Bạn biết vì sao con người lớn lên lại ao ước mình được trở về tuổi thơ, quay trở lại với năm tháng hồn nhiên, vô tư lự và đầy ắp tiếng cười của ngày thơ bé không? Bởi đó là quãng thời gian niềm vui và nỗi buồn của chúng ta đến từ những điều giản đơn. Cùng với thời gian trôi qua, mỗi người trong chúng ta mang theo lý tưởng, khao khát, cảm xúc và trách nhiệm của mình, chúng ta bận rộn chạy đua với cuộc đời, không thể dừng bước cũng không dám lơ là. Kết quả là gánh nặng trên cơ thể ngày càng nhiều, ngày càng nặng, nụ cười rực rỡ theo làn gió cuốn trôi mãi không quay về, thay thế vào đó là một gương mặt buồn phiền, dễ tức giận. Và tồi tệ hơn, khi quyền làm chủ cuộc sống của chúng ta bị cuỗm mất bởi những ham muốn dư thừa, gông xiềng cuộc sống khiến chúng ta kiệt sức.
Con người không vui vẻ, không hạnh phúc, không phải bởi họ có được quá ít mà là họ không biết đủ, không biết dừng
Xuyên suốt mạch văn là những lời khuyên chân thành đút kết từ những câu chuyện vụn vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới góc nhìn của một nhà tu hành - đại sư Hoằng Nhất. Đại sư sẽ dẫn dắt và dạy cho chúng ta một điều rằng đời người thật ra có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ, còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được hạnh phúc. Đồng thời, Đại Sư cũng sẽ dạy cho chúng ta làm thế nào để buông bỏ.
Nâng lên được, đặt xuống được gọi là cử tạ, còn nâng lên được không đặt xuống được thì gọi là gánh nặng
Từ bỏ ham muốn tu một trái tim thanh tịnh
Con người có ham muốn là chuyện bình thường, và có thể coi đó là bản năng của con người từ khi được sinh ra. Cuộc sống vốn dĩ là thế, con người sống mà không có một mục tiêu để theo đuổi thì thật là buồn chán và tẻ nhạt. Ai cũng có quyền theo đuổi những mong muốn của bản thân để phát triển mình và gia tăng chất lượng cuộc sống, nhưng không hài lòng với những gì mình đang có lại là bản tính của con người. Khi vừa đạt được mong muốn này chưa kịp tận hưởng niềm vui từ nó thì những mong muốn mới lại xuất hiện, đẩy bản thân vào vòng xoáy cuồng quay làm làm và làm để thỏa mãn chúng, dần dà khiến chúng ta rơi vào cái bẫy mà ham muốn giăng sẵn, từng bước từng bước khống chế tâm trí và trói buộc tâm hồn ta. Những người đang rơi vào tình trạng này thì nội tâm rất dễ bị lay động và cũng dễ bị quyền thế, tiền bạc, danh lợi điều khiển tâm trí cuối cùng là đánh mất chính mình. Vậy để thoát khỏi xiềng xích của ham muốn bạn cần làm gì:
Hãy dọn dẹp ham muốn thường xuyên giống như cách mà người chơi cây cảnh cắt tỉa chậu cây của họ để nó trở thành một cảnh quan đẹp vậy “Buông thả những ham muốn của mình nó sẽ điên cuồng sinh sôi”. Đừng cầm quá nhiều thứ trong tay, buông bỏ những việc áp lực vượt tầm khống chế, không cần gượng ép bản thân quá mức, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ làm những điều mang lại niềm vui cho mình.
