DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Siêu Năng Suất

Tác giả Chris Bailey
Bộ sách
Thể loại Best seller
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 0
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Chris Bailey Ngô Thế Vinh Best Seller Self Help Kỹ Năng Kỷ Luật
Nguồn hoimesach.com

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Siêu Năng Suất của tác giả Chris Bailey & Ngô Thế Vinh (dịch).

 

“Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất, phí phạm thời gian hẳn phải là sự lãng phí ngông cuồng nhất.

 Benjamin Franklin

“Là con người, sự vĩ đại của chúng ta không nằm nhiều ở việc cải tạo thế giới – đó là thần thoại của thời đại nguyên tử – mà nằm ở khả năng ta cải tạo chính mình.”

— Mahatma Gandhi

“Mục tiêu của tôi không cần phải cao hơn mọi người. Chỉ cần tôi có thể đạt được nó.”

— Dr Wayne W Dyer

 

Thời gian đọc ước tính:

6 phút 41 giây

Nếu thú vui của nhiều người thường là thể thao, âm nhạc và nấu ăn… thì tôi lại có đam mê với việc làm sao để trở nên năng suất nhất, dù điều này nghe thật lạ lùng.

Tôi không thể nhớ được lần đầu mình bị nhiễm “bệnh năng suất” là khi nào. Có lẽ là khi đọc cuốn Getting Things Done (Hoàn thành mọi việc – không hề khó) của David Allen hồi trung học, khi tôi bắt đầu dày công viết blog về năng suất giai đoạn tuổi teen, hoặc cũng có thể là khi tôi bắt đầu khám phá bộ sưu tập sách tâm lý học của bố mẹ – nhưng tôi đã luôn đam mê tìm hiểu về năng suất trong gần một thập kỷ, và trong khoảng thời gian đó, tôi đã đưa niềm đam mê này vào gần như mọi khía cạnh của cuộc sống.

Hồi trung học, tôi bắt đầu thử nghiệm tất cả các kỹ thuật tăng năng suất tìm được, và nó giúp tôi tốt nghiệp với số điểm trung bình 95% mà vẫn tiết kiệm được một lượng lớn thời gian. Tại Đại học Carleton ở Ottawa, tôi theo học ngành kinh doanh và vẫn làm những điều gần như tương tự, áp dụng những kỹ thuật tăng năng suất ưa thích để giữ điểm trung bình ở mức xuất sắc mà chỉ phải làm việc ở mức ít nhất có thể.

Khi còn ở trường, tôi đã có cơ hội thử nghiệm các kỹ thuật tăng năng suất trong một số kỳ thực tập toàn thời gian, bao gồm một công việc kéo dài một năm, ở công ty viễn thông đó, tôi được quyền thuê khoảng 200 sinh viên làm việc; đồng thời, tôi cũng làm việc cho một nhóm marketing toàn cầu, giúp họ biên soạn các tài liệu marketing và phối hợp quay các đoạn video trên khắp thế giới.

Do chăm chỉ (và năng suất), tôi được nhà trường trao tặng giải thưởng Sinh viên cộng tác của năm, và tốt nghiệp đại học với hai lời mời làm việc toàn thời gian.

MỤC ĐÍCH CỦA NĂNG SUẤT

Tôi không liệt kê những gì mình làm được để gây ấn tượng với bạn, mà là để khắc sâu cho bạn hiểu năng suất là một khái niệm mạnh mẽ đến thế nào. Mặc dù đôi khi muốn tự huyễn hoặc như vậy, nhưng sự thật là tôi không được nhận hai lời mời vào làm việc ngay khi mới ra trường vì tôi quá thông minh hoặc có tài. Tôi chỉ đơn giản cho rằng mình nắm rõ những gì cần thiết để đạt năng suất cao và hoàn thành nhiều việc hơn mỗi ngày.

Mặc dù làm việc và học tập đều rất thú vị, nhưng vào cuối ngày, tôi thật sự cảm thấy phấn khích hơn rất nhiều khi có cơ hội sử dụng cả hai môi trường để thử nghiệm và chắt lọc các kỹ thuật tăng năng suất hiệu quả.

