DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Một Cơn Gió Bụi

Tác giả Trần Trọng Kim
Bộ sách
Thể loại Sách Nói
Tình trạng Sách Nói
Định dạng Sách Nói
Lượt xem 4506
Từ khóa Audiobook Sách Nói mp3 full Trần Trọng Kim Hồi ký Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

SỰ THẬT VỀ CUỐN HỒI KÝ “MỘT CƠN GIÓ BỤI” CỦA TRẦN TRỌNG KIM (bài của Vũ Nam)

 

Gần đây, trên các trang mạng làm rùm beng lên về cuốn Hồi ký “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim. Họ tâng bốc cuốn sách và ca ngợi Trần Trọng Kim lên tận mây xanh. Theo các trang mạng, thì sách “Một cơn gió bụi” do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn và Phương Nam Book tái bản và bị Cục Xuất bản – In và phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, thu hồi. Họ “ngạc nhiên” về sự thu hồi đó. Bài của Tuấn Khanh (Theo RFA Blog), viết: “Thời đại đang thay đổi. Hôm nay, nếu bạo chúa Tần Thủy Hoàng có sống lại và đốt, chôn mọi thứ văn hóa tự do và sự thật của người Việt Nam, thì cũng vô ích. Internet đang cứu rỗi mọi thứ. Trong khi kẻ thống trị tìm mọi cách để xây dựng một hệ thống công an hùng hậu, dùi cui, súng đạn, án tù,… thì nhân loại đã trao cho nhau món quà vĩ đại, đó là khả năng lưu giữ vô tận quyền được biết về sự thật. Khi mọi rào cản được dựng “nên”, con người lại càng khao khát hơn nữa sự thật và tri thức về tự do của mình, của thế hệ mình”. “Ngăn cấm giờ đây dễ bộc lộ gương mặt trơ trẽn của kẻ thống trị, và nhanh chóng tạo quyền lực nhận thức cho kẻ bị trị”, vân vân và vân vân. Rõ ràng, họ đang tìm mọi cách vu cáo đủ điều và âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hồi ký “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim, xuất bản lần đầu đầu tại Nhà Xuất bản Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969. Trần Trọng Kim, tác giả cuốn Hồi ký này, chính là Tổng trưởng Nội các năm 1945 của Triều đình Huế.

Trong cuốn Hồi kỳ này, Trần Trọng Kim ra sức thanh minh về Nội các của mình không phải do phát xít Nhật ở Đông Dương lúc ấy dựng lên, mà Nội các sau khi ra đời, thì người Nhật ở Đông Dương mới biết. Trần Trọng Kim viết: “Chừng 10 giờ sáng ngày 17-4-1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Đại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, cố vấn tối cao của Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: Cụ đã lập thành Chính phủ rồi à? Tôi nói: Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình Hoàng thượng để ngài chuẩn y”. Sự thực thì phátxít Nhật lúc ấy bám riết, khống chế Trần Trọng Kim, buộc Trần Trọng Kim phải làm theo ý của người Nhật ở Đông Dương. Trần Trọng Kim có ít nhiều đóng góp về mặt sử học trong sách “Việt Nam Sử lược”, nhưng về mặt chính trị, Ông là người rất chông chênh, không có chính kiến rõ ràng, không có bản lĩnh của một nhà chính trị, luôn luôn phụ thuộc vào người nước ngoài.

Trong Hồi ký, Trần Trọng Kim ca ngợi Vua Bảo Đại là người sang suốt. Ông viết trong Hồi ký: “Tôi thấy Vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế”. Sự thật, thì Vua Bảo Đại chẳng qua cũng chi là con bài của Pháp, rồi đến Nhật mà thôi. Ông ta chẳng có giải pháp gì để cứu vãn đất nước trong cảnh “nước sâu lửa nóng”, “chỉ mành treo chuông” lúc bấy giờ. Ông ta hết phụ thuộc vào Pháp lại phụ thuộc vào Nhật xâm lược Đông Dương.

Trong Hồi ký “Một cơn gió bụi”, Trần Trọng Kim viết: “Từ đó, bọn ông Hồ Chí Minh bỏ danh hiệu “Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội” (Việt Cách) mà dùng danh hiệu cũ là “Việt Nam Độc lập Đồng Minh” tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của cộng sản”. Trần Trọng Kim đã nhầm. Sự thật, thì không phải Hồ Chí Minh thay cái tên Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) bằng cái tên Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), mà tại Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, tại rừng Khuổi Nậm, thôn Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc (về nước từ ngày 28-1-1941), thay mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì, đã nhất trí thành lập Việt Minh, nhằm thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Việt Minh là một tổ chức mới hoàn toàn do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, chứ không phải là sự đổi tên từ Việt Cách sang Việt Minh. Việt Cách là một tổ chức sau đó đã trở thành một tổ chức phản động.