Hưởng thụ cuộc sống hiện tại một cách ung dung, không nóng vội, bình tĩnh và thản nhiên đối mặt với những tình huống khó khăn hay những thất bại trong cuộc sống. Có thể thất bại sẽ làm bạn đau đấy nhưng chỉ một khoảng thời gian thôi nhé, ngày mai khi trời sáng rồi hãy đứng dậy và bước tiếp, tha thứ cho người, cho mình, đừng dằn vặt bản thân suốt một đời. Vì như thế bạn sẽ bỏ lỡ những điều hay ho và tốt đẹp mà cuộc sống muốn gửi gắm đến cho bạn đấy. “Khi bạn rơi lệ vì bỏ lỡ ánh dương bạn sẽ lại bỏ lỡ những ngôi sao”
Nên nhớ, tiền thực sự quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, bởi việc kiếm tiền sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhưng nên hiểu rằng tiền bạc là vật ngoài thân, là một người hầu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải nắm bắt và kiểm soát được tiền, đừng để bản thân trở thành nô lệ của tiền bạc, tiền không phải là toàn bộ cuộc sống và cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn đồng tiền. “Người mà trong túi không có tiền, trong tài khoản không có tiền, nhưng trong lòng chứa đầy tiền mới là khổ nhất; người mà trong túi có tiền, trong tài khoản có tiền, nhưng trong lòng không có tiền mới là có phúc nhất”
Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được
Con người có một thói quen rất kì lạ, chúng ta đã quen với việc ngước mắt nhìn lên trên và so sánh mình với những người sống tốt hơn để rồi tự trách bản thân mình sao mà kém cỏi đến thế, tại sao người khác có thể làm được còn mình thì không, vậy nên bất kể bản thân có bao nhiêu cũng không thể khiến mình hạnh phúc. Một đời người là quá dài nếu bạn cứ mãi sống trong đau khổ, mãi không tìm thấy lối thoát cho trái tim, cho tâm hồn mình. Nhưng có lẽ bạn không biết điều này, cuộc sống có an nhàn hay không, cơ thể và tâm hồn có được thoải mái hay không, những điều đó không phụ thuộc vào việc đời sống vật chất có xa hoa hay không, mà là lòng bạn phải được thanh thản và yên vui. Hãy thử một lần, ngoảnh đầu nhìn lại phía sau lưng mình còn có rất rất nhiều người có ít hơn bạn đang mong muốn có được những điều bạn đang có, đến vị trí mà bạn đang đạt được, thì bạn sẽ biết được bản thân mình đang hạnh phúc tới mức nào.
Niềm vui chân chính không phải sự sung túc về vật chất mà là sự phong phú trong tinh thần.
Muốn có được niềm vui của cuộc sống điều cơ bản để tin theo chính là “Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được”. Biết đủ không phải dừng theo đuổi, dừng khao khát, ngừng tiến về phía trước, mà là đừng đau khổ vì ham muốn nhất thời không được đáp ứng, cũng đừng than vãn bản thân có quá ít, trân trọng phúc khí mình đang có, cố gắng giảm bớt những nhu cầu ham muốn của mình. Có như vậy, chúng ta mới có thể cảm nhận niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống vụn vặt thường ngày một cách sâu sắc và trọn vẹn.
“Được mất do số, lòng không thay đổi”, người biết đủ, biết buông bỏ thì dù cuộc sống không hoàn hảo, không đạt được mục tiêu trọn vẹn, cũng vẫn cảm thấy cuộc sống này tốt đẹp, bởi có được sinh mệnh này chính là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời người.
Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ
Đời người giàu nghèo, thành bại, được mất, chẳng qua chỉ là một khoảnh khắc, một trạng thái trên đường đời, khi đã nhìn thấu nhân sinh, bạn sẽ thấu được giây phút đối mặt với đau khổ chỉ cần mỉm cười và phấn đấu tiến về phía trước. Bởi vì, chắc chắn rằng bạn không thể chịu đựng được sức nặng khi cõng mọi đau khổ trong cuộc đời này trên lưng. Hãy xem mỗi lần gặp trắc trở đều là thử thách của cuộc sống giúp chúng ta trưởng thành từ đau khổ, tiến bộ trong rèn luyện, trui rèn bản thân cho đến khi trải qua khó khăn mà không sợ hãi, đi trong vũng bùn mà như đi trên đường bằng phẳng. Vậy hành trình để đạt được đến cảnh giới của sự thong dong này là gì, dưới đây là những điều Đại sư chỉ điểm cho chúng sinh:
Nhẫn nhịn: người xưa có câu “Một điều nhịn chín điều lành”, nhẫn nhịn ở đây không phải là nhu nhược, dễ bị ức hiếp mà là khi đối mặt với những tình huống phức tạp, tranh chấp bản thân không nóng nảy, hấp tấp trái lại là dùng thái độ bình tĩnh, ung dung xử lý mọi chuyện. Bản năng của con người thường dễ bộc lộ ra nhất trong những hoàn cảnh khó khăn hoặc khi có mâu thuẫn xảy đến bởi trong cuộc sống bình thường hằng ngày chúng đã bị ta che lấp đi bằng nhiều cách khác nhau. Đời người luôn vì không thể nhẫn nhịn nên dù một câu nói, một chuyện nhỏ cũng có thể dẫn đến bất hòa, cãi nhau, tệ hơn là đánh nhau. Vì thế, để giảm bớt phiền não và sầu lo cho mình, những chuyện không đáng thì nên bỏ qua “Nhịn một chút sóng yên bể lặng, lùi một bước trời cao biển rộng”.
