Gia Định thành thông chí hay Gia Định thông chí là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thờiNguyễn Hữu Cảnhvào kinh lược đất này từ năm1698cho đến những năm đầuthế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam.
Bộ sách được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thờinhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một tác phẩm kinh điển và ở khía cạnh nào đó là tác phẩm chính thức về Nam Bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử, quan lại Nam Bộ hầu như đều phải nắm rõ sách này[2]. Các sử gia triều Nguyễn đã dựa vào sách này để soạn các bộ:Đại Nam thực lục(Tiền biên),Đại Nam liệt truyện(Tiền biên),Đại Nam nhất thống chí(phần Lục tỉnh Nam bộ). Năm 1862, sau khithực dân Phápchiếm được ba tỉnh miền ĐôngNam kỳgồmGia Định,Định Tường,Biên Hòađã tổ chức biên dịch ngay sách này thành tiếng Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ. Tại Trung Quốc, sách này cũng được xuất bản cùng vớiLĩnh Nam trích quái, vàHà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phảnăm 1991 nhằm giúp hiểu rõ hơn về lịch sử di dân sang Việt Nam của người Trung Quốc vào đầu thờinhà Thanh.
Gia Định thành thông chílà sách đầu tiên mô tả kỹ lưỡng sông núi miền Nam, cũng như mô tả kỹ càng các khu vực hành chính Gia Định từ trấn, phủ tới thôn, lân; các sách địa chí đời sau, nhưĐại Nam nhất thống chíở đờiTự Đứccũng không mô tả kỹ hơn[5]. Tên các núi, sông được ghi bằng chữ Hán và chú thêm chữ Nôm, rất tiện lợi cho việc tra cứu, không như các sách địa chí từ thời Minh Mệnh trở về sau chỉ chép tên dịch nghĩa bằng chữ Hán, ví dụ Chợ Củi chép thành Sài Thị[5]. Trong chươngPhong tục, tác giả đã kỹ lưỡng trong việc chú giải cách phiên âm chữ Nôm của mình:Nếu gặp quốc âm hay tên địa phương thì cũng lấy trong sách chữ Hán có âm y hệt hay na ná rồi thêm vào trên đầu hay bên hông trái, khi thì bộ sơn để chỉ chữ thuộc núi non, bộ điểu thuộc chim chóc, bộ mộc thuộc cây cối, bộ thảo thuộc hoa cỏ...
***
Giữa vũ trụ, khí Khinh-thanh nổi lên trời, chất trọng-trọc ngưng dưới đất. Từ đời Bàn-cổ khai phá khi chất hỗn-độn mà thoát ra, từ đó vật loại mới hóa sanh ra nhiều. Những khu đất ở giữa rộng lớn thì gọi là trung-châu, còn bốn phía đông tây nam bắc đều tùy các chỗ mà gọi danh hiệu, chứ khi đầu chưa có hoạch định cương giới từng nơi nào cả. Kịp khi khí-vận lần mở, nhân dân lần đông, khi ấy vua Hoàng-đế (2697-2596 trước Dương-lịch) vạch ra khu vực, vua Thần-vũ (đời Hạ 2205-2198 tr. D.L.) chia ra làm 9 châu, có sách vở tương truyền. Nhưng ở Trung-quốc chỉ biết có 9 châu mà thôi, chứ sự thực thì ngoài 9 châu ấy ra lại có 9 châu nữa, cũng như ngoài bốn biển còn có 4 biển nữa. Như sách nhà Phật có nói: "4 Đại-bộ-châu" vậy thì những nước biết ăn gạo lúa mặc tơ lụa, chẳng biết còn có bao nhiêu nước nữa, chỉ vì sách xưa thiếu sót đó thôi.
[1b] Như vậy thì sơn hà nhân vật có phải ngày nay mới khai sinh ra đâu ? Như người Tây-dương bảo có "tân-thế giới" là cuộc theo cái kiến thức hạ-trùng[1] tỉnh-oa[2] tất nhiên không được hiệp lý vậy.
