Cụ Vương Hồng Sến (1902-1996) là một nhà văn đặc biệt Nam bộ mà cũng là một học giả, một nhà cổ ngoạn có một không hai Việt Nam. Ông có một bút pháp độc đáo, duyên dáng... mà vài thập kỉ của thế kỉ XX chưa có nhà văn nào có thể so sánh được.
Vào buổi vãn niên, ông có mấy tác phẩm mà ông cho là "tâm đắc" của mình được xuất bản, trong đó có cuốn Sài Gòn tạp pín lù (tức Sài Gòn năm xưa II, III) nối tiếp Sài Gòn năm xưa I xuất bản từ năm 1962 tại Sài Gòn.
Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trẻ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.
Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.
Sài Gòn tuy không có một quá khứ "nghìn năm văn vật" như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những "nam thanh nữ tú", nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.
Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:
"Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:
1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: "coi vậy mà xài được".
2- Chỗ nào chưa "êm" nhờ cóc bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mác cỡ bậy, hay gì?.
Vây Sài Còn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nói tiếp để nói về "nam thanh nữ tú", về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vân tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.
Tác giả gọi là "Tạp pin lù" là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để "nhớ đâu nói đó", để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của "cụ Năm Sển" là ở đó. Nói "cu cu chằng chằng" nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.
Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc - mà nay cũng gần như vậy - là một xã hội "tứ chiếng", một xã hội có tính cách "siêu quốc gia" (cosmopolite) với đông đủ các mặt "Tây, Chệt, Chà Maní"; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều... bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm "Đâu rồi những vần tuyết cũ" (Mais òu sont les neiges d'antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!
Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ "đi tìm thời gian đã mất" (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Củ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức... cũng tạo được sự kì diệu của chiếc banh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.
"Javais vingt ans et c'etait le printemps" câu hát của Vương Hồng Sển trong Sài Gòn tạp pín lù mà chúng tôi xin phép được đổi từ thì hiện tại ra thì quá khứ để cùng nhau tiếc cái tuổi Hai mươi và mùa xuân rực rỡ của mình.
Cái thú đọc Sài Gòn tạp pín lù là ở đó, mà cũng tại văn phong cụ Sển nữa.
Nguyễn Q. Thắng
Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là "Sài Gòn đã biên lô" vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là "đả", đánh; Pín - có hai nghĩa: "pín" là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pín có nghĩa là "biên" (Hán tự) và "bên, gần bên" (Nôm). Lù là lò, lò lửa.
Tạp pín lù, là "đả biên lô", tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa; cũng như "ăn sán lẩu" là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí làm bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và không cần biết món nhúng đã chín hay còn sống sượng. Rồi thì rượu cay, rau sống ngốn nghiến chàm ngoàm cả miệng không thốt ra lời được, món ăn ấy gọi "ăn sán lẩu", dịch ra Hán tự là sán - sanh (thức ăn còn sống, chưa chín), "lẩu": lò (lô), ăn Sanh lô, nhưng nếu nói: "sanh lô" ba Tàu không hiểu, phải nói theo họ "ăn sán lẩu", hoặc ăn "cù lao" vân vân.
Tiếng miền Nam rắc rối pha chè, người ngoài vô đây, xin khuyên đừng ham "nói chữ".
Sài Gòn tạp pín lù, nôm na là Sài Gòn thập cẩm, Sài Gòn tào lao, Sài Gòn ba lăng nhăng, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Sài Gòn sán lẩu cũng được, nhưng tạm dùng danh từ tạp pín lù. Nếu nói theo Bắc thì "Sài Gòn thập cẩm; nếu nói theo Trung thì "Sài Gòn tào lao", nhưng tác giả sanh tại Sóc Trăng (Nam Kỳ) nên: tập nầy danh gọi Sài Gòn tạp pín lù là vì vậy.
Thư một người chửa quen biết, gởi cho tác giá "Sài Gòn năm xưa" Thưa ông,
Tôi là V.A. hiện ở Paris chưa tiện nói danh tánh và địa chỉ, thơ từ xin dùng lối poste réstante, hộp thơ số...
Đời nầy không nên thấy sang vội bắt quàng làm họ. Về sang, đúng ra ông chưa có, duy có nhà còn y như cũ, đồ ngoạn hào không hảo hớt, văn viết còn có người đọc. Quyển "Sài Gòn năm xưa" còn người tìm mua vởi giá cao, quả ít ai được như vậy, tạm gọi rằng sang. Tôi nay, quê quán Mỹ Tho (Rạch Gầm), chồng chẳng may sớm thất lộc, cùng quê vởi quê vởi ông ở Sốc Trăng, bắt quàng được chứ?
