DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Làm Thế Nào Để Đọc Sách Hiệu Quả?

Tác giả Nhiều Tác Giả
Bộ sách
Thể loại Tư duy
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 3789
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Nguyễn Cảnh Bình Nguyễn Thụy Anh Nguyễn Hoàng Ánh Rosie Nguyễn Dương Linh Lâm Hạ Self Help Kỹ Năng Sống Tư Duy
Nguồn Duong Kobo
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Làm Thế Nào Để Đọc Sách Hiệu Quả? của tác giả Nguyễn Cảnh Bình & Nguyễn Thụy Anh & Nguyễn Hoàng Ánh & Rosie Nguyễn & Dương Linh & Lâm Hạ.

Đánh giá

Cuốn sách "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?" của các tác giả Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Hoàng Ánh, Rosie Nguyễn, Dương Linh, Lâm Hạ là một cuốn cẩm nang đọc sách rất cần thiết với mỗi người Việt. Cuốn sách này không chỉ nói lý thuyết suông mà ở mỗi chương, mỗi bài viết nhỏ trong mỗi chương ấy đều có các ví dụ cụ thể, từ những người nổi tiếng hoặc của chính tác giả nhằm thuyết phục người đọc. Ngoài ra "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?" còn để lại cho người đọc một ấn tượng khi trước mỗi bài viết đều có một câu danh ngôn của những người nổi tiếng. Có thể nói, đây là một cuốn sách, một cuốn cẩm nang đọc sách vô cùng hữu ích với người đọc mỗi chúng ta.

Cuốn sách được chia thành 6 chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh khác nhau của việc đọc sách.

  • Chương 1: Vai trò của việc đọc sách

Chương này giúp người đọc trả lời câu hỏi "Đọc sách để làm gì?". Tác giả đã đưa ra những lý do thuyết phục để khẳng định rằng việc đọc sách là vô cùng quan trọng, giúp người đọc nâng cao kiến thức, trau dồi văn hóa, trưởng thành về nhân cách và trí tuệ.

  • Chương 2: Quan niệm về sách và người đọc sách

Chương này đề cập đến những quan niệm về sách và người đọc sách. Tác giả đã chỉ ra rằng việc đọc sách không có một công thức chung nào, tùy vào sở thích, mục tiêu và ngành nghề khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn cho mình cách đọc cho phù hợp.

  • Chương 3: Chọn sách và tìm sách

Chương này hướng dẫn người đọc cách lựa chọn và tìm kiếm sách phù hợp. Tác giả đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để lựa chọn sách, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm tìm sách hiệu quả.

  • Chương 4: Kỹ năng đọc sách

Chương này giúp người đọc trang bị những kỹ năng đọc sách cần thiết để giúp quá trình đọc trở nên hiệu quả hơn. Tác giả đã chia sẻ những mẹo nhỏ, những phương pháp đọc hiệu quả để người đọc có thể áp dụng.

  • Chương 5: Xây dựng thói quen và văn hóa đọc

Chương này giúp người đọc xây dựng thói quen đọc và văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng. Tác giả đã đưa ra những gợi ý cụ thể để giúp người đọc xây dựng thói quen đọc và tạo nên một văn hóa đọc tích cực trong xã hội.

  • Chương 6: Sách và những điều thú vị

Chương này mang đến cho người đọc những điều thú vị về sách, bao gồm cách đọc sách phong cách, có nên đọc sách thành tiếng không, thế giới sách và thực tại, bí quyết đọc sách của người nổi tiếng,...

Nhìn chung, cuốn sách "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?" là một cuốn sách rất hữu ích cho những người yêu thích đọc sách. Cuốn sách này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của việc đọc sách, những quan niệm về sách và người đọc sách, cách lựa chọn và tìm sách, kỹ năng đọc sách và cách xây dựng thói quen và văn hóa đọc.

Có thể nói, cuốn sách này là một cuốn cẩm nang đọc sách không thể thiếu với mỗi người Việt.