Kiềm chế bản thân: là học cách làm chủ cảm xúc của mình, thận trọng điềm tĩnh, không quá khích khi gặp chuyện vui, không suy sụp khi gặp chuyện buồn, khó khăn đến mấy cũng không hoảng hốt lúng túng. Khống chế cảm xúc của bản thân là một việc không hề dễ dàng, do đó chúng ta cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tu luyện. Ví như việc lúc chúng ta tức giận thường đưa ra những quyết định và hành động sai lầm, để rồi khi cơn giận tiêu tan chúng ta hối hận vì lúc ấy mình đã quá kích động khiến mọi việc không thể cứu vãn. Thông thường, những người để cảm xúc vượt tầm kiểm soát của lý trí thì tâm hồn lúc nào cũng rối loạn và hay lo sợ bất an, cũng chính vì điều đó mà niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống cũng biệt tăm biệt tích tìm hoài không thấy.
Sống trọn vẹn những thời khắc của cuộc đời: trân trọng cuộc sống mỗi ngày, yêu thương thế giới này, tin tưởng mỗi ngày đều là một ngày mới tốt đẹp bởi cuộc sống không hề thiếu cái đẹp chỉ là chúng ta có muốn để tâm đi tìm hay không. “Quá khứ là để hồi tưởng, hiện tại là để sống và tương lai là để mơ về những điều tốt đẹp”, đừng mãi chìm trong quá khứ đau khổ hay mãi đắm mình trong viễn tưởng tương lai nhưng lại bỏ qua hiện tại, hãy sống hết mình cho những khoảnh khắc của ngày hôm nay, tận hưởng những khung bậc cảm xúc của đời người, bởi đi qua những ngày mưa ta sẽ trân quý những ngày nắng; trải qua đau khổ, cay đắng của cuộc đời thì hạnh phúc sẽ càng trọn vẹn và đong đầy hơn.
Hạnh phúc của mình
Hạnh phúc của mình đơn giản chỉ là cảm nhận của riêng mình không liên quan đến bất cứ ai, chỉ duy nhất liên quan đến trái tim của mình. Đừng theo đuổi hạnh phúc của người khác, mỗi người có một cuộc đời riêng do đó hãy tự đi tìm hạnh phúc cho chính mình. Không cần phải để tâm về hình tượng của mình trong mắt người khác, cũng đừng sợ hãi cách đánh giá của người khác về mình, về cuộc sống của mình, kể cả về thành công, niềm vui và hạnh phúc của mình. Bởi lẽ những lời nhận xét của người dưng về con người bạn là từ một phía phiến diện, người bản lĩnh xin hãy dùng trái tim nóng và cái đầu lạnh để nhìn nhận sự việc, nếu hợp tình hợp lý thì mình từ từ tìm cách khắc phục, còn nếu đó là những lời phán xét vô căn cứ thì hãy quên chuyện đó đi, hãy tha thứ cho tất cả những người đã từng làm tổn thương đến bạn.
Khoan dung với một người còn khó hơn là yêu thương người đó, điều này đòi hỏi một sự dũng cảm cực lớn. Nhưng chỉ có khoan dung tâm hồn ta mới được giải thoát
-------
Review chi tiết bởi: Hạ An - BookademyTác giả Tống Mặc là một nhà sư đã trải qua nhiều thăng trầm cuộc đời, mỗi một biến cố khó khăn tác giả gặp phải tác giả đều đúc kết ngẫm nghĩ thành những kinh nghiệm quý báu dành cho riêng mình. Là người có tấm lòng nhân hậu, khoan dung độ lượng, Tống Mặc viết sách nhằm chia sẻ những điều mình hiểu biết với độc giả để độc giả có thể có tâm thế nhẹ nhàng đón nhận cuộc đời con nhiều nhiều nhọc nhằn, chông gai này. Khi đối mặt với biến cố cuộc đời chúng ta có xu hướng tức giận, nóng nảy, nhưng với một nhà sư như Tống Mặc nhà sư nhẹ nhàng điềm tĩnh đón nhận những biến cố đó một cách chậm rãi, tự nhiên như điều phải có. Hi vọng khi đọc những bài viết của Tống Mặc độc giả sẽ nhận ra những thâm ý sâu xa, những thông điệp sắc sảo mà tác giả gửi vào cuốn sách.
