DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Kỳ Thủ

Tác giả Stefan Zweig
Bộ sách
Thể loại Truyện ngắn
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 4023
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Stefan Zweig Truyện Ngắn Văn học Áo Văn học phương Tây
Nguồn e-thuvien.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Cách nay lâu lắm rồi, khi lần đầu tiên đọc sách của Stefan Zweig, tôi đã thấy run sợ. Nhà văn người Áo này như nhìn thấu suốt người đời. Kiêu hãnh và ám thị. Ðam mê và bạc nhược. Những rung động khó tả, sâu lắng trong những thang bậc thầm kín nhất của tâm hồn. Zweig là nhà phân tích tâm lý bậc thầy với óc quan sát cực kỳ sắc bén. Ông có thể lột trần những cảm xúc tột cùng chỉ qua vài động tác, vài cử chỉ… Với Zweig, người đọc cảm thấy như bị chụp lên đầu chiếc vòng kim cô, có đi đến đâu cũng quanh quẩn trong vòng khống chế và bị thôi miên bởi những thứ vô thức phía sau những mạch văn của ông. 

“Kỳ thủ’ là một truyện ngắn của Zweig mà tôi thích nhất. Ðây là một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn dựng khéo đến mức trở nên “có thể” : một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những khả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh. Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ – tâm lý hồi hộp và khốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương.

Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy tất cả dồn nén lại, cô đặc : lòng tham lam, sự đố kỵ, sự ngông cuồng, sự vô nghĩa, sự hiếu kỳ, khát vọng tự do, nỗi cô đơn…

Zweig tự vận. Tôi nghĩ rằng ông sống đủ và đau khổ cũng đủ. Có lẽ trái tim ông không chịu nổi sự trần tục của cuộc đời những đau khổ và bất công trong thời đại ông sống. Cảm ơn Zweig vì những gì ông để lại.
Nhà báo Trang Anh
 
***
Stefan Zweig sinh ra ở Viên (Áo). Cha ông lầ Moritz Zweig (1845–1926), nhà sản xuất dệt may giàu có người Do Thái; mẹ là Ida Brettauer (1854–1938), con gái một chủ ngân hàng người Do Thái. Ông là bà con của nhà văn Tiệp Khắc Egon Hostovský, người này mô tả Zweig là "một họ hàng xa"; có thuyết nói hai người là anh em họ.

Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông. Ông có nhiều chuyến đi đến Ấn Độ, châu Phi, Bắc và Trung Mỹ, cũng như Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì lý do sức khỏe yếu, ông không phải ra mặt trận mà được làm thủ thư, phụ trách quản lý tư liệu chiến tranh. Nhưng chỉ đến khi sống một thời gian ngắn gần trận tuyến, ông mới nhận ra sự điên rồ của chiến tranh, và từ đó trở thành người cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình.

Là một nhà văn có sức làm việc mạnh, ông đã viết nhiều tập tiểu sử (như quyển Ba bậc thầy bàn về Honoré de Balzac, Charles Dickens và Fyodor Dostoyevsky, xuất bản năm 1920), thêm truyện dài và truyện ngắn. Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo, và có tài chắt lọc bỏ ra những tiểu tiết khiến cho những tập tiểu sử của ông đọc hấp dẫn như tiểu thuyết. Đến thập niên 1930, ông là một tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

Năm 1934, Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức, Zweig rời Áo sang Anh, ban đầu sống ở Luân Đông, đến năm 1939 chuyển đến Bath. Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức Quốc xã nhanh chóng chinh phục Tây Âu, Zweig và người vợ thứ 2 phải vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ, định cư tại Thành phố New York năm 1940. Hai người có 2 tháng làm khách của Đại học Yale ở New Haven, Connecticut, về sau thuê 1 căn nhà tại Ossining, New York.

Ngày 22 tháng 8 năm 1940, Zweig và vợ di cư tới Brasil, định cư ở Petrópolis, một thị trấn miền núi có đông đảo người Đức sinh sống, cách Rio de Janeiro 68 km về hướng bắc. Tháng 2 năm 1942, trong thời gian lễ hội ở Rio de Janeiro (Brasil), vì tâm trạng cô đơn và mệt mỏi, Stefan Zweig và vợ Lotte cùng nhau tự tử.

