Phục Sinh |
|
Tác giả | Lev Nikolayevich Tolstoy |
Bộ sách | |
Thể loại | Sách Nói |
Tình trạng | Trân Châu |
Định dạng | Sách Nói |
Lượt xem | 47 |
Từ khóa | Audiobook Sách Nói mp3 full Lev Tolstoy Trân Châu Tiểu thuyết Hiện thực Kinh điển Văn học Liên Xô Văn học phương Tây |
Nguồn | Trân Châu |
Phục Sinh là tiểu thuyết cuối cùng của Lev Tolstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện những triết lý đạo đức, tầm nhìn nhân văn và ước vọng mãnh liệt về tình yêu và sự chuộc lỗi.
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính: Nekhlioudov, một quý tộc từng phạm sai lầm và Maslova (Katioucha), người phụ nữ bị xã hội và chính Nekhlioudov đẩy vào cảnh đời sa ngã.
Quá khứ: Khi còn trẻ, Nekhlioudov là một sinh viên lý tưởng, ngây thơ, mang những ước mơ cao cả. Trong kỳ nghỉ hè, anh gặp Katioucha và giữa họ nảy nở một tình cảm trong sáng. Nhưng sau khi gia nhập quân đội, cuộc sống xa hoa và lối sống ích kỷ đã làm anh thay đổi. Nekhlioudov lợi dụng và phá hoại đời Katioucha, khiến cô mang thai rồi bị ruồng bỏ, dẫn đến bi kịch cuộc đời cô.
Maslova: Từ một cô gái trong sáng, Katioucha rơi vào chuỗi bất hạnh liên tiếp. Bị xua đuổi và lợi dụng, cô trở thành gái làng chơi rồi bị kết án tù oan vì tội giết người không chủ ý. Mười hai năm sau, khi Nekhlioudov trở thành phụ thẩm, anh gặp lại Maslova trong phiên tòa xét xử cô.
Chuộc lỗi: Trước tội lỗi năm xưa, Nekhlioudov cảm thấy hối hận sâu sắc. Anh quyết định cứu Maslova khỏi án tù và chuộc lỗi bằng cách cầu hôn cô. Tuy nhiên, Maslova từ chối, không muốn ràng buộc anh vào cuộc đời đầy vết nhơ của mình. Nekhlioudov từ bỏ tài sản, chia đất cho nông dân và theo đoàn tù để chăm sóc Maslova, dần khám phá ý nghĩa mới của cuộc sống qua Kinh Thánh.
Kết thúc: Nekhlioudov tìm thấy sự tái sinh trong tâm hồn và bắt đầu một cuộc đời đạo đức. Maslova, dù từ chối anh, cũng tìm thấy ánh sáng thiện lương trong tâm hồn.
Phục Sinh là tác phẩm đỉnh cao của Lev Tolstoy, kết hợp giữa nghệ thuật tự sự điêu luyện và thông điệp nhân văn sâu sắc. Tác phẩm không chỉ kể về hành trình chuộc lỗi của một cá nhân, mà còn là lời kêu gọi thức tỉnh lương tri con người trong một xã hội bất công.
Nội dung triết lý: Tolstoy khéo léo lồng ghép tư tưởng đạo đức Kitô giáo, những giá trị nhân văn và sự lên án bất công xã hội. Câu chuyện phản ánh hiện thực khắc nghiệt của nước Nga cuối thế kỷ 19, nơi người nghèo và những kẻ yếu thế phải chịu đựng gánh nặng từ hệ thống pháp luật bất công.
Nhân vật: Nekhlioudov và Maslova là hai hình tượng tiêu biểu cho sự mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa con người cũ và khát vọng tái sinh. Họ cho thấy rằng sự chuộc lỗi và hướng thiện luôn khả thi, dù con người từng lầm lỗi đến đâu.