Bên cạnh việc chia sẻ những câu chuyện, cách kiềm chế những giận dữ trong cuộc sống, cuốn sách còn chỉ ra cho mỗi người đọc thông điệp: khó khăn, thử thách trong cuộc sống là bàn đạp để con người có thể mạnh mẽ vững vàng tiến lên phía trước chứ không phải là gánh nặng, bởi vì vậy chịu đựng khó khăn là cách tôi rèn bản lĩnh của mình theo thời gian. Cuốn sách còn mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm mới mẻ về việc thiền định, tĩnh tâm cho tâm hồn được thanh thản nhẹ nhàng và cách để đem lại nhiều niềm vui mới trong cuộc sống.
Giữa cuộc đầy chông gai và thử thách, có đôi lần chúng ta phân vân đứng giữa lựa chọn bước tiếp hay để cho cuộc đời cuốn trôi mình trong hư vô. Có đôi lúc vì những vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống, chúng ta đánh mất sự bình tĩnh của mình, để cho sự nóng giận lấn lướt, đã bao lần chúng ta hối hận, dằn vặt bản thân mình vì đã đánh mất cơ hội phát triển để từ đó dần dần thụt lùi trở thành những kẻ thất bại. Vì thế chuẩn bị cho mình những kĩ năng cần thiết để ứng phó với những thách thức khó khăn trong cuộc sống là điều vô cùng cấp thiết mà không phải ai cũng có thể làm được. Với Review sách Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh sẽ trau dồi cho chúng ta những kĩ năng cần thiết: kiềm chế cơn nóng giận, kìm hãm phần bản năng trong con người mình để có thể chạm tay đến những thành công trong cuộc sống.
Cuốn sách được chia thành 9 phần, mỗi phần là những câu chuyện nhỏ, những bài phân tích đắt giá dành cho mọi người, đồng thời trang bị thêm cho mỗi chúng ta những kiến thức cần thiết để có thể làm chủ bản thân mình trong những tình huống khó khăn trong cuộc sống để đưa ra quyết định sáng suốt.
Phần 1: Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh. Tác giả chỉ ra cách để từ bỏ ham muốn và tu dưỡng chính bản thân mình. Điều đầu tiên cần có đối với mỗi người đó là điềm đạm. Điềm đạm là sự điềm tĩnh xuất phát từ nội tâm. Khi điềm đạm bản thân chúng ta sẽ có cái nhìn sáng suốt về cuộc đời và con người. Người có nội tâm điềm đạm là người ngay cả khi mặc một chiếc áo vải, ăn một bữa cơm đậm bạc vẫn có thể an nhàn, thoải mái, không có chút cảm giác khó chịu hay không vui nào.
Sự điềm đạm giúp chúng ta có thể đứng vững vàng trong nghịch cảnh, bằng lòng với hiện tại và cố gắng, nỗ lực cho tương lai. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách còn chỉ ra cho chúng ta hãy bớt ham muốn bởi chính ham muốn là gốc rễ của mọi sự đau khổ, khi chúng ta ham muốn những thứ không phải của chúng ta thì bản thân chúng ta sẽ bị dằn vặt, đau đớn, chính vì vậy :Bớt ham muốn thì tâm trí tĩnh lặng, có chủ kiến nhưng vẫn phải khiêm tốn.
Khi chúng ta gặp phải những khó khăn thường trực trong cuộc sống, điều đầu tiên chúng ta làm là trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh và vô cùng nóng nảy. Chính sự nóng nảy đó khiến cho chúng ta mất bình tĩnh và để vuột những cơ hội để sửa chữa lại lỗi lầm của mình. Vì thế Đại sư Hoằng Nhất đã chỉ ra rằng: Làm việc kị nhất là nóng vội, nóng vội thì không kịp bố trí công việc của mình, sao có thể ung dung làm việc được?
Phần 2: Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của. Con người ngày nay luôn lãng phí vật chất một cách vô bổ bởi vì họ sống quá thoải mái và vô tư chính vì thế mà sinh ra thói ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác. Họ có thể vung tay quá trán những đồ vật, những vật dụng mà mình sắm sửa nhưng không bao giờ chịu cho người khác những thứ bỏ đi, chính vì vậy lòng tham của con người lại càng trở nên mạnh mẽ.