Giũ lời tiên phu ký thác, nay tôi nhờ người thân tín nầy cầm bức thơ và luôn tập nhật ký cuộc đời cửa hai tôi, nhờ ông điểm xuyết, tôi đàn bà viết còn vụng về, sau nầy có dịp tiện tưởng ông nên cho vào "Sài Gòn năm xưa" gọi bổ túc. Ông viết "Sài Gòn năm xưa", xuất bản đã hai lần, sách biên khảo được vậy là khá, nhưng tại sao ông bỏ sót không viết đầy đủ về nhóm chị em chúng tôi. Trong sách ông kể đủ, nào Trần Bá Lộc bợ Tây, bạo tàn, nào Đỗ Hữu Phước bán đứng liệt sĩ Thủ Khoa Huân, làm giàu trên xương máu đồng bào, nào Sáu Ngọ vua cờ bạc... nhưng vì sao ông chừa giới ăn chơi, đám công tứ bột, và nhóm giang hồ lưu lạc, mượn yên hoa son phấn hành nghề? Vâng, nhóm son phấn ẩy, cứ gọi đúng tên, có chi rằng nhục, có tên để gọi. có chữ để đọc, kêu xách mé hại gì? Hay vì yêu hoa nhắc đến truỵ lạc, ông sợ nên né tránh?
Miệng tụng kinh Di Đà, lòng chứa sẵn một bồ dao găm. Ấy là quân giấu hình, giấu dạng. Ban ngày ăn tương chao niệm Phật, trời sắp tối, tay cầm chuỗi, tay gõ mõ, mắt láo liếng xanh khách. Khách xuống xe đi lỏn nhà, nhè nhà kế bên cũng thờ thần mày trắng bước vô, kinh đọc chữ cà lăm, chữ vấp váp, thà làm nghề nằm ngửa như bọn tôi mà ít tội hơn. Thế gian truỵ lạc còn nhiều làm sao kể xiết? Xã hội ngày nay đã dường thế, ông có giấu cũng không xong. Phàm xấu che tốt khoe là thường lệ, thơm gì đời con đĩ mà thuật ra đây. Nhưng xin chớ quên chút công của chị em chúng tôi mới phải. Những năm 1920 đến 1945, ruộng Hậu Giang nhờ kinh xáng khai thông mà phát, mùa trúng liên tiếp, lúa lại được giá, con cháu các địa điền chủ lớn đua nhau giỡn với tiền rừng, bạc biển. Có thằng, cha chết chưa kịp chôn, đã ăn cáp bằng khoán, ôm đi cố cho chà setty (chetty) lấy bạc cho kịp mua xe chở em đi ăn nem hứng gió. Các chủ ruộng có con trai đều háo hức cho sang Pháp, thi đậu bằng trung cấp thứ thiệt làm nghề thầy cãi, thày thuốc, thầy nhổ răng, nay thảy đều già cóp. Đám khác không biết học chữ, thì lại học khiêu vũ, nhiếp ảnh, cắt may về xứ mở phòng chụp hình (Antoine Giàu", lập nhà may Âu phục (Nguyễn Phong Tân), đồng bào hại đồng bào, thời Nam kỳ quốc, bắt nói cho sửa "Tân Sơn Nhứt’ hễ nói "nhất’ thì a-lê hấp cho chầu Diêm Vương, tưởng hưởng lộc Tây lâu dài, té ra vẫn đền mạng bên Pháp vì tội bán nước, chạy trời không khỏi nắng. Có nhóm ít tiền, cho con ra học trường cao đẳng ở Hà nội để làm đốc phủ, đốc sự, mộng Huỳnh lương chưa tỉnh, sự nghiệp đã đi đời, kẻ đau tim chết sớm, kẻ chờ con lãnh sang nước ngoài chở thời, các con chủ điền muốn xứng danh "công tử bột, phá gia chi tử", nếu không có chị em chúng tôi tiếp tay, xô đẩy làm cho cái xã hội ăn chơi đàn đúm trào Pháp mau sụp đổ. Có thế ấy thì cái xã hội này mới có chỗ mọc lên. Ông không viết trong "Sài Gòn năm xưa" nên chị em chúng tôi phải nhắc. Đừng gọi là phá gia chi tử, họ không hư hơn ai kia đâu. Họ có quyền tung vãi đồng tiền của ông cha họ làm giàu bằng mồ hồi nước măt tá điền, nay