Do đó mà ta nhận thấy từ khi ngao-cực (trụ cá ngao)[3] đã lập, hồng-trảo[4] (móng chim hồng) đã phân, trời đất mở ở hội Tý, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, đất mở ở hội Sửu, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, người sinh ở hội Dần, thì người Gia-định cũng đồng thời sinh từ khi ấy, không phải trong ấy có chỗ riêng sinh riêng dưỡng riêng che riêng chở gì. Còn những cương thường, thân thể, ẩm thực, ngôn động, thì người thuở ấy bẩm thụ thiên tánh cũng như những người đời nay; hoặc có khác là chỉ khác sự ăn mặc vật dụng, xưng hô danh mục, do theo sự tập thượng của người, tùy theo thế đại Văn-minh hay chất phác mà biến chuyển đó thôi; ấy là lý tất nhiên vậy.
Nhưng thật ra, những người trong thời đại ấy [2a] ngày thường không biết sẽ làm việc gì ? Lúc đi cũng không biết sẽ đi đến đâu ? Cả đời già chết không qua lại nhau, lại ở khoảng giữa trời đất minh mông rộng lớn, núi sông cách trở, hiểm yếu, mà kiến thức của con người thì có hạn, ví như dừng chân đứng nơi bờ biển, phóng tầm con mắt trông ra ngoài khơi, chỉ thấy lai láng mờ mịt, mặt nước sát với chân trời, không tiến được nữa, bèn chỉ chỗ mình trông thấy nhận cho là chỗ trời đất tận cùng, như vậy đâu phải là lời nói đã do sự thấy biết một cách chắc chắn rõ ràng.
Vậy cho nên đời vua Thần-nông địa giới phía nam đến Giao-chỉ, đời vua Hoàng-đế phía nam đến sông Giang, đời Ngu-thuấn Hy-thúc trắc nghiệm khí hậu cũng chỉ đi đến Nam-giao; đời Hạ-vũ tuần hành phía nam, hội chư-hầu cũng tại Đồ-sơn (huyện Thọ-xuân tỉnh An-huy), ấy là cứ theo chỗ thanh giáo phổ cập và dấu chân đi đến mà biên chép theo sách vở đó thôi. Còn ngoài ra thế nào, phải đợi người đời sau, chứ chưa có thể cứu xét đến cùng. Vậy thì Gia-định của nước ta [2b] không biên vào sử sách của Tàu cũng vì lẽ ấy. Nếu không phải như vậy, thì sao đối với một khu vực vĩ đại cách tỉnh Hà-nam của Trung-quốc là nơi Kinh-đô của các vị đế vương ngày xưa, chỉ có 13.189 dặm, vả lại đất ấy liên tiếp cùng nhau nằm trong bốn biển, các nước đều đã giao thông, không phải sánh như nước ở hẻo lánh xa xôi; mà từ kỷ-nguyên Giáp-thìn (2597 trước Tây lịch) đời Đế-Nghiêu đến năm Nhâm-tuất (1802) niên hiệu Gia-khánh đời Thanh, trải qua 4164 năm mà sách sử Trung-hoa không từng nói đến, mãi cho đến năm nước ta bắt đầu sang cống hiến, thì tên Nông-nại (Gia-định, tục danh là Đồng-nai, người Thanh gọi là Nông-nại) mới thấy bày rõ ở nơi sử-quán, ấy là một điểm lớn mà sách xưa còn thuyết lược vậy.
Lại cử một tỷ lệ nữa mà nói: như phía bắc Trung-hoa có Mãn-châu, Mông-cổ, phía tây có Tây-dương Thổ-lỗ [3a], phía đông có Lưu-cầu, Lữ-tống, các nước ấy đất rộng lớn có đến hơn vạn dặm, đất nước nhỏ cũng không dưới vài ngàn dặm, đều có nước phụ dung thuộc quốc la liệt như sao đăng, đời sau sử sách luôn luôn bày tỏ trước tai mắt người, vậy đâu nên vịn lấy cớ sách xưa không chép danh hiệu mà gác bỏ ra ngoài, chứ không kể đến hay sao ? Như vậy là sự học vấn của bọn thư-sinh theo những kiều-ngôn[5] truyền thuyết vào lai, chứ không phải là lối học hỏi in sâu vào lòng.