***

Cuốn "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?" trước hết là tập hợp các bài viết chia sẻ về những niềm vui, những trăn trở về sách và việc đọc của những người đọc tiêu biểu thuộc thế hệ mà mỗi cuốn sách đều được trân quý và chuyền cho nhau. Hơn thế nữa, cuốn sách còn là một cuốn cẩm nang giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc đọc sách, thiết lập những kĩ năng cần thiết trong việc chọn sách, tìm sách và kỹ năng đọc sách sao cho hiệu quả và xây dựng thói quen và văn hóa đọc cho chính mình và lan tỏa nó đến những người xung quanh.

Chương I. Vai trò của việc đọc sách

Chương I của "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả" sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi "Nếu bạn đang có cuộc sống tốt, ổn định và bạn hài lòng với điều đó thì có cần phải đọc sách không?". Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, tác giả Nguyễn Cảnh Bình đã đem đến hai câu hỏi:

  • Đọc để làm gì?

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi "Đọc để làm gì?" chưa? Câu hỏi này tưởng chừng như rất chung chung, dễ khiến người ta ấp úng khi bị hỏi nhưng có lẽ khi đọc sách, bạn phải xác định được điều này thì mới lựa chọn cho mình loại sách và phương pháp đọc đúng đắn. Và tác giả Nguyễn Cảnh Bình đã đưa ra câu trả lời rằng: Đọc sách để giải trí, đọc sách để nâng cao kiến thức, để giải quyết một vấn đề cụ thể và cuối cùng đọc chính là để giải quyết bài toán của cuộc đời. 

  • Có cần phải đọc sách không?

Tác giả đưa ra một tình huống mà chính mình đã gặp phải "Khi tôi gặp gỡ các bạn trẻ, có bạn nói với tôi: "Theo em không cần đọc sách." Tôi bảo: "Rất đúng, tôi cực kì ủng hộ, nếu như các bạn không đọc sách mà vẫn có thể trưởng thành, trở thành người có kiến thức, thành đạt và có văn hóa. Nếu như những điều tôi vừa kể không có điều nào nằm trong mục đích sống của bạn, thì chả việc gì phải đọc." 

Từ tình huống ấy, mỗi người đọc nhìn vào, liệu các bạn đã trả lời cho câu hỏi "Có cần phải đọc sách không?" chưa? Đúng, mỗi con người chúng ta chẳng ai mong mình mãi không trưởng thành, và để trưởng thành, chúng ta lại cần có kiến thức và trau dồi văn hóa. Để có những thứ ấy chúng ta lại cần tìm đến sách.

Chương II. Quan niệm về sách và người đọc sách

Ở chương này, các tác giả sẽ đưa ra những bài viết ngắn giúp chúng ta biết cách đọc như thế nào cho đúng, họ cũng khẳng định việc đọc không có một công thức chung nào cả. Tùy vào sở thích, tùy mục tiêu và tùy ngành nghề khác nhau, chúng ta sẽ lựa chọn cho mình cách đọc cho phù hợp, không nên áp đặt một tiêu chuẩn cho tất cả mọi người.

Sau khi đọc xong chương này, chắc chắn mỗi người đọc sẽ nhận ra và rút kinh nghiệm cho mình, rằng mình nên đọc nhiều hay đọc ít, và rằng chúng ta không nên khoe khoang mình đọc nhiều, nếu như sự đọc không thực chất mà chỉ để khoe mẽ.

  •  Vì sao người ta ngại đọc sách?

Chúng ta có thể thấy, trước đây thì đọc sách giấy, bây giờ chúng ta có thể đọc trên mạng. Trước đây tivi chỉ có ba, bốn kênh, bây giờ tivi có đến hai trăm kênh. Tất cả những chuyện ấy làm ta mất thời gian hơn... Sẽ có cái phải giảm xuống để dành thời gian cho cái mới.

  • Đọc quá nhiều sách có tốt không?

Đọc theo cách cưỡi ngựa xem hoa thì dù là qua trăm nghìn quyển sách cũng không bằng việc đọc thật kĩ một vài quyển sách thật hay và áp dụng những bài học từ sách vào thực tế.

  • Chỉ riêng việc đọc sách không bao giờ giúp bạn trở nên giàu có

Đọc sách không bao giờ giúp bạn trở nên giàu có nếu bạn không lao động.

  • Đọc sách để dốt đi?

