Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.
Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.
Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.
Truyện dài
- Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
- Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.
- Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.
- Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.
- Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.
- Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
- Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.
- Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
- Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
- Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.
- Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.
- Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.
- Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.
- Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.
- Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.
- Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009.
- Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ
- Vua Mèo
- Nữ Quái
- ...
Truyện ngắn và tạp văn
- Bầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982.
- Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999.
- Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003.
Thơ
- Đường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004.
***
Đoàn xe từ biên giới về lúc trời vừa mới hửng sáng. Chiếc xe chở lão khỉ đột đi trước, chiếc xe chở Trần Dũng đi sau cách nhau chừng mười mét.
Tài xế bấm còi ba bốn tiếng và cánh cổng đồn biên phòng mở ra, hai chiếc xe jíp từ từ tiến vào sân.
Trần Dũng ngồi giữa hai người công an võ trang: AK cầm tay, súng ngắn bên hông và nơi thắt lưng lủng lẳng mấy quả lựu đạn.
Cho đến lúc ấy trong đầu Trần Dũng không hề có ý định chạy thoát. Nhưng cái ý định ấy chợt lóe lên như một tia chớp khi chiếc xe dừng hẳn lại và người công an ngồi bên phải hắn nhổm dậy.
Hắn nhìn thấy ngay hai quả lựu đạn toòng teng trước mắt mình. Trong cái tích tắc ấy nếu hắn không quyết định thì hắn sẽ không bao giờ có thể quyết định được. Nhưng sức mạnh nào đã thúc đẩy hắn đi đến quyết định ấy?
Hắn vươn hai bàn tay chộp lấy hai quả lựu đạn lủng lẳng trên thắt lưng của người công an, giựt mạnh đến nỗi một trong hai quả bị sút chốt an toàn. Một tia khói từ quả lựu đạn xẹt ra. Những người trên xe hốt hoảng nhảy xuống và quả lựu đạn đang khai hoả trên tay hắn cũng bay theo.
Bụi khói tung lên mù mịt.
Hắn lẫn trong đám bụi khói ấy mà chạy. Tay còn cầm một quả lựu đạn.
Nhưng hắn đụng đầu ngay với những hàng rào kẽm gai cao ngất ngưởng. Cũng may là trời còn mờ tối và khói bụi vẫn mù mịt. Hắn nhận ra cái bồn nước cao ở ngay sát hàng rào nên leo nhanh lên đó và nhảy ra khỏi khuôn viên của đồn công an, lọt vào sân của ngôi nhà sàn kế cận. Một con chó bécgiê xông tới vồ hắn, hắn né sang bên, cắm đầu chạy. Nhưng con vật đuổi theo bén gót. Hắn không còn cách nào khác là leo lên thang gác gỗ, lọt vào ban công của ngôi nhà sàn.
...
Mời các bạn đón đọc
Kỷ Niệm Đàn Bà của tác giả
Đào Hiếu.