Lĩnh Nam Chích Quái |
|
Tác giả | Trần Thế Pháp |
Bộ sách | |
Thể loại | Sách Nói |
Tình trạng | Sách Nói |
Định dạng | Sách Nói |
Lượt xem | 4055 |
Từ khóa | AudioBook Sách Nói mp3 full Trần Thế Pháp Huyền ảo Ma quái Tiểu thuyết Kinh dị Văn học Việt Nam Văn học phương Đông |
Nguồn | |
Có thể tuổi thơ của thế hệ 8x,9x đã trải qua rất nhiều thứ hay ho và dân gian hơn thế hệ sau này mà một trong những thứ có thể làm cho tuổi thơ của các thế hệ dễ nhớ hơn và mỗi khi nhớ nhiều hơn đó chính là các câu chuyện cổ tích như: sự tích quả dưa hấu, thần núi tản viên,….tất cả những câu chuyện đó đều xuất phát và hội tụ từ những chuyện kì dị đã được ghi lại theo dòng lịch sử của nước Việt và trở thành một giá trị tinh thần rất có giá trị với người việt xưa và nay, nhắc đến nước Việt thì phải nhắc đến đất nước của lịch sử hàng nghìn năm và những câu chuyện nêu bật lên nét đẹp tinh thần của người Việt.
"Lĩnh Nam chích quái" là quyển sách "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam". Có sách chép là Lĩnh Nam trích quái, là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần.Tương truyền Trần Thế Pháp , một danh sĩ đời nhà Trần, là tác giả bộ sách Lĩnh Nam chích quái. Thông tin này đã được ghi trong các sách: Vịnh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
Lĩnh Nam Chích Quái mang màu sắc phảng phất của một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của triết lý và tâm linh Việt Nam. Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam Chích Quái là thần thoại–Lạc Long Quân Âu cơ, Tiên Dung và Chữ Đồng Tử, Trọng Thuỷ Mỵ Châu, Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Phật Mẫu Man Nương, v.v…–nhưng lại có đền thờ hẳn hoi, và nhân dân vẫn thành tâm lễ bái cho đến ngày nay.Tại vì Lĩnh Nham Chích Quái chứa đựng nếp sống tâm linh, triết lý sống. Đọc Lĩnh Nam Chích Quái để hiểu được triết lý sống và chiều sâu tâm linh truyền thống của người Việt từ nghìn năm trước, tác phẩm tồn tại với thời gian trải qua bao thăng trầm của lịch sử để giờ đây tác phẩm như một thiên truyện truyền tải đến các thế hệ sau này. Những ai đọc qua tác phẩm đều hiểu được và thấy được vô số chuyện lạ xảy ra tại vùng đất Lĩnh nam xưa “ Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành, Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch, hai bên đối đá. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân ở trên sông vái mà nói rằng: "Anh em thần, một tên là Trướng Hống, một tên là Trương Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ”.
Một huyền sử được kể với một danh sĩ thời nhà Trần:
Lĩnh Nam vùng đất tứ linh hội tụ xảy ra các chuyện rất thần kì nhưng tác phẩm lại không giới hạn ở Phương Đông và mà còn là nơi giao thoa hay có một chút hơi hướng một vài truyện mang màu sắc nước ngoài, nên có một số truyện có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng từ nước ngoài . Truyện Dạ Xoa Vương chịu ảnh hưởng của văn hóa Chiêm Thành.
