Giáo Trình Hán Ngữ Cải Tiến Tập 3 |
|
Tác giả | Đại Học Ngôn Ngữ Bắc Kinh |
Bộ sách | Giáo Trình Hán Ngữ Cải Tiến |
Thể loại | Tiếng Trung Quốc |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf mp3 |
Lượt xem | 2825 |
Từ khóa | eBook mp3 pdf full Đại Học Ngôn Ngữ Bắc Kinh Giáo Trình Hán Ngữ Cải Tiến Giáo Trình Hán Ngữ Ngoại Ngữ Tiếng Trung Quốc Học Tập |
Nguồn | |
Giáo trình Hán Ngữ là bộ sách được xuất bản bởi Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Đây là giáo trình chuẩn được sử dụng rộng rãi tại các trường Đại học và Trung tâm tiếng Trung. Giáo trình được biên soạn theo hướng thực hành giao tiếp. Nhưng cũng giới thiệu khái quát cấu trúc ngữ pháp của tiếng Hán hiện đại.
Bộ sách Hán Ngữ ở Việt Nam được biên dịch lại cẩn thận. Chủ biên là Trần Thị Thanh Liêm
Bộ Giáo trình Hán Ngữ gồm 3 tập (chia thành 6 quyển Thượng – Hạ):
Mỗi bài học gồm các phần:
Giáo trình Hán ngữ gồm 3300 từ mới. Giáo trình mới được biên soạn theo hướng thực hành giao tiếp. Phần ngữ pháp của Hán Ngữ tương đối cơ bản. Do đó rất dễ tiếp cận kể cả với người tự học.
Hiện nay có rất nhiều giáo trình mới rất được yêu thích. Điển hình là giáo trình Boya, nhưng Hán Ngữ vẫn có những ưu điểm riêng biệt. Theo mình, với những người mới bắt đầu tìm hiểu tiếng Trung. Thì đây là giáo trình phù hợp nhất. Vì đây là giáo trình cơ bản được sử dụng rộng rãi. Các kiến thức đã được đúc kết qua nhiều năm và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hiện tại.
⇒ Quyển 1 (quyển Thượng)
Với 15 bài học mở đầu. Quyển này giúp bạn có kiến thức nền tảng để học các giáo trình tiếp theo. Các chủ đề đầu tiên là làm quen với phiên âm tiếng trung (pinyin), sau đó là cách viết tiếng Trung. Qua các chủ đề còn lại, bạn sẽ làm quen với những đoạn hội thoại trong đời sống: cách chào hỏi, mua sắm, học tập, nơi sống…
⇒ Quyển 2 (quyển Hạ)
Tiếp nối các chủ đề của Hán Ngữ 1, giáo trình Hán Ngữ quyển 2 bao gồm 15 chủ đề nâng cao hơn. Trong quyển này, các dạng ngữ pháp cũng phức tạp hơn chút. Nếu bạn học chắc quyển 1 và quyển 2 này thì việc du lịch Trung Quốc không còn xa nữa.
⇒ Quyển 3 (quyển Thượng)
Giáo trình Hán ngữ quyển 3 sẽ có thay đổi lớn. Ở quyển này, sẽ không còn chữ pinyin (phiên âm) nữa mà thay bằng chữ cứng. Như vậy, bạn bắt buộc phải thuộc mặt chữ Hán. Từ quyển này trở đi, giáo trình hướng tới việc sử dụng sách, báo tiếng Trung thành thạo. Không đơn giản chỉ là giao tiếp như quyển 1 và 2. Ngữ pháp ở quyển 3 này cũng nâng cao hơn đáng kể. Nếu bạn muốn thi HSK 3 thì từ mức này là có thể thi được rồi (tất nhiên là vẫn phải ôn thêm về HSK3 nữa).
⇒ Quyển 4 (quyển Hạ)
Vẫn cùng bộ với quyển 3 nên giáo trình hán ngữ quyển 4 không có thay đổi lớn. Ở quyển này, từ vựng và ngữ pháp cũng nhiều hơn, độ khó cũng cao hơn. Khi học hết quyển 4, số từ vựng của bạn sẽ ở mức 1500 từ. Có thể thoải mái thi HSK 3 mà không phải lo nghĩ. Nếu bạn chịu khó và ôn thêm thì có thể thi HSK 4.
