Tên Ebook: Kỳ Án Ánh Trăng (full prc, pdf, epub)
Tác Giả: Quỷ Cổ Nữ
Thể Loại: Trinh Thám, Kinh Dị, Ma Quái, Văn học phương Đông
Dịch Giả: Trần Hữu Nùng
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 384
Kích thước: 15 x 24 cm
Giá bìa: 98.000 VNĐ
Ngày xuất bản: 01-11-2012
Công ty phát hành: IPM
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Nguồn: vnthuquan.net
Ebook: www.dtv-ebook.com
![]() |
Ebook Kỳ Án Ánh Trăng |
Giới thiệu:
Bắt đầu câu chuyện là sự kiện một nữ sinh viên rơi từ trên lầu xuống mất mạng, một sinh mạng trẻ trung xinh đẹp đã chết một cách không rõ ràng khiến ai nấy đều đồng tình thương cảm và tràn đầy lòng hiếu kỳ. Hơn nữa sự kiện này năm nào cũng xảy ra ở tại một địa điểm phòng 405 khi nhà 13 ký túc xá sinh viện; cùng một thời gian- 0h ngày 16 tháng 6, sự kiện đã từng xảy ra liên tục suốt 12 năm liền. Khuôn mặt đẹp đẽ của các nữ sinh đều bị làm tan nát vụn trở thành bóng đè kinh hãi. Thật trùng hợp là những nữ sinh này đều đã từng đi qua khu phòng phẫu thuật của trường vào ban đêm. Các cô đã nhìn thấy gì ở đó? Kẻ giết hại các cô là người hay ma?
Chúng ta không chỉ hiếu kỳ mà còn bắt đầu suy đóan, để tìm ra đáp án. Chúng ta chỉ có thể liêu tục đặt câu hỏi: Ai đã giết Thẩm Vệ Thanh? Bà điên Uông Lan San rốt cuộc là ai? Người yêu của Diệp Hinh là người hay ma? Hung thủ của “Vụ án mưu sát 405” là ai? Ai sẽ là người tiếp theo đến gặp tử thần vào ngày 16 tháng 6 hay không? Là Diệp Hinh chăng? Diệp Hinh có thể tránh được cái ngày 16 tháng 6 hay không? Tại sao Diệp Hinh luôn nghe thấy, nhìn thấy những thứ mà người khác không thể nghe thấy, nhìn thấy? Tất cả mọi nghi vấn giống như cái chuông được treo trên sợi dây “ánh trăng”, “ánh trăng” ở đây là gì? Mỗi một tình tiết khi tưởng chừng như sắp được giải mã thì lại xuất hiện một mối nghi ngờ khác và thậm chí còn khiến cho sự thật càng ẩn sâu…
Quỷ Cổ Nữ là bút danh chung của một cặp vợ chồng người Trung Quốc đang sống ở Mỹ. Vợ là Dư Dương kỹ sư thâm niên về phần mềm máy tính. Chồng là Dị Minh chuyên gia y học nổi danh. Mùa xuân năm 2004, hai người dùng tên thật, cùng xuất bản cuốn tiểu thuyết dài Mùa xuân trên dòng sông băng, được giới chuyên môn đánh giá cao. Giữa năm 2004, bằng bút danh Quỷ Cổ Nữ, hai vợ chồng tung lên mạng một tiểu thuyết kinh dị nhan đề Kỳ án ánh trăng. Tác phẩm gây chấn động không ngờ, lôi cuốn hàng triệu độc giả chỉ trong vòng vài ba tháng, đăng tải nửa chừng thì nhận được lời đề nghị xuất bản từ Nhà xuất bản Nhân Dân Thượng Hải. Mồng 1 Tết âm lịch năm 2005, cuốn sách Kỳ án ánh trăng ra mắt bạn đọc, và Quỷ Cổ Nữ lập tức bật lên thành ngôi sao sáng trên văn đàn, thành tác giả tiêu biểu nhất của dòng tiểu thuyết kinh dị Trung Quốc.