Bất cứ khi nào nghĩ rằng mình hiểu biết, khôn ngoan hay thông minh hơn người thì hãy tìm một quyển sách thật hay để đọc... Được tiếp cận những quan điểm, tư tưởng của những người tài giỏi hơn mình nhiều, ta sẽ bớt ảo tưởng về khả năng của bản thân.

  • Sách làm bạn trở nên ... sách vở?

Để việc đọc sách không khiến ta trở nên sách vở, thì ta phải đọc một cách chủ động. Đọc chủ động tức là chủ động lựa chọn quyển sách phù hợp.

  • Khi những người bạn tưởng là đọc nhiều sách hóa ra lại chẳng đọc gì

Một số người cho rằng mình là một người đọc, nhưng nếu một tháng họ không đọc hết một quyển thì không thể gọi là người đọc sách được.

  • Sự khác nhau giữa người đọc sách và người không đọc

Có một điều chắc chắn rằng một người đọc sách thường xuyên sẽ thấy bản thân mình tốt hơn rất nhiều so với bản thân người đó nếu không đọc.

  • Người đọc sách có bạn hay không có bạn?

Thành đạt và lẫy lừng nhờ đọc sách thì chẳng có gì mới, nhưng bị cộng đồng cô lập vì suốt ngày chúi mũi vào sách cũng là một chuyện không lạ.

  • Sách có đắt không?

Để nói đắt hay rẻ ta cần so sánh giá cả và giá trị.

  • Sách hay mang giá trị vượt không gian và thời gian

Người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách "tu thân" mang trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu trò, mánh khóe.

  • Sách là một tấm gương

Có những quyển sách khi đọc, giúp ta nhìn nhận lại chính mình, biết được mình đang ở đâu và tìm được hướng đi hay nhìn rõ hơn con đường phía trước.

Chương III. Chọn sách và tìm sách

Ở chương này, các bài viết sẽ cho bạn câu trả lời về việc chọn sách và tìm sách. Bất cứ việc gì khích lệ lòng ham mê sách, hãy làm, một trong số đó là việc thường xuyên ghé hiệu sách và cập nhật các đầu sách mới. 

Nếu như học gạo không hoàn toàn có hại, trái lại cũng có tác dụng nuôi dưỡng lòng ham học thì việc thường xuyên tiếp xúc với sách, những cuốn sách mà không ai có thể bắt buộc bạn phải đọc mà chính bạn có quyền chủ động lựa chọn mua hay không mua, cũng có tác dụng nuôi dưỡng lòng yêu thích sách.

Chương này đưa ra một loạt các bài viết để minh chứng cho nội dung trên.

  • Chủ động - Từ khóa của cuốn sách này

Thông điệp cho người đọc sách hoặc không đọc sách, hai chữ thôi: chủ động. Bạn chủ động chọn đọc hoặc không đọc. Lâu lâu mới đọc hoặc thường xuyên đọc. Không thích, thích sơ sơ hoặc cực kì ham đọc. Đọc tiểu thuyết, sách kinh tế hoặc sách tôn giáo. Đọc để làm việc này việc kia hoặc chỉ thuần túy nhấm nháp, thưởng thức.

  • Câu chuyện bắt đầu với việc chọn một cuốn sách phù hợp

Nếu ngày bé chúng ta từng nhặng xị lên đòi cái kết có hậu trăm truyện như một thì khi lớn lên, chúng ta học cách chấp nhận và hài lòng với những cái kết mở, những câu chuyện để ngỏ. Nhiều khi đọc những dòng đầu tiên là đủ hiểu không thể trông đợi gì vào một kết thúc vẹn tròn viên mãn được. Vậy mà vẫn đọc vì câu chuyện có gì đó thật cuốn hút.

  • Những cuốn sách giúp bạn đỡ phải thử sai với cuộc đời mình.

Bạn có thể đọc đến hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách, nhưng điều then chốt nhất là bạn phải rèn luyện. Nếu muốn giỏi viết lách, bạn phải tập viết thư một trăm lần, thậm chí cả nghìn lần. Nếu muốn biết cách thuyết trình, bạn phải tập nói lưu loát, trình bày rõ ràng quan điểm của mình trước bạn bè, trước nhóm rồi cho đến đám đông, không phải dăm mươi lần mà hàng trăm hàng nghìn lần...