Cho dù vậy thì tác phẩm vẫn hội tủ đủ yếu tố kì bí , thần kì và hơi hướng dân tộc trong từng câu chuyện, phóng khoáng, nhẹ nhàng nhưng đầy triết lí nhân sinh sâu sắc và dạy cho những thế hệ sau các bài học về nhân tâm, cách sống và cách tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo, một trong những tác phẩm phản ánh tình cảm và cách đối nhân xử thế của người với người, đối xứng làm cho tác phẩm vẫn mang đầy giá trị nhân văn nhưng thiên về tình người trong các câu chuyện, không giáo điều và rập khuôn lại rất kì bí và lôi cuốn trong từng câu chuyện được Trần Thế Pháp ghi lại, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian thấy được ở đó tính nhân dân, tính đại chúng, yêu chính nghĩa,yêu công lý, chính luôn thắng tà, bài trừ cái ác, nêu lên tình người trong những mối quan hệ tốt đẹp sắt son một lòng của những con người với nhau dù là vợ chồng, hảo huynh đệ hay anh em, thần dân và quan triều đình “ ví như Truyện Bà Phu Nhân Trinh Liệt Mỵ Ê “ Vua thương tình nói rằng: "Nếu quả thực là linh thiêng tất nàng sẽ báo cho trẫm biết". Đêm đó vào hồi canh ba, bà bèn ứng mộng cho vua. Bà mình mặc y phục Chiêm Thành, vừa vái vừa khóc mà tâu rằng: "Thiếp giữ đạo nữ nhi, một lòng một dạ với chồng. Xạ Đẩu tuy không thể cùng bệ hạ tranh sáng, nhưng cũng là người hiển hách ở một phương, thiếp thường vẫn chịu ơn nghĩa của chàng. Ngày nay Xạ Đẩu lỗi đạo, thượng đế giáng chích, mượn tay bệ hạ để trị tội cho nên nước mất thân tan. Thiếp hàng ngày vẫn muốn báo ơn chàng nhưng chưa có dịp. Thiếp may mắn một ngày được gặp bệ hạ. Bệ hạ sai quan trung sứ tiễn thiếp xuống dòng nước này, nhờ đó mà giữ được tiết trong giá sạch, ơn đó kể sao cho xiết. Thiếp nào có pháp thuật gì để dám tự xưng là linh thiêng, nào có lời nói gì có thể xứng tai bệ hạ". Nói xong bỗng biến mất không thấy đâu nữa.”
Tác phẩm bao gồm 22 cốt truyện làm xương sống không ngừng dược các danh sĩ bổ sung thêm nhưng vẫn trên tư tưởng dân tộc và tình người, dù là thế nào nhưng “Lĩnh nam chích quái” cũng là thiên truyện kể về những câu chuyện từ thuở hoang sơ trải dài đến đời nhà Trần nên vẫn nhuốm màu đâu đó của một cổ truyện, làm cho người đọc cảm thấy như được sống trong thời điểm đó và tận mắt chứng kiến những câu chuyện kì bí. Thực sự tính dân tộc và đề cao bản sắc văn hóa dân tộc của tác phẩm chính là một kim chỉ nam khởi nguồn từ khi Trần Thế Pháp bắt đầu những viên gạch đầu tiên và tạo nên một chứng tích tồn tại qua hàng nghìn năm trở thành một tác phẩm giáo dục cho người đời sau không chỉ là về triết lí sống , nhân cách con người mà còn là những tình nghĩa giữa người với người với nhau đã hình thành trong mỗi một người con mang trong mình dòng máu lạc hồng. Không dễ gì để lí giải tường tận nó.
Như đã nói, càng ngắm kĩ, ta càng thấy Lĩnh Nam chích quái là một tượng đài tinh thần cổ kính vừa thiêng liêng vừa kì diệu. Đó là một kì quan văn hóa kết tụ qua thăng trầm của một lịch sử phức tạp nhưng đầy quyết tâm cho độc lập dân tộc, cho văn hiến bản địa. Nó là văn xuôi nhưng không chỉ là nghệ thuật ngôn từ, nó là tự sự nhưng đâu chỉ là các thiên truyện cổ. Lĩnh nam là một thiên truyện nhưng rất đa diện, nhiều chiều không quá màu hồng cũng có những truyện mang tính thăng trầm và cũng nhiều xót xa.
Nội dung Lĩnh Nam chích quái với cách kể tự sự thêm vào yếu tố kì có phần dẫn dắt người đọc qua từng câu chuyện, trải qua từng cảm xúc từ buồn có , vui có , và cũng có những bức xúc trước cái ác, với những nhân vật, cốt truyện, mối quan hệ, các chi tiết đều làm người đọc cảm thấy dễ hiểu, không quá gò bó, không bám víu vào bất cứ một khuôn mẫu nào chỉ là kể lại của một người là nhân chứng qua những chuyện lạ xảy ra tại vùng đất Lĩnh Nam. Thậm chí có thể đánh giá nó như một loại tự sự sơ khai và đơn giản, một loại văn xuôi mở màn cho văn xuôi trung đại.