Để thấy được những tác động sâu sắc của việc đầu tư tăng năng suất, bạn chẳng cần nhìn đâu xa mà chỉ cần xem một người Mỹ bình thường dành thời gian làm những việc gì trong ngày. Theo khảo sát mới nhất về Việc sử dụng thời gian của người Mỹ, một nhân viên bình thường trong độ tuổi 25-44, có con cái, thường chia thời gian mỗi ngày như sau:

♦ 8,7 giờ làm việc

♦ 7,7 giờ ngủ

♦ 1,1 giờ làm việc nhà

♦ 1,0 giờ ăn uống

♦ 1,3 giờ chăm sóc người khác

♦ 1,7 giờ dành cho các “việc khác”

 2,5 giờ dành cho giải trí

Mỗi chúng ta đều có 24 giờ một ngày để sống sao cho có ý nghĩa. Nhưng khi cộng tất cả các nghĩa vụ chúng ta phải thực hiện, sẽ chẳng còn lại bao nhiêu thời gian; chính xác là với đa số mọi người, con số này chỉ khiêm tốn ở mức 2,5 giờ. Tôi đã chuyển đổi các con số này thành biểu đồ hình quạt để thể hiện rằng mỗi ngày trong thực tế chúng ta có ít thời gian như thế nào:

a1

Đây chính là nơi mà năng suất có thể cứu vớt bạn. Tôi cho rằng các kỹ thuật tăng năng suất – ví dụ như những kỹ thuật tôi sẽ nói đến trong cuốn sách này – tồn tại để giúp bạn hoàn thành tất cả mọi việc cần làm nhanh hơn, nhờ đó, bạn có thể dành thời gian cho những gì thật sự quan trọng và nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Năng suất là điều làm nên sự khác biệt giữa người điều hành cả một công ty và những người làm việc cho họ. Đó cũng là sự khác biệt giữa việc không còn thời gian và năng lượng vào cuối ngày với việc có thừa thời gian và năng lượng để làm những gì bạn muốn.

Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật trong cuốn sách này theo cách bạn muốn; cách tiếp cận của tôi luôn là cân bằng giữa việc tiết kiệm thời gian và năng lượng để hoàn thành được nhiều việc hơn trong khi vẫn làm những việc thật sự có ý nghĩa với mình. Cách tiếp cận này chỉ đơn giản là cách nghĩ chủ quan của tôi. Tôi thích hoàn thành mọi việc và làm những điều thật tuyệt vời, nhưng tôi cũng thích được tự do sử dụng thời gian theo cách mình muốn.

Khi bạn đầu tư thời gian vào việc tăng năng suất và dùng những gì mình học được để có thêm thời gian cho những điều có ý nghĩa nhất, tôi tin rằng việc khiến một ngày của bạn trở nên giống biểu đồ sau là hoàn toàn khả thi:

a2

Ít nhất thì đó cũng là điều tôi đã làm được sau một thập kỷ miệt mài thử nghiệm các phương pháp tăng năng suất.

MỘT NĂM HIỆU QUẢ

Tôi từng mắc phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc, tôi nhận được hai lời mời làm việc với mức lương khởi điểm tuyệt vời, hứa hẹn cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, và thoạt nhìn có vẻ rất thú vị. Nhưng khi suy nghĩ nghiêm túc hơn, tôi nhận ra rằng đó không phải là công việc mình thật sự muốn làm.

Đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi không phải là một tài tử người Pháp vào thế kỷ XVIII đam mê ngâm thơ suốt ngày. Tôi chỉ không thích ném khoảng thời gian có giới hạn của mình vào một hố đen chẳng đem lại gì ngoài khoản lương hai tuần một lần vào thứ Sáu.

Hồi thập niên 1960 và 1970, Đại học California tại Irvine (UCI) là một trong những trường đại học quyết định xây dựng khuôn viên không có đường đi. (Tôi học ở Canada, nhưng lại rất thích câu chuyện này.) Sinh viên và cán bộ của các khoa có thể tùy ý bước ngang qua bãi cỏ trong các khu nhà mà không cần đi theo lối đi có sẵn nào cả. Khoảng một năm sau, khi thấy các bãi cỏ bị mòn đi quanh các tòa nhà, nhà trường mới bắt đầu cho lát đường vào các bãi cỏ bị mòn đó. Vỉa hè ở UCI không chỉ đơn giản là nối các tòa nhà với nhau theo kiểu định sẵn – chúng được thiết kế để khiến mọi người cảm thấy thoải mái nhất khi đi lại. Các kiến trúc sư gọi đó là “con đường mong muốn”.

Theo cách tương tự, tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi cho hai con đường truyền thống đang bày ra trước mắt mình, rồi nghĩ về những con đường tôi đã tạo ra trong cuộc đời mà mình vẫn muốn đi tiếp. Chỉ vài giây là đủ để tôi nhận ra điều mình đam mê nhất chính là năng suất.

Tôi biết mình không thể mãi đắm chìm vào việc khám phá chủ đề năng suất. Khi tốt nghiệp, tôi đã có khoản tiết kiệm 10.000 đô-la Canada (theo tỷ giá lúc bấy giờ). Sau khi tính toán, tôi thấy mình có đủ tiền để tiếp tục theo đuổi con đường mơ ước thêm một năm nữa, hay nói cách khác, số tiền đó đủ cho tôi trang trải trong một năm để tiếp tục khám phá chủ đề năng suất. Tôi cũng có khoản nợ 19.000 đô-la Canada tiền vay dành cho sinh viên, vậy nên đây thật sự là một canh bạc. Tôi chỉ có thể ăn đậu và cơm, nhưng nếu có thời điểm đáng để tôi đánh cược một canh bạc lớn vào tương lai, thì chính là lúc đó. Dĩ nhiên, ý tưởng về dự án kéo dài một năm có vẻ mơ hồ, nhưng đó đơn giản chỉ là vì tình hình tài chính khi đó đảm bảo tôi có thể khám phá chủ đề này.

Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2013, tôi chính thức từ chối hai công việc toàn thời gian và bắt đầu dự án của riêng mình mà tôi gọi là Một năm hiệu quả (A Year of Productivity - AYOP).

Ý tưởng của dự án này rất đơn giản. Trong vòng một năm, tôi sẽ đọc tất cả những gì tìm được về năng suất và viết lại các kiến thức học được trên website của mình: ayearofproductivity.com.

Trong 365 ngày, tôi sẽ:

♦ Đọc sách và những bài viết học thuật về năng suất nhiều nhất có thể, đi sâu vào các nghiên cứu hiện tại về chủ đề này.

♦ Phỏng vấn các chuyên gia về năng suất để xem cách họ sống sao cho năng suất mỗi ngày.

♦ Thực hiện nhiều thử nghiệm hết mức có thể, sử dụng chính mình làm vật mẫu xem bản thân nên làm gì để đạt được năng suất cao nhất.

Mặc dù phần lớn thời gian được dùng vào nghiên cứu và phỏng vấn nhằm tìm ra cốt lõi của bí quyết trở nên năng suất, các thử nghiệm về năng suất nhanh chóng trở thành phần đáng chú ý nhất trong dự án – một phần vì tôi đã học được rất nhiều bài học độc đáo từ chúng (và một phần vì quá nhiều thử nghiệm thật sự điên rồ). Các thử nghiệm năng suất của tôi bao gồm:

♦ Thiền định 35 giờ một tuần.

♦ Một số tuần làm việc đến 90 giờ.

♦ Thức dậy lúc 5 giờ 30 phút mỗi sáng để tìm hiểu ảnh hưởng của việc dậy sớm đến năng suất.

♦ Xem TED Talk 70 giờ mỗi tuần.

♦ Tăng 4,5kg cơ bắp.

♦ Sống hoàn toàn biệt lập.

♦ Không uống gì ngoài nước lọc trong một tháng.

Và nhiều thử nghiệm khác nữa.

AYOP là quãng thời gian hoàn hảo để thử nghiệm tất cả các kỹ thuật tăng năng suất tôi từng tò mò nhưng chưa kịp nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Mục đích của dự án là tìm hiểu chuyên sâu hết mức có thể về năng suất trong một năm, sau đó chia sẻ tất cả những gì tôi đúc kết được với thế giới.

VỀ CUỐN SÁCH NÀY

Siêu năng suất là thành quả của một năm nghiên cứu và thử nghiệm miệt mài. Trong một thập kỷ qua, tôi đã đọc, nghiên cứu và thử nghiệm hàng nghìn kỹ thuật tăng năng suất nhằm lọc ra những kỹ thuật hiệu quả và loại bỏ những kỹ thuật không hiệu quả. Trong cuốn sách này, tôi đã lựa chọn 25 kỹ thuật tăng năng suất trong số hàng nghìn kỹ thuật từng biết, và tôi tin chúng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc hằng ngày của bạn. Tôi đã thử nghiệm và sử dụng thường xuyên tất cả các kỹ thuật trong cuốn sách này – và tôi tin rằng chúng cũng sẽ giúp ích cho bạn.

Tôi sẽ không tiết lộ hết nội dung phần còn lại của cuốn sách, nhưng trong các chương sau, tôi sẽ gửi đến bạn các kỹ thuật tăng năng suất ưa thích của tôi để bạn có thể:

♦ Nhận diện các nhiệm vụ cốt lõi trong công việc;

♦ Thực hiện chúng hiệu quả hơn;

♦ Quản lý thời gian như Ninja;

♦ Ngừng trì hoãn;

♦ Làm việc thông minh hơn thay vì phải chăm chỉ hơn;

♦ Phát triển khả năng tập trung như tia laser;

♦ Có trí tuệ minh mẫn suốt cả ngày như thiền;

♦ Có nhiều năng lượng hơn bao giờ hết;

♦ Và nhiều điều nữa!

Nếu đây có vẻ là một danh sách đáng sợ, đừng lo lắng – mọi thứ sẽ rất nhẹ nhàng và chúng ta sẽ giải quyết từng kỹ thuật một.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Bắt đầu thôi!

Mời các bạn tải đọc sách Siêu Năng Suất của tác giả Chris Bailey & Ngô Thế Vinh (dịch).

Mọi người cũng tìm kiếm


Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)
Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)