  • Có hay không cuốn sách thay đổi cuộc đời

Sách chỉ cho ta thông tin, kiến thức. Nhưng để thay đổi cuộc đời thì lựa chọn nằm trong tay mỗi người. Ta có lựa chọn làm điều đó không, có bắt tay vào hành động để đạt được những gì ta muốn không, có thể biến những gì mình biến thành những kĩ năng và thói quen của mình hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của ta.

  • Làm sao để đọc thật nhiều sách miễn phí

Có nhiều cách để đọc được sách miễn phí hoặc tốn rất ít phí. Một trong những cách đó là đọc ebook trên mạng như đã nói ở trên. Cần lưu ý là hiện nay có nhiều trang web cung cấp ebook miễn phí hợp pháp, nhưng cũng có không ít trang web cung cấp ebook lậu. Ta cần phân biệt để lựa chọn sử dụng từ các nguồn hợp pháp. Ngoài ra một cách hay được những người hoài cổ sử dụng là tìm sách cũ trên mạng hoặc từ các tiệm sách cũ. 

Nói tóm lại, nếu muốn đọc sách thì không thiếu gì cách để đọc dù với túi tiền eo hẹp. Đừng để hạn chế về tài chính ngăn cản bản thân trên con đường tiếp thu tri thức.

  • Mạng internet thay thế được sách, hay là không?

Từ câu chuyện của chính mình, tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm rằng Nhưng tôi có thể khẳng định, những người cho rằng mạng internet có thể thay thế sách (cả giấy cả điện tử), họ là những người đồng thời chưa hề hoặc rất ít khi thử tìm kiếm thứ gì liên quan đến sách ở trên mạng. Mà, họ vào mạng hầu hết vì mục đích khác.

  • Sử dụng mạng xã hội phục vụ cho việc đọc sách như thế nào?

Nhờ mạng xã hội, tác giả bài viết đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cho mình trong việc đọc sách. Ví dụ như đó là việc Tra cứu thông tin tác giả, tác phẩm, Tìm được bạn cùng sở thích, Có những buổi gặp gỡ, trao đổi về sách mình quan tâm, Trao đổi với tác giả, dịch giả, Giúp nhau tìm sách. Vậy, còn lí do gì để mỗi người đọc chúng ta không sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ cho việc đọc sách của mình?

  • Tìm kiếm và tải sách trên mạng

Ebook là nguồn sách có rất nhiều ưu điểm, có thể với những bạn mới đọc ebook sẽ thấy bất tiện nhưng càng đọc ta lại nhận ra nhiều ưu điểm của nó. Đầu tiên có rất nhiều sách hay mà ta không thể tìm được sách giấy vì đã phát hành khá lâu, trong khi lại có sẵn nguồn ebook. Với ebook, ta không phải lo lắng về không gian chứa sách, việc bảo quản sách để hạn chế hư hỏng về mối mọt hay thời tiết... Và cuối cùng, ebook sẽ giúp bảo vệ môi trường vì để tạo ra chúng không cần đến cây xanh. 

Chương VI. Kỹ năng đọc sách

Đọc sách mà cũng cần có kĩ năng ư? Bạn chắc nhiều lần thường nghe ai đó nói, tay này là mọt sách, tay này chỉ lý thuyết, sách vở chứ không làm được gì. Sự thực có phải vậy không? Quả thực trong xã hội có nhiều người như vậy. Nhiều người chỉ đọc sách mà không rút ra được gì từ sách, không thể ứng dụng những gì họ đọc được từ sách vào thực tế cuộc sống, không khiến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, có tác động tích cực đến người xung quanh... Khi đó, đọc sách là phí phạm, những gì họ đọc không hoặc ít có giá trị. Để nhận thức ra điều này, chúng ta, mỗi người đọc cần phải có kĩ năng đọc sách. "Làm thế nào để đọc sách hiệu quả" đã đưa ra từ hậu quả của việc đọc sách không có phương pháp, sau đó đưa ra những sai lầm, mẹo nhỏ trong quá trình đọc sách, và cuối cùng là gợi ý cho các bạn một vài kĩ năng đọc sách để quá trình đọc của bạn trở nên hiệu quả hơn.