Những chuyện kì dị và lạ lùng của cõi Lĩnh Nam xưa:
Trần Thế Pháp đã cho hậu thế thấy dược vùng đất Lĩnh Nam xưa kia nó thần thoại như thế nào nhưng cũng không ai kiểm chứng vì nó là một phần tất yếu của thời gian và là giá trị tinh thần trở thành một nếp quen khi nhắc về những câu chuyện truyền tụng trong dân gian từ thuở hồng hoang cho đến lúc lập quốc, tác phẩm là một món quà và là lời răn dạy của tổ tiên để chúng ta biết và yêu thêm đất nước và con người , người có công đầu phát hiện và biên soạn lại tác phẩm đã trình bày rất rõ ràng: “Quế Hải tuy nằm ở Lĩnh ngoại, nhưng sông núi kì lạ, đất đai linh thiêng, người hào kiệt, vật tinh hoa thường vẫn có. Từ thời khai hoang mở cõi về trước cách thời cổ chưa xa, phong tục phương Nam còn giản dị, chưa có sử sách để ghi chép, nhiều chuyện do đó bị mất đi. Truyện nào may mà còn được, ấy là nhờ nhân dân truyền khẩu. Từ Lưỡng Hán, Tam Quốc, Đông Tây Tấn, Nam Bắc triều đến Đường, Tống, Nguyên mới có sử truyện để ghi chép các việc…, sự tích có thể kê cứu rõ ràng. Nhưng nước Việt ta vốn là miền đất hoang thời cổ nên ghi chép vẫn còn sơ lược.
Người Việt ta dựng nước từ thuở khai sơn lập quốc, văn minh dần qua các đời Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, đến nay đã bắt đầu kết tụ, cho nên quốc sử ghi chép đặc biệt tường tận. Thế thì tập truyện này làm ra, có lẽ là sử trong truyện chăng? Không biết sách soạn vào thời nào, do ai hoàn thành. Người khởi thảo là các nhà nho tài cao học rộng thời Lý – Trần, còn nhuận sắc thì do các bậc quân tử hiếu nhã bác cổ ngày nay. Ngu tôi sau đây xin lần lượt khảo sát và trình bày đầu đuôi các truyện, đồng thời nêu lên ý tưởng của tác giả. Như Truyện Hồng Bàng nói rõ quá trình khai sáng nước Hoàng Việt, Truyện Dạ Thoa Vương tóm lược sự manh nha của chiêm thành, Truyện Chim Trĩ trắng là để chép về họ Việt Thường, Truyện Rùa Vàng là để viết sự tích An Dương Vương hay ví như truyện Phù Đổng Thiên Vương “ Hùng Vương cậy nước mình giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cận Bắc phương. Vua nhà ân mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công thủ. Có người phương sĩ tâu rằng: sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp! Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày .”
Câu chuyện kết cấu theo mạch thẳng của trình tự thời gian, thường bắt đầu giới thiệu thời điểm sự kiện từng bắt đầu xảy ra. Lai lịch của nhân vật được trình bày rõ ràng, sáng sủa ngắn gọn. Tiếp tục là diễn biến cốt truyện theo hành trạng và các mối quan hệ, các sự kiện, chi tiết của nhân vật chính. Kết thúc truyện nhằm giải thích một hiện tượng, một hoạt động thờ cúng, một tập tục hay một dấu tích để lại, một sự ghi nhận phong tặng của triều đình, một hành vi âm phù. Phần kết thường bắt đầu từ hai chữ “Từ đấy…” như kết thúc của truyện cổ dân gian.