Giá trị nhân văn: Thông điệp của Phục Sinh là "không bao giờ quá muộn để làm lại cuộc đời". Tác phẩm mang đến niềm tin mãnh liệt vào khả năng phục hồi của con người, nhấn mạnh rằng tình yêu thương và lòng nhân ái có thể hóa giải mọi đau khổ.
Ảnh hưởng cảm xúc: Độc giả dễ dàng bị cuốn vào cảm xúc dằn vặt và sự thức tỉnh của Nekhlioudov, cũng như đồng cảm sâu sắc với số phận nghiệt ngã của Maslova. Tác phẩm khiến người đọc rơi nước mắt nhưng đồng thời truyền cảm hứng về lòng tin và ý nghĩa của sự chuộc lỗi.
Phục Sinh không chỉ là một câu chuyện tình bi thương mà còn là một hành trình tìm kiếm giá trị đạo đức và ý nghĩa cuộc sống. Lev Tolstoy đã khắc họa một bức tranh nhân sinh phong phú, đầy đau thương nhưng cũng tràn ngập hy vọng. Đọc tác phẩm, tôi nhận ra rằng vẻ đẹp của cái thiện sẽ luôn tồn tại và soi sáng cho những tâm hồn lầm đường. Đây thực sự là một kiệt tác nhân văn vượt thời gian.
***
Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những ước muốn, quan điểm sống mới của Tolstoy về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov khi đọc phần kết của tác phẩm này. Sau tác phẩm lớn ấy Tonstoy chuyển phần lớn sáng tác cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn viết cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời vào năm 1912.
Phục sinh là câu chuyện tình đầy nước mắt và cả những sai lầm của hai nhân vật chính Nekhlioudov và Maslova.
Nekhlioudov, thuở còn sinh viên tâm hồn trong trắng về quê nghỉ hè nhà bà dì, gặp Katioucha (Maslova), một mối chân tình chớm nở. Mấy năm sau vào quân đội, trở thành sĩ quan Ngự Lâm quân chỉ còn biết phục vụ cho lá cờ, danh dự tiểu đoàn… được phép dùng bạo lực, bắn giết, con người trở nên ích kỷ. Nekhlioudov theo bạn đi ăn chơi sa hoa, xài tiền phung phí, tiệc tùng tại những nhà hàng sang trọng. Sau một thời gian, co người chàng đã hoàn toàn đổi khác, chàng đã dụ dỗ và phá hoại cuộc đời nàng Katioucha.
Nekhlioudov từ một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, thế rồi tai hoạ tới, nàng bị chàng sở khanh phá hoại cuộc đời… Cuộc đời chìm nổi. Dần dần cô ta hút thuốc, uống rượu cho quên cuộc đời bạc bẽo ba chìm bẩy nổi này, một hôm bị một bà chủ chứa gái hạng sang dụ dỗ, Maslova sa ngã trả thù đời, sống bẩy năm tại nhà chứa này thì vướng vào vòng tù tội. Hai người bồi khách sạn bỏ thuốc độc vào ly bảo Maslova đưa cho người khách uống, họ nói là thuốc ngủ, nàng tin vậy nên cuối cùng bị truy tố ra toà tội giết người.
Rồi mười hai năm sau khi ngồi trên ghế phụ thẩm, họ đã gặp lại nhau. Nekhlioudov vô cùng xót xa ân hận, ra sức cứu Maslova thoát vòng tù tội và xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa. Nekhlioudov cũng xả thân làm việc nghĩa, tranh đấu cứu giúp nhiều người tù tội nạn nhân của chế độ Nga Hoàng. Chàng nay đã trở thành con người cao thượng, hy sinh tất cả, từ bỏ ruộng đất thừa hưởng gia tài của mẹ, của bà cô để chia cho nông dân. Chàng đã đi theo đoàn tù suốt cuộc hành trình để chăm lo cho Maslova và những người bạn mới. Cuối cùng khi Maslova từ chối sự hy sinh của Nekhlioudov, chàng đã tìm ra cuộc sống mới, một cuộc đời đạo đức qua Kinh thánh. Con người của chàng, tâm hồn chàng đã sống lại.