⇒ Quyển 5 (quyển Thượng)
Nếu coi quyển 1, 2 là sơ cấp; quyển 3, 4 là trung cấp thì tới quyển 5, 6 thì là cao cấp rồi.
Ở giáo trình Hán Ngữ quyển 5, sẽ chỉ còn 13 bài có độ khó cao. Số lượng từ vựng phong phú hơn. Ở level này là bạn có thể viết những đoạn văn ngắn và giao tiếp tương đối tốt. Học đến quyển này là bạn đã thi được HSK 4 và tiệm cận HSK 5 (khá khó nhằn đó). Tất nhiên là đi xin việc cũng sẽ dễ dàng hơn.
⇒ Quyển 6 (quyển Hạ)
Đây là quyển cuối trong bộ sách Hán Ngữ. Học hết quyển này thì bạn có thể thoải mái nói chuyện tiếng trung, viết các đoạn văn khá tốt. Bạn cũng sẽ dễ dàng thi HSK 5 hơn. Tầm này thì đi xin việc cũng chả còn đáng lo nữa. Nếu bạn chăm chỉ thì còn có thể phiên dịch tốt ý chứ.
Giáo trình Hán Ngữ 6 quyển này bạn có thể học ở trung tâm hoặc có thể học tại nhà.
***
TẠI SAO KO PHẢI “ HÁN NGỮ”, KO PHẢI “ BOYA” MÀ LÀ “SUCHENG”?
Ai có ý định học tiếng trung hoặc những ai đã từng tìm hiểu về tiếng trung đều biết đến bộ Giáo trình Hán ngữ 6 quyển được biên soạn và xuất bản bởi trường đại học Ngôn Ngữ Văn Hóa Bắc Kinh. Những bạn học chuyên nghành ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam bao thế hệ đều đã từng sử dụng bộ giáo trình này. Tuy nhiên hiện nay, giáo trình Hán ngữ 6 quyển không còn là bộ giáo trình phù hợp để giảng dạy tiếng Hán nữa! Lí do như sau:
1. Giáo trình hán ngữ được xuất bản quá lâu. Năm 1999 giáo trình Hán ngữ ra đời và được sử dụng rộng rãi tại các trường khối chuyên ngữ. Tuy nhiên, như chúng ta biết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, luôn luôn thay đổi theo sự phát triển và biến động của xã hội. Vì vậy, 20 năm kể từ ngày bộ giáo trình Hán ngữ ra đời, xã hội đời sống Trung Quốc cũng đã thay đổi quá nhiều, do vậy, bộ giáo trình hán ngữ xuất bản cách đây 20 năm hiện ko phù hợp để giảng dạy nữa. Đặc biệt là về mặt từ vựng, có quá nhiều từ mới xuất hiện và từ cũ mất đi mà giáo trình Hán ngữ không cập nhật.
2.Chúng ta đều biết, mục đích chính của ngôn ngữ là phục vụ giao tiếp, nhưng, bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyển lại xây dựng theo lỗi tư duy cũ- nghĩa là “ CHỈ CHÚ TRỌNG NGỮ PHÁP”- các cấu trúc câu mang tính chất vô cùng Văn phạm- khác xa với giao tiếp đời sống thực tế. Điều này phù hợp với sinh viên khối chuyên ngoại ngữ thi đại học, thi lấy chứng chỉ cần chắc kiến thức ngữ pháp, nhưng lại gây khăn đối với người học tiếng Trung không thuộc khối chuyên do sách được biên soạn với khung khá lí tưởng, dẫn đến xa rời nhu cầu sử dụng ngôn ngữ.
