Quản Lý Nhóm |
|
Tác giả | Robert Heller |
Bộ sách | Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả |
Thể loại | Quản trị - Kinh doanh |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 |
Lượt xem | 6749 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 full Robert Heller Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả Quản Trị Quản Lý |
Nguồn | ebookvie.com |
Làm việc theo nhóm là nền tảng cho tất cả mọi phương thức quản lý thành công. Quản lý tốt các nhóm làm việc là thách thức lớn nhưng rất thú vị đối với bất kỳ nhà quản lý nào cho dù chỉ mới bắt đầu hay đã có nhiều kinh nghiệm.
Một nhóm làm việc đúng nghĩa là một lực lượng năng động, luôn thay đổi và đầy sức sống, được hình thành từ một số người cùng làm việc với nhau. Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận các mục tiêu, đánh giá các ý tưởng, đưa ra quyết định và làm việc theo những mục tiêu đã định.
Tất cả các nhóm làm việc thành công đều có chung những đặc điểm cơ bản như: khả năng lãnh đạo tốt và hiệu quả; xác định đúng mục tiêu; đưa ra quyết định phù hợp; khả năng hành động kịp thời theo các quyết định; tự do trao đổi; nắm vững kỹ thuật và kỹ năng cần thiết để hoàn thành dự án được giao; đặt ra những chỉ tiêu cụ thể để nhóm hướng tới; và trên hết, tìm đúng sự cân bằng giữa những người cùng làm việc với nhau vì mục tiêu chung của nhóm.
1. Mỗi thành viên cần đóng góp một điều gì đó cho nhóm.
Các nhóm làm việc thành công thường có từ 2 đến 25 người hoặc hơn, nhưng quan trọng hơn hết là quy mô hoạt động phải phù hợp với hình thức tổ chức mà ở đó mỗi thành viên đều thực hiện tốt công việc được giao. Có 3 hình thức cơ bản để thực hiện một công việc, đó là:
2. Nên cẩn thận khi xây dựng các mục tiêu của nhóm và nghiêm túc thực hiện các mục tiêu đó.
Đối với những công việc đòi hỏi có một sự sáng tạo nào đó, ngoài những thành viên có vai trò đã được cố định, các thành viên còn làm việc theo nhiều cách thức khác nhau nhưng cùng thống nhất, giống như khi tạo ra những sản phẩm mới;
Đối với những công việc đòi hỏi luôn có sự sáng tạo và những đóng góp của cá nhân, cần có những người làm việc gần gũi giống như những đối tác hợp tác. Phong cách làm việc này thường phổ biến trong cách thức quản lý cấp cao.
Một nhóm gồm những người lãnh đạo đang thảo luận một kế hoạch mới do một thành viên của nhóm đưa ra. Tất cả các thành viên trong nhóm đều thoải mái tham gia thảo luận. Sau đó, trưởng nhóm nhận xét về những ý kiến đóng góp của các thành viên.
3. Hãy nhớ rằng các thành viên trong nhóm phải hỗ trợ lẫn nhau.
Không có giới hạn nào đối với tiềm năng của một nhóm làm việc có hiệu quả. Đứng trước một nhiệm vụ "không thể thực hiện được", các thành viên của nhóm sẽ củng cố niềm tin cho nhau để biến cái "không thể" đó thành hiện thực. Khả năng đổi mới của tập thể mạnh hơn khả năng đổi mới của mỗi cá nhân, vì khi sức mạnh trí tuệ của nhóm, cho dù có ít thành viên, được kết hợp lại sẽ vượt qua sức mạnh trí tuệ của một người. Bằng cách khai thác sức mạnh trí tuệ này, một nhóm làm việc có thể đạt được những đột phá thực sự. Chẳng hạn, một nhóm kỹ sư trong công ty được yêu cầu tăng gấp đôi công suất máy. Vấn đề tưởng như không thể thực hiện được. Thế nhưng với sự kết hợp của cả nhóm, năng suất máy đã tăng gấp ba, cao hơn so với yêu cầu.
4. Chia các mục đích dài hạn thành nhiều dự án ngắn hạn.
Để khai thác và tận dụng tối đa lợi thế sức mạnh làm việc theo nhóm, cần khuyến khích sự kết hợp trí tuệ và tính cách của từng cá nhân. Điều này rất quan trọng để đạt được những kết quả. Việc đề ra các mục tiêu dài hạn cho một nhóm sẽ khuyến khích nhóm đó làm việc theo tinh thần tập thể, tạo ý thức làm việc khẩn trương, loại bỏ thói quan liêu tiềm ẩn khi cả nhóm cùng tập trung để đạt được những kết quả cụ thể trong thời gian ngắn nhất có thể được. Tác động từ kết quả đột phá đó của một nhóm riêng lẻ có thể là động lực để kích thích tinh thần làm việc của toàn công ty.
LÀM VIỆC THEO HƯỚNG HIỂU BIẾT NHAU
Khuyến khích trao đổi cởi mở và làm thông suốt các nguồn thông tin nhằm bảo đảm các thành viên đều hiểu biết đầy đủ những khả năng và kinh nghiệm hiện có trong nhóm.
5. Xác định rõ thời hạn hoàn thành mỗi dự án.
Khi một nhóm làm việc được hình thành, bước quan trọng tiếp theo là xây dựng các mục tiêu hoạt động cho nhóm. Nhóm sẽ khó phát triển nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều theo đuổi những mục đích khác nhau. Các mục tiêu có thể thay đổi trong quá trình hoạt động, chẳng hạn nếu một sản phẩm mới được tung ra thị trường, ưu tiên hàng đầu của nhóm là tập trung nghiên cứu tính cạnh tranh của sản phẩm đó. Nếu vì mục đích nâng cao sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mục tiêu đầu tiên của nhóm sẽ là tìm cách cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn. Tùy theo từng trường hợp, mục tiêu làm việc của nhóm sẽ là:
Nâng cao năng suất sản xuất.
Cải thiện chất lượng sản xuất.
Làm cho tất cả những người lao động cùng tham gia vào quá trình ra quyết định nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của họ.
Xem xét hệ thống và thực tế làm việc để giảm lãng phí thời gian.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng để nắm rõ các nhu cầu của thị trường.
Các nhóm làm việc đa chức năng, đa ngành và liên phòng ban đang được phổ biến ngày càng rộng rãi ở phương Tây và hình thức này đã được thiết lập tại Nhật Bản từ nhiều năm. Tại một số công ty ở Anh, các giám đốc dành một nửa thời gian để làm việc theo nhóm; và thái độ dân chủ của nhiều người Bắc Mỹ đã giúp họ nhanh chóng thích nghi cách làm việc này. Người châu Âu lục địa vẫn có khuynh hướng thích hệ thống quản lý gồm nhiều tầng nấc theo truyền thống, nhưng do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng và nhu cầu đẩy nhanh tốc độ theo thị trường buộc các cấp lãnh đạo phải thay đổi theo.