***
Một câu chuyện đã thật sự để lại cho tôi nhiều bài học suy ngẫm về giá trị đạo đức con người.
Một câu chuyện mà mỗi lần lật lại từng trang giấy, tôi lại thấy ở đó những con người khốn khổ. Họ không hoàn toàn khổ về vật chất, mà cái khổ của họ nằm ở tinh thần, trong chính những dằn vặt, giằng co bởi những sai lầm, tội lỗi trong quá khứ. Để cuối cùng, khi họ quay đầu lại, một cuộc sống mới vẫn chờ đợi họ ở phía trước.
Một câu chuyện đã khiến tôi nhận ra những giá trị tốt đẹp trong chính cuộc sống hiện thực bần hàn, mục nát của xã hội Nga lúc bấy giờ, đó là nhân cách của những con người lao động khốn khổ.
Và cuối cùng, đó là một thông điệp đầy ý nghĩa và tính nhân văn: "Cho dù cuộc đời có hà khắc đến đâu, vẻ đẹp của cái thiện sẽ luôn luôn tồn tại và soi sáng."
****
Tôi đọc cuốn tiểu thuyết "Phục Sinh" trong một ngày mưa và sau đó vô tình nhận ra nước mắt của mình đã thấm đẫm vào từng trang sách từ lúc nào không biết.
Đó là một câu chuyện tình không chấm dứt theo lối "happy ending" thông thường nhưng lại là một cái kết tuyệt vời đã nâng giá trị của tác phẩm lên cao khiến cho thiên tình sử càng thêm bi thiết và thấm đẫm giá trị nhân văn.
Tôi bắt đầu đọc "Phục Sinh" vì ấn tượng đầu tiên bởi cái tên của nó.
"Phục sinh" được hiểu theo một nghĩa nôm na có nghĩa là sống lại, là tái sinh. Tôi đã tò mò tự hỏi: " Tại sao nhan đề lại lấy tên là Phục sinh?" Và rồi từ sự thắc mắc đó, tôi đã được dẫn dắt vào một câu chuyện, một câu chuyện thật sự đáng để đọc, đáng để suy ngẫm. Tôi đã tìm được câu trả lời của mình với sự hài lòng và thỏa mãn.
Phục Sinh theo Tolstoi mang một hàm ý đạo đức, hai tâm hồn đã chết nay sống lại, trở về con người cũ, con người lương thiện .
"Phục sinh" là câu chuyện tình đầy nước mắt và cả những sai lầm của hai nhân vật chính Nekhlioudov và Maslova.
Nekhlioudov, thuở còn sinh viên tâm hồn trong trắng về quê nghỉ hè nhà bà dì, gặp Katioucha (Maslova), một mối chân tình chớm nở. Hồi ấy chàng chịu ảnh hưởng học thuyết Henry George chủ trương chia đất cho nông dân, không công nhận quyền tư hữu đất đai, mang nhiều lý tưởng, trượng nghĩa khinh tài. Mấy năm sau vào quân đội, trở thành sĩ quan Ngự Lâm quân chỉ còn biết phục vụ cho lá cờ, danh dự tiểu đoàn… được phép dùng bạo lực, bắn giết, con người trở nên ích kỷ. Nekhlioudov theo bạn đi ăn chơi sa hoa, xài tiền phung phí, tiệc tùng tại những nhà hàng sang trọng. Đời nhà binh làm hư hỏng con người. Mấy năm sau ghé nhà bà dì, khi ấy con người của cậu ấm đã hoàn toàn đổi khác, chàng đã dụ dỗ và phá hoại cuộc đời nàng Katioucha.