***
REVIEW
KỲ ÁN ÁNH TRĂNG - Quỷ Cổ Nữ.
Người dịch: Trần Hữu Nùng
#Kỳ_Án_Ánh_Trăng
#Quỷ_Cổ_Nữ
#TrinhthamTrungQuoc
------------------------
Đỉnh cao của Quỷ Cổ Nữ. Cơ mà thật ra cặp đôi tác giả này có 1 công thức xào đi xào lại mãi nên thích thì đọc 1-2 cuốn là được rồi.
Tiền truyện cũng khá nhưng không quá cuốn hút. Ít nhất cũng cho ta biết được một số hiểu biết nhất định về 2 nhân vật liên quan sau này, là Trang Điệp và Uông Lan San. Nữ chính được mô tả khá hầm hố nhưng cuối cùng khá là vô dụng, chả có vai trò nhiều. Ngược lại một nhân vật tưởng củ chuối lại bộc lộ trí tuệ hơn người vào phút cuối!
Nói về phần chính, Kỳ án ánh trăng là lựa chọn hàng đầu cho dòng truyện trinh thám - kinh dị Trung Quốc. Thấy các sản phẩm ăn theo cuốn này khá nhiều, đặc biệt là phim ảnh. Truyện lôi cuốn, kỳ bí, nhưng đôi khi hơi... lố, tới lúc hạ hồi phân giải thì có cảm giác tác giả cố tình làm quá lên cho kỳ bí. Nhưng nhìn chung là vẫn cuốn hút. Ngoài ra truyện còn có ưu điểm là nêu lên một mảng tối trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ "đồ sát" giết oan biết bao nhiêu người vô tội.
Tuy nhiên, vài điều mình không thích ở cuốn này: lời nói nhân vật dài dòng (không thể tưởng tượng được trong một cuộc đối thoại mà lại có thể nói nhiều đến thế), đôi khi hơi hoa mỹ, có lẽ do đây là đặc trưng ngôn ngữ của người Trung; ban đầu khá ghét bạn nhân vật chính do ăn nói có phần xấc xược, ghét luôn mấy bạn nhân vật thứ chính và phụ vì sinh viên năm nhất mà ăn nói như mấy bà già, ra vẻ sành đời lắm (mình khá dị ứng với mấy lời lẽ mang tính triết lý vớ vẩn như vậy); vài lỗi lác đác như bối cảnh truyện vào khoảng năm 1993, trường ĐH thành lập năm 1952 mà tính đến nay đã lưu trữ hồ sơ của... 70 năm lịch sử trường (wtf?!); mâu thuẫn ở chi tiết cái lược: lúc Tiểu Thiến rời khỏi nhà thì cái lược vẫn còn ở phòng, tự dưng khi Diệp Hinh bắt gặp lại đang cài trên đầu? Đã vậy còn có nhận định rằng các nữ sinh trước khi nhảy lầu đều đặt cái lược lại chỗ chiếu nghỉ tầng 5, thế quái nào lần này lại cài trên đầu?!; động cơ giết ông bác sĩ khoa thần kinh quá khiêng cưỡng, cứ như cái chết này được nhồi vào cho thêm phần kỳ bí; tại sao Diệp Hinh lại trông thấy cảnh ông Phùng bị xả thây bằng máy cưa?; ai là người đã lấy và đọc hồ sơ nhóm Ánh Trăng trong kho lưu trữ? Sơ sơ nhiêu đó.
Lần tái bản này in thiếu mất 1 đoạn trong nhật ký của Tiêu Nhiên. Kệ, dù sao cũng chỉ là 1 đoạn dọa ma, không quan trọng lắm.
Cái kết cố làm ra vẻ ám ảnh nhưng thực chất nó chả ăn nhập gì với toàn bộ phần trước cả, chỉ thấy nhảm nhí hết sức.
Điểm cá nhân: 8/10. (Đáng lẽ cao hơn nhưng trừ điểm đoạn kết).
Người viết: Châu Minh Ảo
KỲ ÁN ÁNH TRĂNG - Quỷ Cổ Nữ.