Năm 1948, truyện Bức thư của người đàn bà không quen biết đã được dựng thành phim có tựa Letter from an unknown woman, với Joan Fontaine thủ vai cô gái nhân vật chính, Howard Koch viết kịch bản và John Houseman là nhà sản xuất. Howard Koch cũng đã viết kịch bản cho phim Casablanca (1942), và John Houseman là nhà đồng sản xuất của phim "Công dân Kane" (Citizen Kane) (1941) – cả hai phim này được xếp vào nhóm 10 phim hay nhất mọi thời đại. Phim Letter from an unknown woman lấy bối cảnh là thành phố Wien vào khoảng năm 1900. Phim làm rơi lệ nhiều khán giả này nằm trong nhóm 100 phim hay nhất mọi thời đại, được Thư viện Quốc hội Mỹ xếp hạng "có ý nghĩa về mặt văn hóa," và được tuyển chọn để lưu trữ tại Cơ quan Lưu trữ Phim ảnh Quốc gia của Hoa Kỳ.

Gần đây (2005), một phim khác được thực hiện ở Trung Quốc cũng dựa trên truyện này.

Năm 1968, một truyện khác được chuyển thể thành phim "24 giờ làm phụ nữ" (24 hours in a woman's life), với nữ diễn viên chính là Ingrid Bergman, cũng khá thành công.