Vì thế trong chương này, tác giả chỉ cho chúng ta biết một điều: Sống mà biết đủ là sung túc nhất bởi khi biết đủ chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những gì mình đang có, cũng khi biết đủ chúng ta sẽ nghĩ về người khác một cách chân thành và tích cực nhất, khi biết đủ chúng ta sẽ cố gắng tu dưỡng trau dồi nhân phẩm của mình để có thể trở thành một con người tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đức Phật dạy rằng: Ham muốn của con người không bao có điểm dừng, có được thứ mình muốn rồi lại muốn nhiều hơn nữa, vì vậy con người sinh ra tính ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mình, thường hẹp hòi với người khác. Với những người biết đủ họ biết đâu là điểm dừng trên đường đời của họ, họ ung dung tự tại, sống thanh thản, không oán trách hay hờn giận. Biết đủ là một trong những biểu hiện của bậc đại trí.
“Được mất do số, lòng không thay đổi” người biết đủ, biết buông bỏ, thì dù cuộc sống không hoàn hảo , không đạt được mục tiêu trọn vẹn thì vẫn cảm thấy cuộc sống này tốt đẹp thậm chí còn biết ơn cuộc đời này đã cho mình những nhận thức mà không phải cứ sống trong đủ đầy mới có.Trong cuộc đời này, mỗi con người được trao phúc khí, nhưng con người hãy khoan hưởng hết những phúc khí mà mình có chỉ nên hưởng ba phần còn lại 7 phần giữ lại cho thế hệ mai sau. Bởi phúc khí phải trau dồi phải tích lũy cho con cháu sau này thì mới mong cho thế hệ sau có được cuộc sống sung túc đủ đầy.
Phần 2 tác giả còn đề cao lợi ích của lao động. Bác Hồ của chúng ta thường nói: Lao động là vinh quang phải chăng người đã từng tìm hiểu Phật pháp và có đồng quan điểm với nhà Phật là lao động giúp con người tĩnh tâm, lao động giúp con người biết được giá trị của công sức và thời gia bỏ ra. Cũng nhờ lao động mà con người mới biết được giá trị thực sự của mình và trân trọng nó tích lũy kinh nghiệm để có thể sáng tạo, phát minh ra những điều mới mẻ phục vụ cộng đồng và cuộc đời.
Phần 3: Bình tĩnh ôn hòa, mới có được nội tâm mạnh mẽ. Trong chương này tác giả bàn về sự nhẫn nhịn- một trong những phần khá thú vị. Con người có được thành công trên đường đời này là nhờ có sự nhẫn nhịn, khi chúng ta nhẫn nhịn chúng ta sẽ có được một cách nhìn thấu đáo, có được một cái nhìn sáng suốt với mọi thứ xung quanh biết lựa chọn thế nào là đúng là sai, là có ích hay vô ích.
Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhẫn nhịn được. Bởi nhẫn nhịn là một loại tu hành thâm sâu, cần bỏ chút công sức mới được. Tiếp đến tác giả bàn đến lòng khoan dung, và chúng ta biết trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ai cũng muốn có cho mình một chỗ đứng tốt trong xã hội, thì họ phải giành giật, bon chen đấu đá, và từ khoan dung không có trong từ điển sống của họ. Càng như vậy mỗi chúng ta khi đọc được cuốn sách này càng phải biết khoan dung và cảm thông cho người khác bởi: Khoan dung không chỉ là một cách thông cảm với người khác, cũng là một cách giải thoát cho bản thân khỏi những buồn phiền, giận hờn vô cớ.
Phần 4: Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ càng vui vẻ. Con người hiện đại ngày nay quá mệt mỏi khi phải chạy theo những hào nhoáng, những cám dỗ bên ngoài của cuộc sống. Cuộc chạy đua với mọi người, với thời cuộc như vậy khiến cho họ mệt mỏi, thậm chí kiệt sức và không thể tận hưởng những giá trị của cuộc sống. Sống như vậy chỉ tự gây họa cho chính mình. Vì vậy Đức Phật dạy rằng mỗi chúng ta cần phải biết buông bỏ những thứ không cần thiết chỉ giữ lại những thứ cốt yếu nhất, liên quan mật thiết đến quyền lợi của chúng ta mà thôi.
