con cho mẹ và lao vào công tác.

Nỗi đau mất con 

Trong Cách mạng tháng Tám, người góa phụ trẻ đã cầm cờ dẫn đầu hàng nghìn quần chúng tay dao, tay gậy, băng, biểu ngữ rầm rộ chiếm thị xã Bến Tre… Chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève ký kết, bà Nguyễn Thị Định quyết định ở lại miền Nam, chỉ mình anh On ra Bắc. Nhưng có ngờ đâu đó lại là cuộc chia ly vĩnh viễn giữa hai mẹ con.

Doi rieng nu tuong dau tien cua QDND Viet Nam hinh anh 3
Trang 1, 4 Lệnh số 21 ngày 16/4/1974, phong quân hàm cấp thiếu tướng cho bà Nguyễn Thị Định. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Tiễn con đi rồi, bà tiếp tục cuộc đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Genève. Ngày 2/9/1960, trong chuyến công tác, tranh thủ phút yên tĩnh hiếm hoi, bà viết cho con trai bức thư chan chứa tình thương của người mẹ. Bà không khỏi xốn xang khi 6 năm xa cách mà chỉ duy nhất một lần nhận được thư con. Bức ảnh của On gửi về đủ làm lòng người mẹ vui sướng, tự hào. Bà nghĩ đến một tương lai tốt đẹp cho con.

Vừa gửi xong lá thư, trở về cơ quan tỉnh ủy thì bà nhận được bức điện “Cháu On con chị Ba, bị bệnh mất ngày 4/5/1960”. Bà bàng hoàng, sửng sốt, thấy trời đất quay cuồng. Bà cố không để mình ngất xỉu trước mặt các đồng chí, nhưng trái tim như có bàn tay bóp nghẹt. Lần đầu nghe tin chồng hy sinh ngoài Côn Đảo, nỗi đau cũng ập đến như vậy. Nhưng nỗi đau lại nhân lên nhiều lần hơn, bởi On là tình yêu, là tất cả niềm hy vọng của bà. Tin buồn ấy nhanh chón lan ra tỉnh, anh em cán bộ đều làm một điều gì đó để chia sẻ nỗi đau với bà. Chính tấm lòng của nhân dân đã động viên bà dần vượt qua nỗi đau đó. Máu đồng bào còn tiếp tục chảy, sứ mạng duy trì tiếp ngọn lửa đồng khởi còn nặng trên đôi vai bà. Người chỉ huy nén đau nước mắt, tiếp tục bước tiếp vào cuộc chiến đấu quyết liệt.

Doi rieng nu tuong dau tien cua QDND Viet Nam hinh anh 4
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Thị Định (thứ hai, từ phải sang) thăm hỏi các thương binh nặng ở Thành phố Hồ Chí Minh (27/7/1992). (Ảnh: Tứ Hải/TTXVN)

Hòa bình lập lại và sau khi đã hoàn thành mọi nhiệm vụ nhà nước giao, bà mới có điều kiện đưa hài cốt con trai mình về quê hương. Theo lời kể của bà Trương Thị Mỹ Hoa, người có 7 năm liền làm việc bên bà Nguyễn Thị Định mà tác giả Trầm Hương dẫn trong sách, cho biết: “Tôi không thể quên được hình ảnh dì Ba trong một lần vào Nam. Hôm ấy, tôi tiễn dì Ba đi. Dì Ba dậy từ rất sớm. Dì Ba bước ra xe, trên vai, một bên là gói hài cốt đứa con trai yêu, một bên là gói hài cốt của con trai của đồng chí mình. Dì Ba cho bốc mộ hai đưa con miền Nam đã chết ở miền Bắc, đưa các anh trở về quê hương xứ sở khi nước nhà đã thống nhất. Hành lý chị Ba sau khi từ chức vụ chỉ có vậy. Dì ba lầm lũi bước ra xe trong thời tiết buốt giá. Tôi không hiểu lòng người mẹ đau đớn lạnh lẽo đến mức nào. Nước mắt tôi cứ trào ra…”.


Giá bìa 139.000

Giá bán

69.499

Giá bìa 139.000

Giá bán

69.499