  • Hậu quả của việc đọc sách không có phương pháp
  • Những sai lầm trong phương pháp đọc sách
  • Các mẹo nhỏ trong quá trình đọc sách
  • Kỹ năng đọc được nhiều sách
  • Kỹ năng đọc các thể loại sách
  • Kỹ năng đọc chủ động và đọc thụ động
  • Kỹ năng tạo sự tập trung khi đọc sách
  • Kỹ năng đọc siêu tốc
  • Kỹ năng đọc và ghi chép
  • Kỹ năng ghi nhớ
  • Kỹ năng khai thác các footnote/notes/index hiệu quả

Chương V. Xây dựng thói quen và văn hóa đọc

Đã bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi "Đọc sách - khi nào là sớm hay muộn?" hay "Yếu tố nào là quan trọng nhất tạo nên lòng ham thích đọc sách?"? Đọc chương này, chắc chắn sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Một quyển sách không phải ai, lứa tuổi nào cũng có thể đọc được. Tùy mỗi độ tuổi mà nên đọc các sách phù hợp, không phải lúc nào đi tắt, đọc sớm, đọc trước là tốt cho bạn. 

Sau khi lựa chọn cho mình thời điểm phù hợp để đọc những cuốn sách phù hợp, chúng ta hãy biết xây dựng một thói quen đọc cho chính mình và văn hóa đọc cho cả cộng đồng bạn nhé!

Chương sách này sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về:

  • Đọc sách - khi nào là sớm hay muộn?
  • Xây dựng một văn hóa đọc từ "chuẩn bị một người đọc"
  • Yếu tố nào là quan trọng nhất tạo nên lòng ham thích đọc sách?
  • Để con ham mê đọc sách
  • Lộ trình đọc sách cùng con
  • Có bao nhiêu cách đọc sách cùng con?
  • Sách - phương tiện giao tiếp tinh tế giữa cha mẹ và con cái
  • Những tủ sách bị khóa trái
  • Đọc như một đứa trẻ
  • Nên có tủ sách trong gia đình
  • Thư viện ngày nay

Chương IV. Sách và những điều thú vị

Và phần cuối cùng của Làm thế nào để đọc sách hiệu quả? các tác giả mang đến cho độc giả những điều thú vị về sách:

  • "Đọc sách thật phong cách"
  • Có nên đọc sách thành tiếng không?
  • Thế giới sách và thực tại
  • Bí quyết đọc 60 cuốn sách một năm
  • Bí quyết đọc sách của người nổi tiếng
  • Những dòng sách yêu quý của tôi

Sách là một loại hình thưởng thức vừa đại chúng vừa cao cấp, đôi lúc còn khá hàn lâm, tùy thuộc vào loại sách. Ngoài tri thức ra, sách thường được gắn với văn hóa, thường tạo cảm giác gì đó cao quý, hơn là so với phim, nhạc - những loại hình thưởng thức đại chúng hơn.

Kết

Làm thế nào để đọc sách hiệu quả? là cuốn cẩm nang đọc sách rất cần thiết với mỗi người Việt. Cuốn sách này không chỉ nói lý thuyết suông mà ở mỗi chương, mỗi bài viết nhỏ trong mỗi chương ấy đều có các ví dụ cụ thể, từ những người nổi tiếng hoặc của chính tác giả nhằm thuyết phục người đọc. Ngoài ra Làm thế nào để đọc sách hiệu quả? còn để lại cho người đọc một ấn tượng khi trước mỗi bài viết đều có một câu danh ngôn của những người nổi tiếng. Có thể nói, đây là một cuốn sách, một cuốn cẩm nang đọc sách vô cùng hữu ích với người đọc mỗi chúng ta.

 

Tác giả: Thái Hà - Bookademy

Mời các bạn mượn đọc sách Làm Thế Nào Để Đọc Sách Hiệu Quả của tác giả Nguyễn Cảnh Bình & Nguyễn Thụy Anh & Nguyễn Hoàng Ánh & Rosie Nguyễn & Dương Linh & Lâm Hạ.


Giá bìa 68.000

Giá bán

54.000

Giá bìa 68.000

Giá bán

54.000