Rồi mười hai năm sau khi ngồi trên ghế phụ thẩm, chàng gặp lại nạn nhân của mình, nhận ra sự đê hèn của chàng trong quá khứ, màn vô minh che mắt chàng được mở ra. Nekhlioudov nay đã thấy cuộc đời xấu xa phóng đãng mười mấy năm qua, chàng vô cùng xót xa ân hận, ra sức cứu Maslova thoát vòng tù tội và xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa. Nekhlioudov cũng xả thân làm việc nghĩa, tranh đấu cứu giúp nhiều người tù tội nạn nhân của chế độ Nga Hoàng. Chàng nay đã trở thành con người cao thượng, hy sinh tất cả, từ bỏ ruộng đất thừa hưởng gia tài của mẹ, của bà cô để chia cho nông dân. Chàng đã đi theo đoàn tù suốt cuộc hành trình để chăm lo cho Maslova và những người bạn mới. Cuối cùng khi Maslova từ chối sự hy sinh của Nekhlioudov, chàng đã tìm ra cuộc sống mới, một cuộc đời đạo đức qua Kinh thánh. Con người của chàng, tâm hồn chàng đã sống lại.
Maslova thuở còn ở nhà hai bà cô của Nekhlioudov chỉ là một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, thế rồi tai hoạ tới, nàng bị chàng sở khanh phá hoại cuộc đời, năm tháng sau có thai bị hai bà chủ đuổi đi, nàng cố tìm một nghề lương thiện nhưng chỉ gặp toàn bọn lừa đảo bất lương. Maslova đi làm bồi phòng cho một ông cò được vài tháng phải bỏ đi vì tên già này định làm ẩu nàng. Maslova thuê nhà bà chủ quán, bụng bầu ngày một lớn, sinh được đứa con nhưng nó chết ngay, nàng hết tiền đi làm thuê cho một ông kiểm lâm nhưng bị lợi dụng rồi lại bỏ đi. Nàng yêu một anh công chức trẻ và lại bị lừa tình. Dần dần cô ta hút thuốc, uống rượu cho quên cuộc đời bạc bẽo ba chìm bẩy nổi này, một hôm bị một bà chủ chứa gái hạng sang dụ dỗ, Maslova sa ngã trả thù đời, sống bẩy năm tại nhà chứa này thì vướng vào vòng tù tội. Hai người bồi khách sạn bỏ thuốc độc vào ly bảo Maslova đưa cho người khách uống, họ nói là thuốc ngủ, nàng tin vậy nên cuối cùng bị truy tố ra toà tội giết người.
Nekhlioudov tìm gặp Maslova tại nhà tạm giam, sau một hồi tiếp xúc nàng xin 10 đồng để mua rượu uống, Nekhlioudov không tìm ra hình ảnh cô bé Katioucha dễ thương ngày nào và chỉ thấy tâm hồn của nàng như đã chết, nàng chỉ còn một tấm thân xơ xác. Chàng vận động bạn bè, họ hàng những người có thế lực để cứu Maslova.
"Phục sinh" chính là sự tái sinh của hai tâm hồn đã từng vấp ngã, là sự giằng co giữa cái hướng thiện và cái tôi ích kỉ, sai trái.
"Phục sinh" còn là một cuộc hành trình đi tìm lại những giá trị tốt đẹp về đạo đức con người, với bài học ý nghĩa sâu xa: "Làm lại cuộc đời chưa bao giờ là quá muộn."
Tôi theo dõi cuộc hành trình đó của hai nhân vật và từ đầu đến cuối luôn có một niềm tin: "Con đường hướng thiện sẽ luôn rộng mở."
Và rồi, tôi cũng đặt niềm tin đó vào những người đã từng vấp ngã, những người tù đang trong thời gian cải tạo, tôi tin họ sẽ "tái sinh" lại những tâm hồn lương thiện.
Tôi cũng tin trên thế gian này vẫn luôn tồn tại "phép màu". Đó là tình yêu thương giữa con người với con người. Chúng sẽ soi sáng cho những "tâm hồn" đang lầm đường lạc lối. Và tôi tin rằng, tất cả chúng ta sẽ cùng cố gắng để tạo nên "phép màu".
FULL: MP3 |