DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Kinh Dịch

Tác giả Ngô Tất Tố
Bộ sách
Thể loại Triết Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 24940
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Ngô Tất Tố Kinh Dịch Triết Học Tư Tưởng Kinh Điển
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Kinh Dịch là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...
 

Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn đầy đủ, hầu thuận theo lẽ số mệnh (tính mệnh này chỉ về tính chất số mệnh, không phải chữ tính mệnh chỉ về sinh mạng), thông đạt cớ u minh, hiểu hết tình trạng muôn vật mà bảo những cách mở mang các vật, làm thành các việc.

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.

Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

***

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.

Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

***

Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học (Tập I. Lý, Tập II. Trần), các bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch… đều được ông dịch và chú giải rõ ràng. Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh trong Kinh Dịch được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học. Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý…
Giới thiệu Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong cung cấp một cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường… cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và cách xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ hay.

Cứ như tiên Nho, từ Hán Nho đến Minh Nho, đã nói thì Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại trong sử Tàu, cũng gọi Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hoàng Hà có con long mã[1] hiện hình, lưng nó có khoáy thành đảm từ một đến chín, vua ấy coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẻ” để làm phù hiệu cho khí Dương, và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch”, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái “ba vạch”, gọi là tám Quẻ[2]. Sau cùng, vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia, điên đảo khắp lượt, thành ra sáu mươi tư cái “sáu vạch”, gọi là sáu mươi tư Quẻ[3]. Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương, Kinh Dịch vẫn chỉ là một mớ vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả[4].
Sang đầu nhà Chu (Trước lịch Tây độ hơn nghìn năm), Văn Vương mới đem những quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ 元亨利貞 (nguyên, hanh, lợi, trinh) ở quẻ Kiền, hay chữ 元亨利牝馬之貞 (nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh) ở quẻ Khôn, v.v. Lời đó vẫn gọi là Lời Quẻ 卦辭 (Quái Từ) hay Lời Thoán 彖辭 (Thoán Từ)[5].
Kế đó, Cơ Đán, tức Chu Công, con trai thứ Văn Vương, lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu 初九: 潜龍勿用 (Sơ Cửu: Tiềm long vật dụng) hay câu 九二: 見龍在田 (Cửu Nhị: Kiến long tại điền) trong quẻ Kiền, và câu 初六: 履霜堅冰至 (Sơ Lục: Lý sương kiên băng chí) hay 六三: 含章可貞 (Lục Tam: Hàm chương khả trinh) trong quẻ Khôn, v.v. Lời đó vẫn gọi Lời Hào (爻 辭: Hào Từ) vì nó phần nhiều đều căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên cũng gọi là Lời Tượng (象辭: Tượng từ)[6].
Tiếp đến, Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa là: Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái, Thoán Truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng Truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, tiên Nho gọi là “Thập Dực” (mười cánh).
Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm nhưng mỗi thứ có một tính cách:
- Thoán Truyện thích lời quẻ của vua Văn, tức là những câu dưới chữ “Lời Thoán nói rằng”.
- Tượng Truyện thích hình tượng của các quẻ và các hào, tức là những câu dưới chữ “Lời Tượng nói”; thích chung cả quẻ gọi là Đại Tượng, thích riêng từng hào gọi là Tiểu Tượng.
- Văn Ngôn chuyên thích hai quẻ Kiền, Khôn.
- Hệ Từ nói về đại thể, phàm lệ của Kinh Dịch và công phu cùng ý nghĩa trong việc làm Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công.
- Thuyết Quái nói về đức nghiệp, pháp tượng và sự biến hóa của tám quẻ.
- Tự Quái nói về những cớ tại sao quẻ này lại để ở dưới quẻ kia.
- Tạp Quái nói về những ý vụn vặt của các quẻ.
Những thiên của Khổng Tử, trước vẫn tách riêng, không phụ hẳn vào lời quẻ, lời hào của Văn Vương và Chu Công. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem Thoán Truyện, Tượng Truyện và Văn Ngôn thuộc quẻ Kiền hợp với Kinh Dịch của Văn Vương, Chu Công để thay vào lời chú thích. Rồi Trịnh Huyền lại sáp nhập nốt những câu Văn Ngôn của quẻ Khôn vào Thoán Truyện, Tượng Truyện của các quẻ kia. Từ đó bảy thiên Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn mới xen vào trong các quẻ. Còn ba thiên kia thì để phụ riêng ở cuối sách. Tới đời Tống, Chu Hy làm sách Chu Dịch Bản Nghĩa đã sắp đặt lại như cũ nhưng mà người ta không theo. Những bản được thịnh hành trong hồi gần đây, vẫn là thể tài của bọn Phí Trực, Trịnh Huyền.
Nay nói chính văn Kinh Dịch, tức là gồm cả vạch quẻ của Phục Hy, lời quẻ của Văn Vương, lời hào của Chu Công, và Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái và Tạp Quái của Khổng Tử.
Đó là theo lời cựu truyền của tiên Nho mà thuật ra, để độc giả biết qua lai lịch Kinh Dịch là vậy.

***

Ngô Tất Tố sinh năm 1894, mất ngày 20 tháng 4 năm 1954, sinh sống ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.

Tác phẩm tiêu biểu:

Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ
Đề Thám
Tắt đèn
Lều chõng
Tập án cái đình
Tuyển tập truyện ngắn Ngô Tất Tố
Việc làng
Dao cầu thuyền tán
Góc nhìn sử Việt - Gia Định Tổng trấn tả quân 
Tạp Văn Ngô Tất Tố
- Kinh Dịch
- ...


Mời các bạn đón đọc Kinh Dịch được dịch và chú giải bởi Ngô Tất Tố.

Giá bìa 215.000

Giá bán

183.000

Giá bìa 215.000

Giá bán

183.000