Năm 2014, Bộ phim Khách sạn Đế vương, xây dựng dựa trên cảm hứng từ các công trình ghi chép của ông với nội dung tôn vinh những "tia sáng mong manh của nền văn minh sót lại trong chốn man rợ vốn từng được biết đến là nhân đạo", ra mắt trong sự ca ngợi của các nhà phê bình phim. Bộ phim dẫn đầu danh sách đề cử giải BAFTA với 11 đề cử, nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào khác. Nó cũng giành được Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và chín đề cử giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Bộ phim sau đó đã giành được 4 giải Oscar cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Thiết kế trang phục và Hóa Trang.
***
Cảnh lui tới thường thấy diễn ra vào giây phút chót bao trùm trên con tàu thủy sẽ rời Niu York đi Buênôx Airex lúc nửa đêm. Hành khách lên tàu, kéo theo cả một đám bè bạn đi tiễn, những người chuyển điện tín, mũ lưỡi trai đội sụp đến mang tai, đọc to mấy tên người vang khắp các phòng khách, hành lý và hoa được chuyển lên, lũ trẻ con tò mò chạy khắp nơi từ tầng trên xuống tầng dưới tàu, trong khi đó dàn nhạc vẫn điềm tĩnh chơi.
Trên cầu tàu dạo chơi, đứng hơi né xa cảnh đi lại nhộn nhịp, tôi và anh bạn đang trò chuyện với nhau thì thấy lóe lên ở ngay cạnh chỗ chúng tôi đang đứng hai hoặc ba ánh vụt sáng - chắc người ta chụp vội ảnh một vĩ nhân nào đó trước khi tàu nhổ neo. Anh bạn tôi đưa mắt nhìn về hướng đó rồi mỉm cười : “Anh cùng đi tàu với một nhân vật lỗi lạc : Xzentôvic”. Và thấy tôi ngơ ngác không hiểu gì, anh nói tiếp, vẻ như muốn giải thích với tôi : “Mirkô Xzentôvic – vô địch cờ thế giới. Anh ta đã đi khắp nước Mỹ, từ tây sang đông, đánh ván nào thắng ván đó, còn bây giờ anh ta đi giành những vinh quang mới ở Achentina”.
Lúc đó tôi mới nhớ lại nhà vô địch trẻ tuổi này và một số đặc điểm trong bước đường công danh kỳ lạ của anh. Do đã đọc báo chí nhiều hơn tôi, anh bạn đã bổ sung vào trí nhớ của tôi một số giai thoại.
Trong có vòng gần một năm, Xzentôvic đã trở thành một nhân vật sánh ngang với các bậc thầy nổi tiếng nhất về môn cờ. Alêcxin Capablăngca, Tartakôvơ, Laxkơ, Bôgôngiubôp không còn gì để truyền đạt cho anh nữa. Từ năm 1922, sau Rzexepxki - một chú bé thần đồng bảy tuổi - trở nên lỗi lạc ở trận đấu tại Niu York, người ta chưa hề biết một người không tên tuổi nào như Xzentôvic lại thu hút được sự chú ý đến thế của thế giới đối với những người chơi cờ. Vì nếu chỉ dựa vào trí năng của Xzentôvic thì không ai dám tiên đoán anh ta sẽ có một tương lai sáng lạn. Có tiếng đồn rằng nhà vô địch không thể viết nổi một câu, dù bằng tiếng mẹ đẻ, mà không phạm những lỗi chính tả, và một đối thủ bẳn tính đã nhận xét : “Sự vô học của anh chàng đã nổi tiếng khắp hoàn cầu”.
*
Xzentôvic là con trai một người chèo thuyền khốn khó gốc Xlavơ vùng Đanuýp. Một đêm nọ, thuyền của ông bị một chiếc tàu thủy chở lúa mì đâm chìm. Sau khi bố chết, chú bé lúc đó mười hai tuổi, được cha xứ trong làng đón về nuôi và ông linh mục tốt bụng đã cố gắng một cách trung thực bảo ban chú bé lãnh đạm và ít nói ôn lại bài vở mà ở trường chú không tài nào nhớ nổi.
Nhưng ông đã uổng công vô ích. Xzentôvic nghiêng nghiêng vầng trán rộng của mình trên những nét chữ mà chú đã nghe giảng đi giảng lại đến trăm lần và trân trân nhìn chúng với cặp mắt trống rỗng; óc chú bất lực không lưu giữ được những khái niệm sơ đẳng nhất. Năm mười bốn tuổi, chú vẫn còn phải dùng ngón tay để đếm và hết sức chật vật mỗi khi đọc một quyển sách hoặc một tờ báo. Nhưng không thể nói rằng chú ngại khó. Chú ngoan ngoãn làm tất cả những gì được sai bảo, xách nước, bổ củi, làm việc ở ngoài đồng, lau chùi bếp, tóm lại, tuy chậm chạp đến phát bực mình, chú đã tận tụy thực hiện mọi công việc được yêu cầu.
Nhưng điều làm vị linh mục tốt bụng buồn phiền nhất là thái độ hoàn toàn dửng dưng của chú bé kỳ cục được ông che chở. Chú chẳng bao giờ tìm cách gợi chuyện ông, chẳng bao giờ mở miệng hỏi một câu, chẳng chơi với lũ con trai cùng tuổi, xong công việc chú đến một chỗ ở trong phòng, vẻ đãng trí và lơ đễnh như cừu ngoài bãi chăn thả, không hề bận tâm tới những gì diễn ra ở quanh mình. Tối tối cha xứ châm chiếc tẩu dài hút và ngồi đánh  ba ván cờ thường ngày với viên đội. Lúc đó cậu thiếu niên lại ló mái tóc vàng rối bù màu vàng hoe của mình xích đến bên bàn và lặng lẽ chăm chăm nhìn bàn cờ, cặp mắt như ngái ngủ và lơ đễnh dưới đôi mí nặng sùm sụp.