Nhưng thời đại khác nhau, sự nghiệp đều khác, chính-sách kiết-thẳng[6] không ghi nhớ được xa, chỉ nhớ việc cận liền, cứ theo ngôn-luận, chứ không có sáng tác sử sách nên không lấy làm lạ gì sách Ngoại-kỷ của Lưu-đạo-Nguyên lượm lặt nhiều việc kỳ quái vậy. Nay chỉ lựa lấy điều nào trọng yếu xác thật có khảo chứng để biên chép, vậy là chẳng những lý đương nhiên, mà cũng là cái thể bất đắc bất nhiên vậy.
[3b] Gia-định ngày xưa nguyên đất của Thủy-chân-Lạp (tức nay là nước Cao-miên, có biệt danh Lục-chân-Lạp và Thủy-chân-Lạp), đất ruộng phì nhiêu có địa lợi sông biển cả muối và lúa đậu rất nhiều. Các Tiên-hoàng-đế triều ta (tức triều Nguyễn) chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho Cao-miên ở, nối đời làm phiên-thuộc ở miền nam, cống hiến luôn luôn. Đến đời vua Thái-tông Hiếu-triết hoàng-đế năm thứ 11 Mậu-tuất (1658) tháng 9 (tức Lê-thần-Tông hiệu Vĩnh-thọ nguyên-niên, Thanh Thuân-trị năm thứ 14), Vua nước Cao-miên là Năc-ong-Chân phạm biên-cảnh ( Ghi chú: người Cao-miên không có họ, những con cháu nhà vua đều xưng là Nặc-ong, còn chữ Chân là tên người, mà mạng danh thì lấy chữ tốt đẹp, tuy ông cháu cũng đồng tên mà không kiêng cữ. Nước ta có gởi văn-thơ xuống cho nước ấy, thì xưng là " Cao-miên quốc-vương Nặc-ong (Mỗ )"... là lấy cái tên của con vua nước ấy mới được phong mà gọi. Còn như Vương-tước nước ấy tự-xưng thì có 11, 12 chữ đến 23, 24 chữ, tùy ý dùng chữ tốt đẹp chứ không định lệ). Khâm mạng Trấn-biên-dinh ( Ghi chú: khi đầu khai thác, phàm những chỗ đầu biên-giới gọi tên là Trấn-biên . Xét Trấn-biên đây, tức là trấn Phú-yên ngày nay), Phó-tướng Yến-vũ-Hầu, [4a] Tham mưu Minh-lộc-Hầu, và Tiên-phong Cai-đội Xuân-thắng-Hầu đem 3 ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mỗi-xuy (hay Mô-xoài) nước Cao-Miên, đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy là Nặc-ong-Chấn giải về hành-tại dinh Quảng-bình. Vua dụ cho tha tội, và phong Nặc-ong-Chấn làm Cao-miên quốc-vương, cho được giữ đạo phiên-thần của Việt-nam, lo bề cống-hiến, không được xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương, và khiến quan binh hộ tống về nước.
Khi ấy địa đầu Gia-định là Mỗi-xuy (hay Mô-xoài) và Đồng-nai (tức nay là đất Biên-hòa trấn) đã có lưu dân của nước ta đến ở chung lộn với người Cao-miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao-miên khâm phục oai đức của triều-đình, đem nhượng hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không dám tranh trở chuyện gì.
[4b] Mùa xuân tháng 2 năm Giáp-dần (1674) đời vua Thái-tông Hiếu-triết hoàng-đế (chúa Hiền Nguyễn-phúc-Tần) Nặc-Đài Cao-miên (xét sách Nam-việt-chí của Nguyễn-bảng-Trung gọi là Nặc-Ô-Đài, sách Phủ-biên-lục của Lê-quý-Đôn gọi là Nặc-Đài đuổi vua nước ấy là Nặc-ong-Non, Non chạy sang cầu cứu, vua sai Thái-khang dinh tướng Dương-lâm-hầu làm Thống-xuất, Tham-mưu Diên-phái-hầu hiệp lý biên-vụ, đem binh đi tiến thảo.
Tháng 4, phá vỡ luôn được 3 lũy: Sài-côn (nay là đất Phiên-an trấn) Gò-bích và Nam-vang. Nặc-Đài thua chạy rồi tử trận.
