DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Pháp ảnh hưởng sâu đậm đến văn chương Việt Nam

Pháp là quốc gia sở hữu nền văn chương rực rỡ nhất nhân loại, cống hiến nhiều tác phẩm kinh điển, đưa ra trào lưu, tư tưởng có sức lan tỏa, ảnh hưởng rộng khắp.

Văn học Pháp khi vào Việt Nam đã đem tới những thể loại mới: thơ ngụ ngôn, tiểu thuyết, văn xuôi. Văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn chương Pháp, đã có nhiều cách tân về hình thức, thay đổi trong phong cách, đề xuất tư tưởng mới.

Phap anh huong sau dam den van chuong Viet Nam hinh anh 1
Một số tư liệu cho rằng, Ngụ ngôn La Fontaine là tác phẩm văn học Pháp đầu tiên dịch thuật ở Việt Nam.

Văn học Pháp đến với Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ 19. Theo một số nguồn tài liệu, tác phẩm đầu tiên của văn học Pháp được dịch ở Việt Nam là Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ (16 chuyện ngụ ngôn La Fontaine), xuất bản năm 1884 do Trương Minh Ký dịch. Năm 1885, Trương Minh Ký còn dịch Les aventures de Telemque với tên Tê-Lê-mạc phiêu lưu ký (đăng trên Gia Định báo).

Những năm 1920, một loạt tác phẩm văn chương lớn của Pháp được giới thiệu tại Việt Nam qua bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh như: Truyện ba chàng ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những kẻ khốn nạn (Les misérables, V.Hugo), Truyện trẻ con (Les contes, Ch. Perrault), Truyện miếng da lừa (La peau de chagrin, H. De Balzac)…

Kể từ đó, văn học Pháp được dịch và xuất bản nhiều ở Việt Nam, để lại dấu ấn đối với văn chương nước nhà. Đặc biệt văn học Pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ trong giai đoạn hiện đại hóa văn học Việt Nam - giai đoạn mà văn chương bứt phá, gặt hái được nhiều thành tựu.

Trong giai đoạn này, có hai hiện tượng của văn đàn Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp. Nhóm Tự lực văn đoàn thành lập, viết văn xuôi lãng mạn, đưa những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn của Pháp vào văn học Việt. Lần đầu tiên, văn chương Việt có ý thức đề cao tự do cá nhân, đưa cái tôi cá nhân chống lại những lề giáo phong kiến cũ. Thời kỳ này, có thể kể đến các đại diện tiêu biểu như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ…

Phap anh huong sau dam den van chuong Viet Nam hinh anh 2
Bộ sách Những người khốn khổ.

Thơ ca Pháp có ảnh hưởng đậm nét tới phong trào Thơ Mới 1932-1942. Để chống lại lối thơ cũ với niêm luật sáo mòn, khô cứng, các nhà thơ thời đó chủ trương cách tân thơ.

Tác giả của phong trào Thơ mới đã tiếp thu ba nguồn thơ ca quan trọng gồm văn học dân gian, thơ Đường Trung Quốc và thơ ca phương Tây, đặc biệt thơ ca Pháp. Sự gặp gỡ với các thi sĩ Pháp đem tới các tác giả Việt Nam cảm hứng, hình thức biểu đạt mới.

Đọc tác phẩm của Xuân Diệu - một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới, có thể tìm thấy những câu thơ dịch sát nghĩa từ thơ Pháp như: “Hơn một loài hoa đã rụng cành / Plus d’une espèce fleurs a quitté les branches”. Cùng với những tứ thơ mượn trong thơ Pháp, tác phẩm của Xuân Diệu còn học hỏi, đổi mới, áp dụng lối dùng từ, đặt câu theo đặc trưng thơ Pháp.

Nhà phê bình Hoài Thanh đã viết: “Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên đều chịu ảnh hưởng rất nặng của Baudelaire, thơ ca Pháp hiện đại đã tiếp sức cho phong trào thơ mới nói riêng và ngôn ngữ thơ trong văn học Việt Nam nói chung".

Văn học Pháp thịnh hành tại Việt Nam đầu thế kỷ XX, tới mức hình thành nên một thể loại phóng tác theo tác phẩm văn học Pháp. Hồ Biểu Chánh là tác giả tiêu biểu cho cách làm này, với những tiểu thuyết như: Chúa tàu Kim Quy (phỏng theo Bá tước Monte-Cristo), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đình), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ)…

Văn học hiện sinh của Pháp với hai đại diện tiêu biểu là Jean Paul Sartre và Albert Camus để lại dấu ấn trong tiểu thuyết Việt. Theo PGS. TS. Thái Phan Vàng Anh, văn học hiện sinh Việt Nam manh nha từ nửa đầu thế kỷ 20, lên ngôi ở miền Nam vào những năm 1960 - 1970, và trở lại văn đàn cuối thế kỷ 20, nở rộ trong những năm đầu thế kỷ 21.

Sau Đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam mang những cảm thức hiện sinh, thể hiện ở ưu tư trăn trở về bản thể, thân phận người, như: Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Những đứa trẻ chết già (nguyễn Bình Phương), Một ngày và một đời (Lê Văn Thảo)…

Phap anh huong sau dam den van chuong Viet Nam hinh anh 3
Tác phẩm của nhà văn đương thời Pháp được xuất bản nhiều, phong phú ở Việt Nam.

Ngày nay, văn chương Pháp đến với độc giả Việt nhiều, phong phú hơn bao giờ hết. Bên cạnh những tác phẩm kinh điển của văn học Pháp vẫn tiếp tục được tái bản, là những tác phẩm văn chương đương thời. Các tên tuổi như Patrick Modiano, Milan Kundera... hay những tác giả đạt giải Goncourt liên tục được giới thiệu tại Việt Nam.

Những tác giả như Marc Levy, Guillaume Musso, Thierry Cohen hay Anna Gavalda… chinh phục bạn đọc trẻ Việt bằng nhiều tác phẩm lãng mạn.


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000