DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh

Tác giả Tống Mặc
Bộ sách
Thể loại Self Help - Khởi nghiệp
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3 mp3
Lượt xem 30628
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 mp3 Sách Nói Audio full Tống Mặc Hà Giang Self Help Kỹ Năng Sống Văn Học Phương Đông
Nguồn yeukindlevietnam.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn.

Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.

“Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng:

-Từ bỏ “tham” – bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do.
-Từ bỏ “sân” – bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.
-Từ bỏ “si” – bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm.
Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất – vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo.

Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.
***
Người xưa có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí và nói những lời làm tổn thương người khác.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh.

Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

Một người có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trái lại, một người động một chút là nổi giận thì ai gặp cũng không ưa nổi, trốn tránh.

Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.

Con người sống đều là đang “vác nặng”
Có câu nói rất hay rằng: “Con người sống đều là đang “vác nặng” mà tiến về phía trước.” Con người khi đến một độ tuổi nhất định cần phải học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và giữ lấy những gì nên quý trọng.

Người trưởng thành cần phải ném bỏ một số loại "đồ vật” trên hành trang của mình, như những người bạn “hư tình giả ý”, những thú vui rượu chè vô nghĩa, những câu chuyện phiếm vô dụng. Thay vào đó, phải biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn, giản dị…

Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng
Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do.

Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.

Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm.

Cuốn sách của Tống Mặc (Hà Giang dịch) là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo.

Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ Người, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.

Những bài học về nhân sinh
Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh là cuốn sách thiên về tư duy và sống đẹp. Chúng ta luôn có những sai lầm và sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, nói toạc ra những lời không hay…

Nội dung cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh cách loại bỏ “tam độc” (tham, sân, si) và tu dưỡng 1 trái tim trong sáng để sống 1 đời bình thản.

Con người sống đều là đang “vác nặng”

Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng

Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh

1. Đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi

2. Đừng sợ, bầu trời sẽ không sụp đổ

3. Đừng hối hận, ai mà không từng làm sai

4. Đừng thất vọng, cơ hội rồi sẽ đến

5. Đừng buông bỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm

6. Đừng tức giận, hãy học cách rộng lượng khoan hồng
***

Nhắc tới đại sư Hoằng Nhất[1], nhiều người sẽ lập tức nhớ tới một cái tên khác - Lý Thúc Đồng. Ngài xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có, hồi còn trẻ ăn ngon, mặc đẹp, thích rất nhiều thứ thuộc nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hý kịch, mỹ thuật, thơ ca, khắc ấn, vàng bạc đá quý, thư pháp, giáo dục, triết học, dù là lĩnh vực nào ngài đều có trình độ hơn người.

“Trường đình ngoại, cổ đạo biên

Phương thảo bích liên thiên”

 

(Tạm dịch:

Ngoài trường đình, bên đường cũ,

Cỏ thơm xanh tận chân trời.)

Bài thơ “Tống biệt” đã làm cảm động biết bao người. Tuy nhiên, một tài tử tuyệt thế như vậy, tới độ trung niên lại đột ngột từ bỏ hồng trần, xuất gia đi tu, sống cuộc đời tăng lữ khổ hành với một chiếc cà sa, một cây trượng, chịu đạm bạc, ôm quạnh hiu.

Trong 24 năm, từ lúc đại sư xuất gia tới khi viên tịch, ngài đã chuyên tâm tu hành, dày công nghiên cứu Phật học, phát huy mạnh mẽ Phật pháp, phổ độ chúng sinh, giúp cho Phật Giáo Nam Sơn Luật Tông thất truyền nhiều năm được phục hưng. Ngài được đệ tử Phật môn tôn là thế tổ đời thứ 11 của Luật Tông, để lại cho người đời của cải tinh thần vô tận.

Tại sao đại sư Hoằng Nhất lại xuất gia, là vì ngài đã chán ngán với trần thế, hay vì ngài đã nhìn thấu nhân sinh? Rất nhiều người không hiểu được. Khi còn sống, đại sư có một câu nói, “Lấy tinh thần xuất thế, để làm sự nghiệp nhập thế”, đây có thể coi là lời giải thích hay nhất cho việc ngài xuất gia. Còn nói tới duyên cớ xuất gia, chính đại sư từng nói thế này:

“Có không ít người phỏng đoán nguyên nhân tôi xuất gia, hơn nữa còn tranh luận rất nhiều. Tôi không muốn đi thông cáo với thiên hạ tại sao tôi xuất gia, vì mỗi người khi làm việc gì, đều có nguyên tắc, hứng thú, phương thức và cách lý giải của riêng họ, những thứ này sẽ không bao giờ giống nhau, cũng có thể nói người khác sẽ không thể hiểu được, vậy nên dứt khoát không nói ra, dần dần người khác cũng sẽ quên nó đi. Còn về tâm tư tôi lúc đó, tôi nghĩ phần nhiều là vì tôi muốn theo đuổi một cách thức cao hơn, lý tưởng hơn, để giáo hóa bản thân và người đời!”

Nửa đời trước của đại sư Hoằng Nhất, ngài đã sống rất sôi nổi, tất cả những việc mà bản thân yêu thích, ngài đều làm từng việc một; tất cả những khổ đau mà bản thân nên gánh chịu, ngài cũng đã gánh chịu hết. Từ nhỏ ngài đã mất cha, sau khi lớn lên thì mất mẹ. Ở Nhật Bản, ngài gặp được người phụ nữ làm mình động lòng và đã mạnh dạn theo đuổi. Thân là thầy giáo, ngài đã làm tốt nhất có thể, thậm chí còn nguyện từ bỏ tu hành vì học phí của học trò, nỗ lực làm việc kiếm tiền giúp cậu học trò hoàn thành sự nghiệp học tập. Có người sẽ không hiểu được tại sao đại sư lại phải từ bỏ xuất gia tu hành, chỉ có đại sư mới biết, nếu không từ bỏ sẽ không có cách nào thực hiện được lý tưởng giáo hóa bản thân và người đời. Cũng giống như việc chúng ta cầm quá nhiều thứ trong tay, nếu không biết bỏ xuống thì sẽ càng ngày càng nặng, hơn thế nếu gặp được thứ gì thấy thích hơn, sẽ phát hiện ra rằng mình không thể đưa tay đón nhận chúng nữa. Lúc này, chỉ có bỏ thứ đang cầm trong tay xuống, mới có được thứ mới. Nếu một người vừa muốn đạt tới cảnh giới cao nhất của việc tu hành, lại không nỡ buông bỏ gia đình và tất cả những thứ thuộc về trần thế, vậy chẳng qua cũng chỉ là một câu nói suông mà thôi.

Sau khi xuất gia, đại sư đã buông bỏ tất cả những thứ thuộc về trần thế, tình nguyện sống một cuộc đời thanh đạm khổ hạnh mà người thường khó lòng tưởng tượng được, tự trải nghiệm lĩnh hội đời người. Chúng ta thường nói, không phải tôi muốn có nhiều phiền não như vậy, chỉ là vì đời người có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực. Thật ra, đời người không gì không thể buông bỏ, nhỏ thì là bất hòa giữa làng xóm với nhau, lớn thì là sống chết, bạn có buông bỏ hay không, kết cục cũng không có gì thay đổi. Cái khác biệt là, người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ, còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được vui vẻ. Vậy thì, hãy để đại sư dạy chúng ta làm sao để buông bỏ đi!

Mời các bạn đón đọc Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh của tác giả Tống Mặc & Hà Giang (dịch).

Giá bìa 89.000   

Giá bán

35.600 

Giá bìa 89.000   

Giá bán

35.600