Nặc-Thu đến xin hàng. ( Ghi-chú:xét sử Cao-miên về ngôi vua gồm có 3 đẳng, Chánh-vương, Nhị-vương và Tam-vương, thuở trước Nặc-Sô làm Chánh-vương, em là Nặc-Tân làm Nhị-vương, con lớn của Nặc-Sô là Nặc-sá-Phủ-tâm không được làm vua bèn giết cha rồi tự lập. Nặc-tân cùng con người em là [5a] Nặc-Non đầu nhập nước ta. Khi ấy Nặc-sá-Phủ-tâm liền bị người vợ giết chết, người con là Nặc-Chi tự lập kế vị. Năm Giáp-dần niên hiệu Thiên-vận[7] (năm 1594) quan binh tiến thảo, Nặc-Chi bỏ chạy rồi chết. Quan quân đem Tân và Non về nước, con thứ của Năc-Sô là Nặc-Su đầu hàng, còn Nặc-Tân thì bịnh chết, cho nên triều-đình cho lập Nặc-Su làm Chính-quốc-vương, Nặc-Non làm Nhị-vương, chia nhau trị nước. Như trên đã nói, thì danh-tự không đồng với Nặc-Đài mà sự tích cũng hơi khác, nghi cho 2 chữ Su, Thu quốc âm gần nhau, nên có sai lầm vậy).
Tháng 6 mùa hạ năm ấy tiệp thơ tâu lên, triều-đình nghi cho Nặc-Thu là phái đích, phong làm Cao-miên chính-quốc-vương, ngự trị ở thành Vũng-long, còn Nặc-Non làm Phó-quốc-Vương ngự-trị ở thành Sài-Côn vẫn giữ triều cống như cũ. Vua lại thăng cho Dương-lâm-Hầu làm Trấn-thủ Thái-khang-dinh, phòng ngự việc ngoài biên giới.
[5b] Tháng 5 năm Kỷ-vị (1679) đời vua Thái-tông Hiếu-triết Hoàng-đế năm thứ 32 (tức năm thứ 18 niên hiệu Khang-hy nhà Thanh), quan Tổng-binh trấn-thủ các địa-phương thủy lục ở Long-môn thuộc tỉnh Quảng-đông nước Đại-minh là Dương-ngạn-Địch và Phó-tướng là Hoàng-Tấn quan Tổng-binh trấn-thủ, các châu Cao, Lôi, Liêm, là Trần-thắng-Tài và Phó tướng là bọn Trần-an-Bình, đều đem binh hiền và gia quyến trên 3000 người, chiến thuyền hơn 50 chiếc nhập cửa biển Tư-dung và cửa Đà-nẵng gần Kinh-đô.
Quan địa phương tâu lên rằng: có bọn cựu thần (người tôi cũ bỏ nước trốn đi) của nhà Minh thề cùng tận trung với nước, chỉ vì thế cùng lực tận mà vận nước nhà Minh đã hết, họ không chịu thuần phục nhà Thanh, nên mới chạy sang nước ta xin làm thần-dân v.v... Khi ấy ở Bắc hà dương có nhiều việc phiến loạn, mà quan binh họ ở xa đến, chưa biết thực hư thế nào, huống chi họ lại y phục khác, tiếng nói khác, khó sử dụng được. Nhưng họ trong lúc thế cùng, nên phải chạy sang, khẩn khoản bày tỏ một tấm lòng thành thì cũng không nên cự tuyệt. [6a] Vả lại địa phương Giản-phố (biệt danh đất Gia-định hồi xưa) của nước Cao-miên, đất ruộng béo tốt kể đến ngàn dặm, triều-đình chưa rảnh kinh lý, chi bằng ngày nay lợi dụng sức lực của họ, giao cho khai phá đất đai để ở, cũng là một việc mà được 3 điều tiện lợi.
Nghĩ như thế vua bèn ra lệnh khao đãi khuyến khích, chuẩn y cho họ giữ nguyên chức hàm và lại phong cho quan tước, cho vào Nông-nại khai thác ruộng đất làm ăn và phải lo hết nghĩa vụ; đồng thời giáng dụ cho Quốc-vương Cao-miên biết, để tỏ ý không phân biệt họ là người ngoại-quốc.
