DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa Dưới Tác Động Của Viện Trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975)

Tác giả Phạm Thị Hồng Hà
Bộ sách
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 3160
Từ khóa eBook pdf full Phạm Thị Hồng Hà Sách Scan Lịch Sử Kinh Tế Tham Khảo
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa Dưới Tác Động Của Viện Trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975) là quyển sách trình bày vị trí của miền Nam Việt Nam trong chính sách viện trợ của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự tác động của viện trợ Hoa kỳ trên những lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, tài chính ngân hàng.. Và một số nhận xét về tác động của viện trợ Hoa Kỳ đối với kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, so sánh với Hàn Quốc.

***

Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa thường được nhắc đến như một niềm tự hào của hầu hết người miền Nam, cũng như những người yêu mến Sài Gòn trước 1975.

Vậy trước năm 1975 nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?

Ngày nay, nhiều người vẫn còn luyến tiếc về một thời phồn vinh và giai đoạn lịch sử huy hoàng này của dân tộc. Dù thừa nhận hay cố gắng chối bỏ điều đó, những thành tựu sản xuất đáng ngưỡng mộ của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, nhất là về kỹ thuật – công nghệ, vẫn là minh chứng cho thấy trình độ của dân ta chưa bao giờ đi sau các nước trong khu vực. Sự trỗi dậy của giới tư nhân Sài Gòn thậm chí từng đánh bật các công ty Pháp khỏi thị trường miền Nam. Các mặt hàng Thái Lan chưa bao giờ nằm trong giỏ hàng của người dân Đô Thành, bởi đơn giản chúng không thể sánh bằng các sản phẩm nội địa.

Thật vậy, nhận xét của Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về Việt Nam đã cho thấy điều đó: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”, hay ông cũng từng thừa nhận rằng “hi vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Nhưng điều đó không có nghĩa “Hòn Ngọc Viễn Đông” một thời không có những giai đoạn khó khăn trong quá trình phát triển, mà cũng có lúc thăng trầm theo từng biến cố chính trị, chính sách kinh tế, tài chính và quân sự.

Nói về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, miền Bắc Việt Nam mới là khu vực được người Pháp chú trọng xây dựng và phát triển, với hàng loạt xí nghiệp quan trọng đều tập trung tại đây; trong khi đó tại miền Nam, chỉ một vài xí nghiệp của tư nhân Pháp tập trung tại khu Sài Gòn – Chợ Lớn như: đồ uống (BGI, Hãng rượu Bình-Tây), thuốc lá (MIC, MITAC, BATOS), đường mía (nhà máy Hiệp-Hòa, Khánh Hội), cơ khí (CARIC, ASAM) và các đồ dùng bằng cao su thiên nhiên.

Vì là nền kinh tế thuộc địa, cả hai miền đều nằm dưới sự cai trị của người Pháp, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu được khai thác để xuất cảng. Hơn nữa, chính quyền Pháp còn tiến hành cấm đoán các ngành công nghiệp được cho là làm phương hại đến cơ cấu sản xuất của chính quốc. Do đó, sau khi giành lại độc lập năm 1954, nền kinh tế cả hai miền Nam – Bắc chỉ quanh quẩn trong hai khu vực chính là nông nghiệp và tiểu công nghệ.

Mặc dù có xuất phát điểm như nhau, kinh tế miền Nam dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và miền Bắc dưới thời chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại rẽ sang hai hướng khác nhau: Miền Bắc thực hiện lý tưởng cộng sản, trong khi Miền Nam đi theo con đường tư bản. Cho nên sự phát triển kinh tế giữa hai miền tồn tại nhiều khác biệt và đối lập.

***

Kinh tế Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) là một nền kinh tế theo hướng thị trường, đang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1964 đến 1975. Tuy nhiên, thời Đệ Nhất Cộng hòa phát triển kinh tế được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm.

Kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển ổn định dưới thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống trong giai đoạn 1955-1963, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (có nhiều năm tăng trưởng bị âm), tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chiến tranh là nhân tố tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, ảnh hưởng xấu đến các nguồn lực kinh tế và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế, tạo ra lạm phát cao và khiến Việt Nam Cộng hòa không thể thực thi những chính sách phát triển kinh tế có hiệu quả do đó ngày càng phụ thuộc vào viện trợ Mỹ. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần.

Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Một đặc điểm khác là sự lũng đoạn đáng kể của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế.

Lãnh thổ miền Nam Việt Nam khi đó là chia làm 2 vùng: do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát, mỗi vùng có nền kinh tế riêng. Tuy nhiên, để việc tính toán trở nên đơn giản thì trong nhiều tài liệu kinh tế học cũng như trong bài viết này, tất cả hoạt động kinh tế ở phía Nam vĩ tuyến 17 giai đoạn 1955-1975 sẽ được gọi là "kinh tế Việt Nam Cộng hòa".

Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm), trong khi kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3% mỗi năm). Tính trung bình toàn Việt Nam thì GDP đầu người tăng 1,9%/năm.

Mời các bạn đón đọc Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa Dưới Tác Động Của Viện Trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975) của tác giả Phạm Thị Hồng Hà.
FULL: PDF

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000