Chúng ta càng buông bỏ danh vị, tiền tài chúng ta càng cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc. Bởi hiện nay có quá nhiều người chạy theo cám dỗ của đồng tiền mà đánh mất chính bản thân mình vì thế nên nhớ rằng: Tiền thực sự quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, mục đích của việc kiếm tiền là làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn. Tiền chỉ là phương tiện và công cụ để làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phần phong phú, chứ chúng không thể nào đóng vai trò độc tôn, ngự trị chi phối hành động và suy nghĩ của chúng ta. Vì thế mỗi chúng ta: hãy sống trọn những thời khắc quan trọng của cuộc đời, đừng bỏ lỡ cảnh đẹp trước mắt.
Phần 5 và 6 khuyên mỗi chúng ta hãy tu tâm cho tốt thì đời thong dong đồng thời mỗi chúng ta hãy coi nhẹ phiền nhiễu hồng trần để trong lòng tự tại thanh thản. Muốn tâm hồn thanh thản, trong sáng hãy cố gắng dọn những đống rác trong lòng mình, hãy thực hành việc quét rác mỗi ngày không nghĩ suy mình đang làm việc thấp kém mà hãy nghĩ đơn giản rằng mìn đang dọn những thứ không cần thiết trong cuộc sống của mình. Phật nói những người khất thực, cho dù là người quét rác cũng có năm lợi ích: Một là nội tâm thanh tịnh, hai là khiến tâm của người khác thanh tịnh, ba là ngày ngày hân hoan, bốn là nghề nghiệp chính đáng, năm là khi chết đi rồi được về với trời.
Mỗi chúng ta thường bị những cám dỗ bên ngoài chi phối khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi và đau khổ. Vì thế muốn trong lòng ung dung tự tại, thanh thản thì bản thân chúng ta phải cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày, chính vì thế mà mỗi người hãy cố gắng làm cho tâm hồn trở nên tươi mát trong mỗi khoảnh khắc thời gian để có thể sống vui vẻ và trọn vẹn từng sát na của cuộc đời này. Chúng ta hãy trân trọng cuộc đời và sống nghiêm túc mỗi ngày. Khi chúng ta sống nghiêm túc tức là chúng ta có trách nhiệm với bản thân mình, chúng ta sẽ khiến cho cuộc đời trở nên tươi sáng và đẹp đẽ hơn. Không những vậy nghiêm túc trong những việc chúng ta làm sẽ khiến cho cuộc đời của chúng ta có ích và có giá trị hơn.
3 phần cuối 7, 8, 9 khuyên mỗi chúng ta hãy từ bỏ sự cố chấp thì mới có thể chờ hạnh phúc đến gõ cửa. Bởi: Đời người chỉ là quãng ngày gửi tạm chốn hồng trần, không có gì là không buông bỏ được. Bởi vậy mỗi chúng ta phải học cách buông đi những thứ không cần thiết thì mới có thể sống thanh thản, hạnh phúc trong mỗi ngày.
Chúng ta hãy đề cao lòng nhân đạo, yêu thương con người như yêu thương chính mình, bởi vì khi chúng ta tốt với người khác thì tâm hồn mới thật sự an yên. Hãy luôn mang lòng biết ơn đối với những người giúp đỡ ta và đối với vạn vật, vì chỉ khi làm như vậy chúng ta mới có thêm nguồn năng lượng tích cực lan tỏa với mọi người xung quanh, và nguồn năng lượng này cũng giúp cho chúng ta có được những ngày sống trọn vẹn với niềm vui của chính mình.
Điều cuối cũng cuốn sách muốn nhắn gửi là bản thân chúng ta phải biết khiêm tốn, khi chúng ta khiêm tốn, tự thấy mình là nhỏ bé, cần phải học hỏi thêm nhiều điều từ những người khác thì cũng chính lúc chúng ta đang không ngừng trưởng thành, lớn khôn trên hành trình sống của chính mình. Chúng ta sẽ biết được cách nào để có thể có được hạnh phúc và chúng ta hiểu rõ một chân lý rằng chạy theo hạnh phúc của người khác thì sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Review sách Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh giúp chúng ta có những bài học quý giá về cách sống ở đời. Chúng ta như được giác ngộ và học tập thêm từ những vị thiền sư nổi tiếng. Cách sống ở cuộc đời này là vô cũng quân trọng vì thế nếu chúng ta biết sống đúng cách, sống thanh thản thì chúng ta nắm giữ được chiếc chìa khóa vàng để có thể đạt được những đỉnh cao của cuộc sống. Mong rằng bài Review sách sẽ giúp mỗi người đọc có thêm nhiều trải nghiệm và chiêm nghiệm để có thể thành công trong cuộc sống.