Trong Hồi ký “Một cơn gió bụi”, Trần Trọng Kim viết: “Theo chính sách của Việt Minh, lập ra một chính phủ, đem những người các đảng phái hay không đảng phái vào làm bộ trưởng là cốt làm cái bình phong che mắt người ngoài, chứ không có thực quyền làm được việc gì cả”. Sự thật thì không phải như vậy. Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc ấy thật sự cầu tài, muồn có nhiều người tài giỏi ra giúp nước, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, miễn là người đó có tấm lòng thành với nước, với dân và có khả năng cứu nước, chứ không phải Việt Minh coi họ là “tấm bình phong” như Trần Trọng Kim đã viết. Trên thực tế, Việt Minh đã lôi kéo được nhiều nhân sĩ, trí thức ra giúp nước, có người đã là Phó Chủ tịch nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhiều vị là trí thức trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chương 7 của cuốn Hồi ký “Một cơn gió bụi”, ngòi bút của Trần Trọng Kim viết méo mó, lệch lạc về Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông viết: “Cộng sản Đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài”. Một đoạn khác, Trần Trọng Kim viết: “Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội. Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của Đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau; hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội ấy, không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc”. “Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược hết cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa, cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được”. “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc”… Toàn là những lời lẽ vu cáo, dựng đứng, sai sự thật.

Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) không phải như Trần Trọng Kim nghĩ và viết, mà là một Đảng cách mạng chân chính. Mục đích của Đảng là cùng với nhân dân chiến đấu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, mang lại cuộc sông ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến; thực hiện độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, dân tộc gắn với thời đại. Điều này đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và đã được chứng minh trong cuộc sống của nhân dân ta ngày hôm nay. Nhân dân ta đã biết rõ điều đó, cho nên đã theo Đảng làm cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn hóa, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cũng phạm một số sai lầm, nhưng Đảng đã thành thật sửa chữa những sai lầm đó, khắc phục hậu quả, đưa đất nước phát triển.

Trong Hồi ký “Một cơn gió bụi”, Trần Trọng Kim đã viết sai nhiều thuật ngữ, đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, như viết bí danh của Võ Nguyên Giáp là Lâm Bá Kiệt là không đúng. Lâm Bá Kiệt là bí danh của Phạm Văn Đồng. Viết “Hà Bá Cang nhất danh là Quận Thọt, người Hưng Yên”. Sự thực, Hạ Bá Cang (chứ không phải Hà Bá Cang) tức Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người Bắc Ninh, chứ không phải người Hưng Yên…

Có thể nói Hồi ký “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim là một cuốn hồi ký viết sai nhiều sự thật lịch sử, cần phải phê phán. Những người cố tình tâng bốc Trần Trọng Kim và cuốn Hồi ký “Một cơn gió bụi” của ông cũng là kẻ bồi bút, đi theo vết xe đổ của những phần tử chống đối, cũng cần phải được phê phán.

***

Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim bị thu hồi

Tin cho hay bản in lại cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) vừa bị Cục Xuất bản, in và phát hành thu hồi vì "có nhiều chi tiết không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng" trong khi có ý kiến nói cuốn hồi ký có "giá trị lịch sử".

Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với bao thế hệ học sinh Việt Nam.

Một Cơn Gió Bụi nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động, theo bản in của Vĩnh Sơn tại Sài Gòn năm 1969.

Thu hồi sách của Trần Trọng Kim: Nên hay không?

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi

Hành trình nhận thức di sản văn học miền Nam

Nguyễn Thị Thụy Vũ và tâm tình ngày trở lại

Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập".

Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". đoạn này đã bị cắt ở bản của Phương Nam in 2017 (trang 80), nhà báo Huy Đức dẫn lại trên mạng xã hội.

Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng cuốn sách này bị thu hồi vì "có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng," theo báo Tuổi Trẻ hôm 26/6.

Hôm 27/6, BBC liên hệ ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhưng không nghe điện thoại.

Cùng ngày, nhà văn Lê Thiếu Nhơn trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh: "Nếu cuốn Một Cơn Gió Bụi có vấn đề buộc phải thu hồi, tôi cho rằng chủ yếu nằm ở chương 7, nếu sách in nguyên văn bản gốc từng xuất bản ở Sài Gòn năm 1969."