Một tối mùa đông, khi hai đấu thủ đang say với ván cờ thì người ta nghe thấy tiếng chuông lắc mỗi lúc một rõ của một xe trượt tuyết đang lao hết tốc lực trên đường phố. Một nông dân, mũ lưỡi trai phủ trắng tuyết, vội vã bước vào mời cha xứ tới ban lễ xức dầu cuối cùng cho người mẹ già nua của mình đang hấp hối. Ông cha xứ liền đi theo người nông dân. Chưa kịp uống cạn cốc bia, viên đội châm lại tẩu và định xỏ chân vào đôi ủng nặng nề để ra về. Bỗng ông bắt gặp cặp mắt của Xzentôvic nhìn chăm chăm bàn cờ vừa mới được bắt đầu.
- Thế nào, cháu có muốn chơi nốt ván cờ này không ? – Viên đội nói đùa, vì ông tin chắc cậu bé ngù ngờ không thể đi một con Binh cho ra hồn trên bàn cờ.
Chú bé rụt rè ngẩng đầu lên, rồi gật đầu nhận lời và đến ngồi vào chỗ cha xứ. Sau khi đi mười bốn nước, viên đội bị hạ và buộc phải thú nhận rằng mình thua không phải do chểnh mảng. Ván thứ hai cũng diễn ra như vậy.
- Đúng là chú lừa của Balsam ! – Khi quay về, vị linh mục sửng sốt kêu lên. Rồi ông giảng giải cho viên đội, vì ông ta không hiểu rõ Kinh Thánh bằng ông, rằng trước đây hai nghìn năm cũng đã từng có một chuyện kỳ lạ tương tự, một người câm bỗng nói ra những lời vô cùng khôn ngoan.
Tuy đã khuya, ông bố nuôi không kìm được cứ muốn đòi đọ sức với cậu bé được mình nuôi dưỡng. Chú có cách đánh chậm rãi, bền bỉ, điềm tĩnh và chiếc trán rộng của chú luôn cúi trên bàn cờ. Chiến thuật của chú vững vàng không chê vào đâu được ; những ngày tiếp sau đó, cả viên đội lẫn cha xứ đều không thắng được chú ván nào. Là người hiểu rõ hơn ai hết mức độ tiếp thu chậm của chú học trò của mình trong những lĩnh vực khác, cha xứ tò mò muốn biết rõ khả năng năng khiếu đặc biệt này đến đâu. Ông dẫn Xzentôvic tới bác thợ cắt tóc trong làng để tỉa bớt mái tóc bù xù màu vàng rơm của chú trông cho dễ coi rồi dùng xe trượt tuyết đưa chú ra thành phố nhỏ bé nằm cạnh làng. Ở đấy ông quen mấy người rất mê đánh cờ, đánh khá hơn ông, và lúc nào cũng thấy ngồi trong một góc quán cà phê tại Quảng trường lớn.
Khi cha xứ bước vào quán, đẩy ở trước mặt mình chú bé mười lăm tuổi, tóc vàng nhạt, má đỏ ửng, vai quàng tấm da cừu lộn thì mấy vị khách quen thuộc của quán đều mở tròn mắt ngạc nhiên. Chú bé đứng như trời trồng, mắt e lệ nhìn sàn mãi tới khi có người ngồi ở một bàn lên tiếng gọi chú. Ván đầu chú bị thua vì chưa bao giờ thấy vị đỡ đầu tuyệt diệu của mình lẫn ông đội khai cuộc theo kiểu Xixia. Ván thứ hai chú chơi hòa với người đánh cờ giỏi nhất hội và các ván sau đó chú liên tiếp hạ tất.
Một sự kiện hồi hộp đã diễn ra tại một thành phố nhỏ ở Nam Tư và các vị thân hào đã chứng kiến những bước đầu của nhà vô địch một làng quê như vậy đấy. Mọi người nhất trí lưu chú bé thần đồng lại đến sáng mai để có thể thông báo về sự hiện diện của chú với các hội viên khác của hội và nhất là với bá tước Ximxzic - một người đánh cờ say mê cuồng nhiệt. Cha xứ đưa mắt nhìn cậu học trò của mình với niềm tự hào mới, nhưng ông không thể chểnh mảng nghĩa vụ đối với Chúa. Ông tuyên bố sẵn sàng cho phép Xzentôvic ở lại với mấy vị để chú có thể chứng minh rõ hơn nữa tài năng của mình. Xzentôvic được bố trí ở khách sạn, phí tổn do các nhà đánh cờ đài thọ. Tối hôm ấy lần đầu tiên trong đời, chú được thấy một nhà vệ sinh có hệ thống giội nước…
Chiều chủ nhật, trong một căn phòng chật cứng người, chú bé ngồi im không nhúc nhích bốn giờ liền trước bàn cờ và đã hạ tất cả mọi đấu thủ; chú đã không mở miệng nói một lời nào cũng như không hề ngước mắt nhìn lên một lần nào. Có người đề nghị chú đánh nhiều ván cùng một lúc. Phải chật vật lắm mới giải thích để chú hiểu rõ là trong ván cờ như vậy một mình chú phải đấu với nhiều đấu thủ. Khi vỡ lẽ, chú liền thực hiện ngay, chú chậm rãi đi từ bàn này sang bàn kia làm đôi giày to tướng của chú cứ kêu răng rắc. Kết cục chú thắng bảy trên tám đấu thủ.
Lúc đó liền nổ ra một cuộc thảo luận dài. Thực ra cứ chẻ hoe mà nói, nhà vô địch mới không phải người gốc gác trong tỉnh, nhưng đầu óc cục bộ đã được thức tỉnh. Biết đâu cái địa phương nhỏ bé tìm mãi mới thấy trên bản đồ này lại sẽ chẳng rạng rỡ vì đã sản sinh một nhân vật nổi tiếng. Kenlơ, một ông bầu sân khấu chuyên cung cấp các bài ca và nữ ca sĩ cho quán rượu ở đồn trú, nhận đưa chú bé kỳ dị đi Viên, như ông ta nói, tới chỗ một bậc thầy lỗi lạc để xin thụ giáo học lấy nghệ thuật của ông thầy. Có điều phải có người chịu đài thọ mọi phí tổn trong một năm chú sẽ lưu lại ở thủ đô. Suốt sáu chục năm ròng, ngày nào bá tước Ximxzic cũng đánh cờ, nhưng chưa từng gặp một đối thủ kỳ lạ như chú bé này nên liền ký ngay một tấm ngân phiếu. Bước đường công danh khác thường của chú bé con một bác chèo thuyền đã bắt đầu như vậy đấy.

Mời các bạn đón đọc Kỳ Thủ của tác giả Stefan Zweig.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 99.000

Giá bán

79.200

Giá bìa 99.000

Giá bán

79.200