Người dịch: Trần Hữu Nùng
#Kỳ_Án_Ánh_Trăng
#Quỷ_Cổ_Nữ
#TrinhthamTrungQuoc
------------------------
Đỉnh cao của Quỷ Cổ Nữ. Cơ mà thật ra cặp đôi tác giả này có 1 công thức xào đi xào lại mãi nên thích thì đọc 1-2 cuốn là được rồi.
Tiền truyện cũng khá nhưng không quá cuốn hút. Ít nhất cũng cho ta biết được một số hiểu biết nhất định về 2 nhân vật liên quan sau này, là Trang Điệp và Uông Lan San. Nữ chính được mô tả khá hầm hố nhưng cuối cùng khá là vô dụng, chả có vai trò nhiều. Ngược lại một nhân vật tưởng củ chuối lại bộc lộ trí tuệ hơn người vào phút cuối!

Nói về phần chính, Kỳ án ánh trăng là lựa chọn hàng đầu cho dòng truyện trinh thám - kinh dị Trung Quốc. Thấy các sản phẩm ăn theo cuốn này khá nhiều, đặc biệt là phim ảnh. Truyện lôi cuốn, kỳ bí, nhưng đôi khi hơi... lố, tới lúc hạ hồi phân giải thì có cảm giác tác giả cố tình làm quá lên cho kỳ bí. Nhưng nhìn chung là vẫn cuốn hút. Ngoài ra truyện còn có ưu điểm là nêu lên một mảng tối trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ "đồ sát" giết oan biết bao nhiêu người vô tội.
Tuy nhiên, vài điều mình không thích ở cuốn này: lời nói nhân vật dài dòng (không thể tưởng tượng được trong một cuộc đối thoại mà lại có thể nói nhiều đến thế), đôi khi hơi hoa mỹ, có lẽ do đây là đặc trưng ngôn ngữ của người Trung; ban đầu khá ghét bạn nhân vật chính do ăn nói có phần xấc xược, ghét luôn mấy bạn nhân vật thứ chính và phụ vì sinh viên năm nhất mà ăn nói như mấy bà già, ra vẻ sành đời lắm (mình khá dị ứng với mấy lời lẽ mang tính triết lý vớ vẩn như vậy); vài lỗi lác đác như bối cảnh truyện vào khoảng năm 1993, trường ĐH thành lập năm 1952 mà tính đến nay đã lưu trữ hồ sơ của... 70 năm lịch sử trường (wtf?!); mâu thuẫn ở chi tiết cái lược: lúc Tiểu Thiến rời khỏi nhà thì cái lược vẫn còn ở phòng, tự dưng khi Diệp Hinh bắt gặp lại đang cài trên đầu? Đã vậy còn có nhận định rằng các nữ sinh trước khi nhảy lầu đều đặt cái lược lại chỗ chiếu nghỉ tầng 5, thế quái nào lần này lại cài trên đầu?!; động cơ giết ông bác sĩ khoa thần kinh quá khiêng cưỡng, cứ như cái chết này được nhồi vào cho thêm phần kỳ bí; tại sao Diệp Hinh lại trông thấy cảnh ông Phùng bị xả thây bằng máy cưa?; ai là người đã lấy và đọc hồ sơ nhóm Ánh Trăng trong kho lưu trữ? Sơ sơ nhiêu đó.

Lần tái bản này in thiếu mất 1 đoạn trong nhật ký của Tiêu Nhiên. Kệ, dù sao cũng chỉ là 1 đoạn dọa ma, không quan trọng lắm.
Cái kết cố làm ra vẻ ám ảnh nhưng thực chất nó chả ăn nhập gì với toàn bộ phần trước cả, chỉ thấy nhảm nhí hết sức.
Điểm cá nhân: 8/10. (Đáng lẽ cao hơn nhưng trừ điểm đoạn kết).
Người viết: Châu Minh Ảo
Mời các bạn đón đọc Kỳ Án Ánh Trăng của tác giả Quỷ Cổ Nữ.