Nhận được lệnh trên bọn họ Dương và họ Trần cùng đến kinh đô tạ ơn, rồi sau phụng chỉ tiến hành. Tướng Long-môn là bọn họ Dương đem binh lính ghe thuyền chạy vào cửa Xoi-rạp và Đại-Tiểu hải-khẩu (thuộc trấn Định-tường) rồi lên đồn trú ở xứ Mỹ-tho. Tướng Cao Lôi Liêm là bọn họ Trần đem Binh thuyền chạy vào cửa biển Cần-giờ [6b] rồi lên đồn trú ở địa phương Bàn-lăng xứ Đồng-nai, khai phá đất hoang, lập chợ phố thương mãi, giao thông với người Tàu, người Nhật-bổn, Tây-dương, Đồ-bà, thuyền buôn tụ tập đông đảo. Phong hóa Trung-quốc từ đấy bồng bột lan khắp ở vùng Giản-phố vậy.
Tháng 6 mùa hạ năm Mậu-thìn (1688) đời vua Anh-tông Hiếu-nghĩa hoàng-đế, Phó-tướng Long-môn là Hoàng-tấn sinh lòng hung hãn, đem binh đánh giết Dương-ngạn-Địch, rồi dời binh đến đóng ở xứ Rạch-nan (thuộc trấn Định-tường) chiếm cứ hiểm-yếu, đóng chiến thuyền, đúc đại bác, ngăn cấm người buôn qua lại, cướp bóc nhân dân Cao-miên. Vua nước Cao-miên là Nặc-ong-Thu phải đắp lủy đất ở 3 xứ Cầu-nơm, Nam-vang và Gò-bích, còn ở sông Cầu-nơm thì kết bè nổi, [7a] xâu dăng dây kẽm ngang cửa sông để chống giữ. Lúc ấy Phó-vương nước ấy là Nặc-Non đóng ở Sài-côn đem hết sự tình vào tấu. Tháng 10 triều-đình sai Thái-đức-Dinh Phó-tướng Vạn-long-Hầu làm Thống-suất, Thắng-long-Hầu và Tân-lễ-Hầu là Tả-hữu Vệ-trận, Vị-xuyên-Hầu làm Tham-mưu đến đánh. Và ủy cho phương lược khai biên.
Quan quân kéo đến Rạch-sầm (thuộc thôn Kim-sơn, huyện Kiến-đăng, trấn Định-tường) nói thác là đánh Nặc-Thu, rồi sai Hoàng-tấn là Tiên-phong, dụ y hội tại giữa sông, sẵn có phục-binh ở đấy chụp bắt, phá cả đồn trại. Hoàng-tấn chạy trốn rồi bị tử nạn, quan quân chiêu dụ đoàn binh Long-môn, còn những người bị hiếp tùng thì được tha tội tất cả.
Giết được Hoàng-tấn quan quân thừa thế tấn công Nặc-Thu, ủy cho tướng Cao Lôi Liêm Thắng-tài-Hầu kiêm quản tướng sĩ Long-môn [7b] làm tiên-phong, bắt chước việc cũ của Tấn-Vương-Tuấn nhà Tấn[8] đốt hết dây kẽm ngang sông rồi tới lấy được 3 lũy Cầu-nơm, Nam-vang và Gò-bích ; Nặc-Thu lui binh đóng ở Vũng-long, lập mưu sai Chiêm-Luật làm nữ-sứ (sứ-giả đàn bà) đến xin đầu hàng, và xin tạ việc lui quân để chúng trang biện lễ vật cống hiến, mà kỳ thiệt là chúng dụng kế hoãn binh để mộ thêm viện binh chống cự. Vạn-long-Hầu sơ xuất tin theo, kéo quân về đóng ở Bến-nghé (nay là chợ Điều-khiển), hơn năm mà Nặc-thu không nạp cống khoản, vừa khi ấy có phát bệnh dịch, quân sĩ nhiều người bị chết, các tướng hiệu bèn liên danh đứng tờ tấu đàn hạch Vạn-long chần chừ không chịu tiến quân, bỏ lỡ cơ hội.
...
Mời các bạn đón đọc
Gia Định Thành Thông Chí của tác giả
Trịnh Hoài Đức.