Địch Nhân Kiệt (630 - 15/8/700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Ông là người làm quan có tiếng là liêm minh.
Có câu: “Tống trào có Hắc Bao Công/
Là một nhà ngoại giao, nhà Đông phương học, trong thời gian lưu lại Trung Quốc và Nhật Bản, Van Gulik dịch lại những tác phẩm về nhân vật Địch Nhân Kiệt với hy vọng có thể khơi nguồn cảm hứng thể loại trinh thám Trung Quốc.
Một số tập trong bộ Địch Công kỳ án xuất bản ở Việt Nam. |
Sau đó ông quyết định viết một bộ truyện về Địch Nhân Kiệt trong thời gian từ 1950 - 1958. Bộ sách gồm 16 tập với tựa Địch phán quan, xuất bản lần đầu bằng tiếng Nhật và bản dịch tiếng Trung, sau đó mới là bản gốc tiếng Anh. Tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam rải rác trong thời gian qua, tới nay đã phát hành trọn bộ với tên Địch Công kỳ án.
Địch Công kỳ án được viết trong thời gian Van Gulik làm ngoại giao ở Trung Quốc. Thứ tự viết các cuốn của tác giả khác với thứ tự xuất bản. Theo đó, cuốn đầu tiên được viết chính là Mê cung án sau đó tác giả viết đến Thuyền hoa án, Bí mật quả chuông... Những tập sau này được tác giả viết thêm. Thiết Đinh án là cuốn khép lại serie này.
Địch công kỳ án kể về sự nghiệp của Địch Nhân Kiệt từ năm 663 tới năm 681 trong khi giữ chức vụ điều tra tại các huyện khác nhau cho tới trước khi được thăng chức Thượng thư bộ Hình.
16 tập truyện là 16 vụ án khác nhau. Tác giả Van Gulik đã khắc họa thành công một tượng đài của dòng trinh thám quan án. Tác phẩm về nhân vật có thật của phương Đông, đã được thêu dệt từ nhiều giai thoại, nhưng tác giả lại là một người phương Tây, nên Địch Công kỳ án vừa giữ nguyên vẻ bí ẩn của văn hóa phương Đông và thêm phần duy lý của văn hóa Phương Tây.
Nhờ đó, tác phẩm chinh phục bạn đọc nhiều quốc gia. Trong bộ trinh thám này, các tình tiết, văn hóa, bối cảnh không hề có sự miễn cưỡng. Bằng kiền thức của một nhà nghiên cứu về phương Đông, tác giả cho thấy nét văn hóa phương Đông và tính chất Tây phương giao thoa hòa hợp trong nhân vật Địch phán quan.
2 trong số 16 tập của bộ sách. |
Địch Nhân Kiệt vẫn giữ được nét thuần Trung Quốc thời phong kiến với những tín ngưỡng, tập tục, văn hóa, tổ chức xã hội, đời sống tâm tư tình cảm... Tuy nhiên bộ truyện này cũng rất khách quan và lý trí. Mọi cái "phi lý" rồi cũng dần được diễn giải bằng khoa học.
Hình tượng nhân vật Địch Nhân Kiệt được thể hiện rõ trong tập sách Thiết đình án. Mặc dù tài năng, tận tụy, có lý có tình nhưng ông cũng chỉ là một con người như bao con người khác, không phải là thần thánh, cũng có những lúc ông mắc những sai lầm, cộc lốc, gắt gỏng. Không phải cứ làm quan là không bị xử phạt, nếu mắc sai lầm ông vẫn bị rơi đầu như chơi.
Cách Van Gulik xây dựng sức hấp dẫn cho bộ sách nằm ở việc tạo ra những chi tiết nhỏ quanh vụ án. Những cái tưởng như vô tình xuất hiện, đều liên quan đến các vụ án. Điều này khiến độc giả bất ngờ, thôi thúc phải mở sách đọc lại các chương trước, xem mình có bỏ sót điều gì không.
Mặc dù viết về đề tài quan trường nhưng truyện giàu tính nhân văn và bình dân, xót thương cho cả những số phận bé nhỏ, nghèo hèn, mô tả hai mặt thiện - ác của một con người.
Phần lớn các vụ án trong bộ Địch Công kỳ án được viết dựa trên các giai thoại về Địch Nhân Kiệt được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên một chất liệu nữa được tác giả sử dụng đó chính là những vụ án nổi tiếng của Trung Quốc được ghi chép trong các sách sử.
Vì thế, Địch Công kỳ án bao trùm toàn bộ các vụ án điển hình của Trung Quốc: tham ô, hối lộ, buôn lậu, mưu phản... rất đặc trưng.
Địch Công kỳ án phiên bản đặc biệt. |
Thuộc thể loại trinh thám quan án, bộ truyện đưa ra những cái chết kỳ lạ, những vụ mất tích bí ẩn, hổ tinh ăn thịt người, hồn ma, lời nguyền chết chóc... Mỗi tập truyện bao gồm nhiều vụ kỳ án nhuốm màu sắc liêu trai, ma quái, kích thích trí tò mò người đọc.
Có thể thấy công thức chung của tác giả khi viết 16 tập truyện, đó là việc kết hợp nhuần nhuyễn sự kỳ bí và tính logic. Các vụ án đều mang đặc trưng nhất của truyện trinh thám: án mạng trong phòng kín, tráo đổi thi thể, phi tang dấu vết, che dấu dấu vết…
Tuy vậy, mỗi vụ việc lại có cách phá án khác nhau, làm nên sự đa dạng cho tác phẩm. Tứ bình phong là tập truyện với thủ pháp điều tra tâm lý được đẩy lên tới cao độ. Trong khi đó, Đạo quán có ma mang tới không khí ma quái rùng rợn trong các tu viện ẩn chứa những mật thất bí ẩn. Còn Bí mật căn phòng đỏ là vụ án mạng trong phòng kín.