Liêu trai chí dị , việt điện u linh,.... những huyền sử được hiện thực hóa qua câu chữ:
Nói chung cốt truyện, cấu tạo truyện đã tự do hơn nhiều so với Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên. Điều đáng lạ là dù truyện mang tên là Lĩnh Nam chích quái (Sưu tập, lượm lặt những sự lạ trong cõi Lĩnh Nam) song hành trình truyện dường như không lấy cái kì ảo cái quái dị hay kinh dị làm mục tiêu mà một ý đồ rõ ràng trái lại: mọi yếu tố được coi là quái lại được trình bày minh bạch và duy lí. Tất cả đều sáng sủa rõ ràng. Nếu ai muốn chờ đợi ở đây một thế giới như Chí quái thời Ngụy Tần Nam Bắc triều, truyền kì đời Đường, Liêu trai chí dị đời Thanh thì sẽ thất vọng. Truyện đọc dễ hiểu. Mọi chi tiết đều sắp xếp có logic giữa nguyên nhân và kết quả, thật đơn giản và mạch lạc, không hướng đến cái kì như một mục đích tự thân. Nó là sử trong truyện, là sử hóa các thần thoại và truyền thuyết dân gian. Với những người được đào tạo theo lí thuyết tự sự châu Âu, sẽ không có ai sau khi đọc Lĩnh Nam chích quái mà lại kêu lên rằng là truyện khó hiểu. Là một phạm trù lịch sử, tư tưởng độc lập của dân tộc, tư tưởng ái quốc cũng hình thành dần theo thời gian và không ngừng được thức nhận ngày càng sâu sắc, được bồi đắp ngày càng phong phú ngay cả trong thời đại hiện nay.
Chặng đầu của kỉ nguyên Đại Việt chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của những tư tưởng đó. Cùng với Việt điện u linh, Đại Việt sử kí toàn thư, Lĩnh Nam chích quái là một tượng đài tinh thần thể hiện độc lập dân tộc và nó mang tầm quan trọng của một tác phẩm tồn tại với dòng chảy của nước Việt , có giá trị tổng kết lịch sử sâu sắc, và tự phát sáng giá trị của mình. Trong thực tế lịch sử buổi đầu Đại Việt cho mãi đến về sau này thì Lĩnh Nam đã trải qua muôn vàn chuyện có thể là sẽ có chút gì đó hư cấu nhưng kết lại vẻ đẹp của nó chính là nó dạy cho người đời cách làm người , sống có đạo lí và sống không hổ thẹn với lòng. Mỗi câu chuyện là một bài học và là một nhận thức về một vấn đề gì đó dành cho người đọc. Nếu đọc Lĩnh Nam chích quái mà không cảm nhận những gì tác phẩm truyền tải thì thật là rất phí phạm.
Ta thấy Lĩnh Nam chích quái tồn tại như một hiện tượng hi hữu, độc nhất vô nhị trong văn học trung đại. Tuy nhiên Lĩnh Nam chích quái vẫn như là một tác phẩm độc đáo, có một không hai. Vượt qua chức năng một tác phẩm văn chương, một lần nữa chúng ta hãy quan sát Lĩnh Nam chích quái như một tượng đài văn hóa tinh thần cổ kính, thiêng liêng và kì diệu. Lĩnh nam chích quái dạy chúng ta lòng yêu nước, yêu truyền thống dân tộc, yêu văn hóa mà nhân dân sáng tạo ra trong trường kì lịch sử.
Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, Lĩnh Nam chích quái chủ yếu có nguồn gốc ở Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nên có một số truyện có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng từ nước ngoài. Như Truyện Giếng Việt chịu ảnh hưởng của truyện Trung Quốc, Truyện Dạ Xoa Vương chịu ảnh hưởng của văn hóa Chiêm Thành...Mặc dù vậy, tác phẩm vẫn có một ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý thức quốc gia dân tộc Việt... Đặc biệt, Lĩnh Nam chích quái có nhiều truyện mang những tư tưởng, tình cảm rất phóng khoáng. Quả đây là tấm gương phản chiếu đời sống tinh thần ở một thời kỳ mà mối quan hệ đạo lý giữa người với người còn cởi mở, chưa bị những khuôn sáo, tín điều gò bó quá chặt chẽ. Lại có những truyện chịu sự hạn chế của ý thức hệ phong kiến, nhất là các truyện do các soạn giả đời sau thêm vào.
Song nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người. Một tác phẩm như vậy, tồn tại lâu như vậy , và trở thành một giá trị cốt lõi của thời gian thì tại sao không tìm đọc ngay để hiểu non sông của chúng ta khi xưa kì bí và đẹp đẽ thế nào, chắc hẳn sẽ học rất nhiều bài học từ người xưa rất nhiều.
Tác giả: Đình Tú- Bookademy