bọn con tá điền trở về báo thù, ấy là quả báoo nhãn tiền, chớ đâu phải thiên đao bất công. Nếu không có chị em chúng tôi hốt vãi quăng bừa thì đồng tiền thất đức của chủ điền chủ ruộng vẫn khoá chặt trong tủ sắt hiện Bauche, hiệu Fichet, làm sao lọt tới tay bác lái xe, chú thổi bếp. Gánh nước làm chi cho đau vai, ở trong làng lấy một chồng làm chi để sanh con lũ khủ cực thân, sức đàn bà có bao lăm và chỉ có làm nghề không vốn nầy, ủa quên, vốn là nhan sắc trời dành, hoạ may mới cất đầu lên được, không chi cũng ăn mặc sung sương trong một thời gian. Không bán dạng thuyền quyên. không xuống đường làm đĩ để chết rục trong xó hè à? Làm đĩ có ba bốn đường vả lại có chồng mà còn ăn vụng lại thúi hơn là làm đĩ công khai. Chúng tôi sanh sống trong những năm 1920-1945, thò bốc trong túi công tử bột, ăn to xài lớn, tung vãi: đục, khoét, gặm, nhấm, làm đủ mọi cách, xã hội như nay mới có. Tưởng không nên cười con đĩ và nên chấm công cho gái giang hồ. Bao nhiêu nước mắt của chị em chúng tôi, nếu có phép nào gom lại được thì sẽ biến thành "khổ hải" bao la. Bao nhiêu nỗi oan khúc bất công của xã hội đối với chị em chúng tôi, nếu có phép quy tụ lại thì ắt hoá ra lửa, lửa nầy đủ để đốt bầu trời nầy tan ra mây khói, và khói nầy sẽ là thiên hồn địa ám, mù mịt còn dày hơn bên Anh quốc những tháng sa mù, đèn Diogène đâu dễ rọi thấy đường
Chúng tui nào muốn phơi hày sự tích không thơm tho cho công chúng biết. Riêng tôi nay đã yên thân chốn nầy, không khác kẻ dưới sông đã lội được lên bờ, bụi trần gội sạch, há vạch lưng cho khách qua đường như ông đếm thẹo hay sao. Có chị nào lớp nhỏ, lên chưn quá, ông nên đốt bớt cho vừa. Vừa tập tành, chân chưa sạch phèn, đã tưởng mình khôn hơn thiên hạ!
Cái kiếp má hồng, sớm tươi bao nhiêu, chiều càng lợt bấy nhiêu, chị em bạn gái chở ỷ tài và chớ quên điều ấy.
Lòng chai dạ đá là lòng con đĩ ít học rnhư tôi, ăn cháo đá bát là bụng con đĩ giận đời bỏ rơi thành ra bất mãn (như tôi). Lúc còn son sắt, những ham bay nhảy đua đòi, khác nào chim non vừa lìa ổ mẹ đang tập bay, và khi lông cánh đầy đủ, máu tham hơi đồng càng hăng, nào còn hiêt trởi kia có mắt. Đến khi chung cuộc ai từng đọc truyện Tây Du ắt nhớ lúc lão Tôn Ngộ Không thi tài cùng hư Lai. Tôn dùng cân đẩu vân nhảy một nhảy tưởng đụng nóc trời. Khi gíác ngộ, xem lại: mình vẫn đứng lé đé dưới chân Phật tổ và vũng nước dơ để làm dấu, nay lớn không hơn bọt miếng con thằn lằn. Chuông chùa cảnh tỉnh đêm khuya, Nam Mô A Di Đà Phật, thanh dơ văn chung càng tỏ. Viết được thì nên viết để răn hờ đám chị em, nhưng xin khuyên ông nơi nới tay, vì "gở cho hết nợ, còn gì là duyên".
Còn sống đây, tôi còn đi đây đi đó, không muốn có người chỉ trỏ, chúng tôi chết rồi, mặc tình ông muốn hỏi tên tôi.
Chúc ông giai lão và mong sớm đọc những gì ông viết.
Ký tên: Quả phụ V.A.
Paris, ngày... tháng... năm...
Mời các bạn đón đọc Sài Gòn Tạp Pín Lù của tác giả Vương Hồng Sển.