3. Do quá chú trọng Ngữ pháp nên giáo trình hán ngữ 6 quyển đã bỏ quên toàn bộ 3 kĩ năng còn lại khi học ngoại ngữ, đó là : Nghe, đọc và viết. Với các trường khối chuyên ngữ khi sử dụng bộ giáo trình này, giáo viên vẫn phải phát thêm bài tập để giúp sinh viên bổ trợ 3 kĩ năng còn lại. Tuy nhiên, ở các trung tâm hiện nay vẫn chỉ sử dụng duy nhất bộ giáo trình này cho học viên, do đó, khi học xong bộ giáo trình này nhiều học viên cũng chỉ bập bẹ được một số câu cơ bản mà phải mất quá nhiều thời gian và công sức.
4. Trường đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh là cái nôi đào tạo tiếng Hán và là đơn vị biên soạn và xuất bản bộ giáo trình Hán ngữ, tuy nhiên, Hiện nay, bộ giáo trình này đã không còn được trường ĐH Ngôn Ngữ Bắc Kinh sử dụng để giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên nước ngoài . Vậy tại sao chúng ta lại “ nhai lại ” kiến thức mà người ta đã ko dùng nữa?!
Vậy còn boya thì sao?
1. Bộ giáo trình boya xuất bản năm 2004, do vậy từ vựng cập nhật hơn, người học nhanh chóng giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bộ giáo trình boya không phải do trường ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh – trường đầu nghành về giảng dạy tiếng Hán- biên soạn, do đó, bộ giáo trình boya tuy có cập nhật từ vựng gần gũi với đời sống hơn nhưng kết cấu ngữ pháp của bộ giáo trình boya lại quá sơ sài, ko hệ thống, Chính điều này dẫn đến, học viên học hết 2 quyển boya nhưng chỉ nắm được từ vựng mà hổng kiến thức ngữ pháp , không hệ thống được ngữ pháp căn bản. Điều này giống như việc người ko có xương sống vậy!
2. Giáo trình boya khi về Việt Nam ban đầu được đánh giá rất cao, và xem như bản cải tiến của giáo trình hán ngữ. Một số trường đào tạo chuyên ngoại ngữ cũng đưa giáo trình boya vào chương trình giảng dạy, tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng cho sinh viên, các trường đã phải ngừng sử dụng bộ giáo trình này!
3. Boya được xem như bản cải tiến của Hán ngữ về mặt từ vựng, nhưng vẫn đi theo vết xe đổ của Hán ngữ, đấy là hoàn toàn bỏ qua kĩ năng Nghe, đọc, viết….. Cũng giống như việc sd gt hán ngữ, hiện nay một số trung tâm sử dụng gt boya giảng dạy nhưng ko bổ trợ cho học viên 3 kĩ năng còn lại. Điều này dẫn đến rất nhiều học viên học hết boya 2 nhưng vẫn ko thể giao tiếp tốt được.
TIẾNG TRUNG CÔ NẤM chọn giáo trình SUCHENG bởi các lí do sau:
1. Bộ giáo trình sucheng được biên soạn và xuất bản bởi nhà xuất bản đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh năm 2015 ( cải tiến và chỉnh sửa).
2. Ở Trung Quốc, bộ giáo trình sucheng được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học có chuyên nghành Hán Ngữ để giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên nước ngoài. Ở Việt Nam, giáo trình sucheng hiện được khoa tiếng Trung Quốc đại học Hà Nội sử dụng cho sinh viên vào giờ kĩ năng giao tiếp nghe- nói.
3. Các chủ điểm bài học vô cùng gần gũi với đời sống thực tế giao tiếp.
4. Lượng từ vựng tương đối lớn, cập nhật với cuộc sống hiện đại và đặc biệt ngữ pháp không dàn trải, giải thích dễ hiểu giúp người học dễ dàng nắm chắc kiến thức.
5. Giáo trình chú trong khả năng giao tiếp nên thiết kế bài tập nghe, đọc, viết riêng cho từng bài học, điều này giúp người học được luyện các kĩ năng một cách toàn diện, đặc biệt là kĩ năng nghe- là kĩ năng thường bị bỏ quên ở giai đoạn đầu, điều này tạo nền tảng vững chắc giao tiếp và ôn thi lấy chứng chỉ Năng lực tiếng Hán quốc tế sau này.