Quốc Sử Di Biên |
|
Tác giả | Phan Thúc Trực |
Bộ sách | |
Thể loại | Lịch sử - Quân sự |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 1769 |
Từ khóa | ebook pdf full Phan Thúc Trực Sách Scan Văn Hóa Xã Hội Lịch Sử Lịch Sử Việt Nam Biên Khảo |
Nguồn | |
Mất sớm khi mới 44 tuổi, nhưng Phan Thúc Trực vẫn để lại một số tác phẩm đáng giá như hai cuốn sử Quốc sử di biênvà Trần Lê ngoại truyện, cùng các nghiên cứu về địa chí phủ Diễn Châu, huyện Đông Thành, các tập thơ văn...
Quốc sử di biên là bộ sách ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802-1847, trải qua ba đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, ngoại giao, xã hội, tập tục, nhân vật...
Tên sách có chữ "di biên", tức là ghi chép những sự kiện lịch sử còn sót lại mà bộ sử triều đình vì nhiều lý do khác nhau chưa biên chép.
Nhiều vấn đề có trong Quốc sử di biên, mà Đại Nam thực lục không chép. Điển hình như Đại Nam thực lục chỉ chép về việc năm 1838, đời vua Minh Mạng "đổi quốc hiệu thành Đại Nam", trong khi Quốc sử di biên chép năm Gia Long thứ 11 (1812): "Lấy lại quốc hiệu là Đại Việt".
Hoặc: "Năm Minh Mạng thứ nhất, mùa thu, tháng 7, lái buôn Minh Hương dâng thuốc phiện cho Bắc thành Tổng trấn. Tổng trấn hút thuốc phiện say đến 5, 6 ngày không tỉnh, bỏ bê cả việc quan, Việc ấy đến tai vua. Vua xuống chiếu cấm thuốc phiện. Lái buôn nào chứa thuốc phiện thì phải tội".
Do bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức Thị giảng ở Viện Tập hiền và Kinh diên khởi cư trú nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, điều đó càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của thông tin.
Trong Quốc sử di biên, Phan Thúc Trực ghi chú nhiều chỗ, liên quan đến các sự thật lịch sử, lại có thêm phần Tham bổ ngoại truyện, dẫn người đọc đến tác phẩm khác của ông là Trần Lê ngoại truyện.
Nội dung của Quốc sử di biên bao quát rộng rãi và phong phú, ngoài những tư liệu mang tính quan phương, còn không ít tư liệu do tác giả sưu tầm qua các chuyến đi thực tế ở các địa phương, vì thế đây là nguồn "dã sử" đáng được chú ý. Quốc sử di biên tuy ghi chép theo lối biên niên, nhưng lời văn sinh động và xen lẫn nhiều thơ nên hấp dẫn người đọc.
Cuối sách tác giả còn có kê cứu tất cả tên các cung điện, đài, lầu các của hoàng gia tại kinh thành Thuận Hóa, mục lục ngự chế thi văn của vua Thiệu Trị..., như một từ điển thu nhỏ về kinh thành Huế thời ông sinh sống.
Dù vẫn còn có những sự kiện chép chưa chính xác, chép nhầm hoặc thiếu... có thể do Phan Thúc Trực mất đột ngột nên chưa kịp rà soát, biên tập lại, nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng, để nắm đủ thông tin về lịch sử triều Nguyễn, bên cạnh đọc Đại Nam thực lục, vẫn rất cần tìm hiểu và đối chiếu qua Quốc sử di biên.
Bộ Quốc sử di biên đã được Tổ biên dịch Viện Sử học dịch năm 1968 theo bản in bằng chữ Hán năm 1965 của Hong Kong, Đỗ Mộng Khương dịch, Hoa Bằng hiệu đính, NXB Văn hóa thông tin in năm 2009.
Đến năm 2006, Viện Nghiên cứu Hán Nôm dựa vào văn bản chữ Hán viết tay lưu trữ tại Viện, đã tổ chức biên dịch lại, TS Nguyễn Thị Oanh giới thiệu và biên dịch cùng ThS. Nguyễn Thị Hường - ThS. Nguyễn Tô Lan. Sách đã được NXB Khoa học Xã hội xuất ấn hành năm 2010.
FULL: PDF |