Trận chiến tranh Crimea diễn ra trong hai năm, từ 1854 đến 1856, nơi được nhà văn
Tolstoï đến tận nơi, sống, nhìn cảm... và viết thành tác phẩm
Sebastopol, là một trận chiến gây ra bởi chính sách hiếu chiến của Nga hoàng Nicholas I. Vị quân chủ Nga La Tư này là vị vua độc tài nhất trong tất cả những vị vua độc tài của lịch sử quân chủ Nga. Nga hoàng Nicholas I luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực và biên giới nước Nga về phía biển Balkans và Bosporus. Để chống lại sự bành trướng này của Đế quốc Nga, hai nước Anh Pháp phải đồng minh với nhau và dùng quân lực ngăn cản.
Về phía Anh và Pháp, mặc dầu họ mở chiến tranh với Nga để bảo vệ những quyền lợi riêng của đất nước họ, nhưng họ vẫn gọi cuộc chiến tranh này với danh hiện cao đẹp là "cuộc chiến tranh của văn minh chống lại man dã". Như vậy một bên là quân Nga, một bên là Liên quân Anh-Pháp, bắn giết nhau ở biển Crimea. Rồi quân Nga bị vây trong thành phố hải cảng Sebastopol.
Cả hai phe đều vi phạm những lỗi lầm quan trọng về chiến thuật, chiến lược. Con số tổn thất của hai phe đều lên cao. Ngưới ta ước lượng rằng sau hai năm chiến đấu trong Sebastopol bị bao vây và tấn công, quân đội Nga thiệt hại khoảng hơn 100.000 binh sĩ thương vong trong khi Liên quân Anh-Pháp mất tới 500.000 binh sĩ. Hậu quả quan trọng nhất của trận chiến tranh Crimea, là quân đội Nga bị tiêu tan huyền thoại bách chiến bách thắng, đánh đâu được đấy, đồng thời trận chiến này cũng trình bày với thế giới tình trạng lạc hậu của nền kinh tế và hành chảnh của Đế quốc Nga. Trận chiến này gây thiệt hại lớn cho chế độ quân chủ Nga La Tư. Nó làm cho những người Nga bảo thủ nhất, bảo hoàng nhất, cũng phải nghĩ rằng xã hội Nga nằm dưới chế độ quân chủ độc tài tuyệt đối của Nga Hoàng Nicholas I là một xã hội bị bóp nghẹt, chết cứng, không có tương lai và việc cần thiết phải làm ngay là việc cải tạo xã hội ấy. Phong trào đòi cải tạo xã hội nổi lên mạnh ở trong lãnh thổ Nga sau trận Sebastopol. Nga hoàng Nicholas I tuy độc tài và tàn bạo nhưng cũng phải chiều theo phong trào này. Cải cách lớn nhất của xã hội Nga sau trận Sebastopol là quyết định giải phóng nông nô Nga vào năm 1861.
Tolstoï vừa đúng hai mươi lăm tuổi khi ông tới thành phố pháo đài Sebastopol bị bao vây vào tháng Mười năm 1854. Khi ấy, tuy còn trẻ nhưng Tolstoï đã là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm chiến trường, bởi vì trước đó ông từng phục vụ trong một đơn vị pháo binh ở miền Cossack và từng lập được nhiều quân công, được thưởng nhiều huy chương. (Về sau Tolstoï lấy những kỷ niệm trong thời gian ông chiến đấu ở miền Cossack để viết thành truyện dài The Cossacks). Đầu năm 1851 Tolstoï tình nguyện gia nhập quân đội Nga đang chiến đấu với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở mặt trận Wallachia. Rồi khi quân đội Nga phải rút lui từ những thành phố dọc theo sông Danube về nước và pháo đài Sebastopol bị địch quân bao vây, cần tiếp viện, Tolstoï lại tình nguyện đến Sebastopol.
Khi đã nhận rõ sự phi lý của chiến tranh, Tolstoï bắt đầu ca ngợi sự hiền hòa của tinh thần Thiên Chúa giáo, tinh thần này ngự trị tâm hồn ông suốt từ đó cho tới phút ông nhắm mắt lìa đời. Điều đáng nói nhất về Truyện Ký Sebastopol là cách nhận xét, diễn tả chiến tranh trong truyện này của Tolstoï đã ảnh hưởng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những nhà văn viết về chiến tranh hay nhất thế giới sau này như
Stephen Crane và
Ernest Hemingway. Và chính Tolstoï cũng bị ảnh hưởng của
Stendhal, ông tự nhận rằng Stendhal đã dạy cho ông biết chiến tranh là gì và làm ông hiểu được chiến tranh. Có lần, Tolstoï nói với một người bạn văn:
"Hãy đọc kỹ đoạn Stendhal tả trận Waterloo trong La Chartreuse de Parme. Trước Stendhal, làm gì có ai tả chiến tranh như thế? Tôi muốn nói là tả chiến tranh theo đúng sự thực. Bạn hãy nhớ lại cảnh anh chàng Fabrice cưỡi ngựa chạy trên chiến trường mà hoàn toàn ‘không hiểu gì cả’..."
Trong những năm cuối cùng của đời ông, ông viết bản
Tôi Thú Tội và quyết định từ bỏ tất cả những lạc thú ở đời, viết chúc thư chia gia sản cho người nghèo và bỏ nhà đi nằm chết lạnh lẽo trong một nhà ga vắng vẻ, tiêu điều. Nhưng giữa thời gian nhà văn sống trong thành phố Sebastopol bị bao vây và viết tập Tôi Thú Tội, còn có khoảng thời gian văn tài của ông lên tột độ khi ông viết
Anna Karenina và
Chiến Tranh và Hòa Bình. Tuy sống và viết, không lúc nào ông quên hoài bão thành lập một tôn giáo mới, thực tế, đem hạnh phúc đến cho con người ở ngay kiếp này đến với ông ở Sebastopol, vì tinh thần hiền hòa, yêu thương nhân loại, phản đối chiến tranh vẫn chan hòa trong hai tác phẩm lớn trên đây của ông.
Mời các bạn đón đọc
Tình Trong Chiến Hào của tác giả
Lev Tolstoy.