"Đó là chương 'Tôn chỉ và hành động của đảng Cộng sản."

"Thực ra, để đánh giá một cuốn sách thì phải xét thể loại của nó."

"Cuốn này của học giả Trần Trọng Kim là sách văn học, chứ không phải lịch sử."

"Nhất là khi tác giả đã gọi là 'hồi ký' thì nó được viết theo độ lùi của ký ức, phải chấp nhận những khoảng mờ quên - nhớ của tác giả."

'Nhạy cảm'

Ông Nhơn nói thêm: "Tôi cho rằng, tùy hoàn cảnh xã hội, nhà xuất bản có thể bỏ những đoạn mà họ cho là 'nhạy cảm', nhưng phải sòng phẳng và chú thích rõ ràng khi sách ra."

"Ví dụ, bỏ một chương hay một số trang thì phải nói rõ trong 'Lời nói đầu', chứ không thể im lặng khiến độc giả nghĩ là mình đang đọc đúng như bản gốc."

"Đó là sự minh bạch về mặt văn bản."

"Theo tôi, để tránh tình trạng sách phát hành rồi thu hồi, cần có cách quản lý cụ thể hơn."

"Chẳng hạn, với những sách trước 1975, Cục Xuất bản có thể yêu cầu các nhà xuất bản thành lập hội đồng thẩm định gồm những chuyên gia uy tín, trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép."

"Ứng xử mạch lạc như thế thì tránh tình trạng làm phiền lẫn nhau khi nhà xuất bản đã phát hành sách, mà Cục lại thu hồi bằng cách giải thích riêng."

"Chính hội đồng thẩm định sẽ đảm bảo cho giá trị cuốn sách trước người đọc và trước cơ quan quản lý."

Bởi lẽ, không phải biên tập viên nào của nhà xuất bản cũng đủ trình độ để thẩm định một cuốn sách đã có độ lùi lịch sử, hoặc tác giả có vướng mắc quá khứ."

Cũng trong hôm 27/6, Giáo sư Vũ Dương Ninh nói với BBC từ Hà Nội: "Từ góc độ nhà nghiên cứu, tôi cho rằng cuốn cuốn Một Cơn Gió Bụi có giá trị lịch sử vì nó nói người thực, việc thực để chúng tôi có nhìn nhận, đánh giá về giai đoạn đó."

"Còn về góc độ văn học cho công chúng, tôi nghĩ ở thời điểm này thì xuất bản cuốn sách đó ở Việt Nam có lẽ không phù hợp."

Trong khi kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng "cuốn Một Cơn Gió Bụi cho thấy cái 'nhân huân chính trị' của Trần Trọng Kim, cựu Trung tá Việt Nam Cộng hòa Bùi Quyền, cháu của cố Thủ tướng Trần Trọng Kim lại khẳng định "Ông bác tôi là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa nhưng nếu nói bác tôi là một chính trị gia thì tôi không tin," và cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa Bùi Diễm, người cũng gọi ông Trần Trọng Kim bằng bác thì dè dặt "nếu nói ông là một chính trị gia thì chỉ có một từ để gọi cho đúng, đó là một chính trị gia bất đắc dĩ," theo báo Người Việt.

Báo này dẫn lời ông Bùi Diễm:

"Dù trong cuốn sách bác tôi có viết chế độ Cộng Sản là như thế nào, nhưng thực tế là ông cũng không biết rõ sự mưu mô xảo quyệt của người Cộng Sản. Cho nên sau khi đã thôi không làm thủ tướng, ông về ở Vĩ Dạ, tôi ở với ông vài ngày, thì nghe ông nói một câu thế này 'Người ta nghe nói Việt Minh được Mỹ ủng hộ thì không biết có đúng hay không. Nhưng mà nếu được Mỹ ủng hộ thì tôi xin nhường hết cả chứ việc chi mà họ phải cướp chính quyền! Cướp làm gì? Tôi nhường mà, có gì mà phải cướp.'"

Đế quốc Việt Nam là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945).

Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản hậu thuẫn sau khi triều đình Nhà Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre.

Đồng hồ của Vua Bảo Đại 'phá kỷ lục thế giới'

Tranh Vua Hàm Nghi vẫn lưu lạc tha hương

Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 88.000   

Giá bán

70.000 

Giá bìa 88.000   

Giá bán

70.000