DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hồi Ức Và Suy Nghĩ - Trần Quang Cơ

Tác giả Trần Quang Cơ
Bộ sách
Thể loại Hồi Ký
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 7691
Từ khóa eBook pdf full Trần Quang Cơ Hồi Ký Tự Truyện
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam.
Trước khi làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1954), Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân dân giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (54–97) –1964 làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – 1966 Trần Quang Cơ trở lại Hà Nội, 1976 phụ trách Vụ Bắc Mỹ rồi chuyển sang vụ Âu Châu trước khi sang làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982. Được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ 1986; ròng rã 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc. Tháng hai 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự ý xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Trong chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa cựu thù, McNamara đề nghị những học giả và cựu lãnh đạo cuộc chiến hai bên cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong cuộc chiến nhằm hiểu rõ để khả dĩ rút được những kinh nghiệm lịch sử, thực dụng cho toàn cầu qua “bài học Việt Nam”. Sáu hội nghị như trên đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11, 1995 đến tháng 2, 1998; Hội nghị thứ 7 thực hiện tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy.

Ông Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lãnh và cựu lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị này, quan trọng nhất là hai hội nghị chính vào tháng 6, 1997 và tháng 2, 1998.

Tập tài liệu này ghi lại nhiều dữ kiện quan trọng về quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhỏ, với Hoa Kỳ và khối ASEAN cũng như những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe – được giữ kín–mật, chưa bao giờ phổ biến – cùng với những suy nghĩ của một cán bộ cộng sản trung kiên, tập hồi ký này sẽ phần nào giúp các nhà quan sát, những người cầm bút, thêm tài liệu phân tích cục diện Việt Nam những năm sau cuộc nội chiến và những tháng ngày trước mặt.

Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt–Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, thiệt hại, đe dọa lớn đến chủ quyền và tài nguyên Việt Nam trong những năm gần đây dọc đường biên giới phía Bắc cũng như ở Vịnh Bắc Việt và cả vùng Biển Đông của Tổ Quốc; tập tài liệu này chỉ rõ một số hệ quả của tư duy và cách ứng xử của những người có trách nhiệm an dân bảo quốc trong những thập niên cận đại. Đấy là những bài học quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc.

Phụ đính, mục lục, tất cả những cước chú và chú thích cuối tập tài liệu nhằm giúp người đọc dễ hiểu hơn và để tra cứu thêm khi cần. Phần phụ đính gồm một nhận định khác của Trần Quang Cơ (Tạp chí Cộng Sản số 31, 2003) và một số những trích đoạn bài viết liên hệ đến tập hồi ký trước năm 2005.
Người biên tập
***
TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, viết về Trần Quang Cơ khi ông mới qua đời: "Trần Quang Cơ đã bảo vệ đến tận cuối cuộc đời mình tất cả những kế sách mà ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc."

Trần Quang Cơ là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Ngoại giao.

Từ năm 1954 ông làm việc cho Bộ Ngoại giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (năm 1954– năm 1997).

Năm 1964, ông làm Bí thư thứ nhất ở Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia. Năm 1966, ông trở lại Hà Nội, là thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam.

Năm 1976, ông phụ trách đàm phán quan hệ Bắc Mỹ rồi chuyển sang châu Âu trước khi đi làm Đại sứ tại Thái Lan vào năm 1982 cho tới năm 1986.[3] Nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn nhận xét, ông là một người lịch lãm, hiểu biết, và sâu sắc. Ông được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986.

Trong suốt 12 năm kể từ 1979, Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Campuchia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc.

Tháng 2 năm 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng 7 cùng năm ông gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười xin không nhận chức Bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch.

Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 2001, ông cho ra hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến.

Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 2015 tại Hà Nội.

Mời các bạn đón đọc  Hồi Ức Và Suy Nghĩ của tác giả Trần Quang Cơ.
FULL: PDF

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 79.000

Giá bán

63.000

Giá bìa 79.000

Giá bán

63.000