Tâm Lý Học Tội Phạm Tập 1 |
|
Tác giả | Stanton E. Samenow |
Bộ sách | Tâm Lý Học Tội Phạm |
Thể loại | Tâm Lý Học |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 103577 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Stanton E. Samenow Tâm Lý Học Tội Phạm Tâm Lý Học Chuyên Ngành Tham Khảo Tâm Lý Tội Phạm |
Nguồn | kindlekobovn |
"Tâm lý học tội phạm" là bộ sách gồm 2 tập đề cập đến quyền lựa chọn, ý chí tự do, cái thiện và cái ác, phản ứng trước cám dỗ và sự thể hiện lòng dũng cảm hay hèn nhát khi đối mặt với nghịch cảnh của con người. Những cuốn sách thiêng liêng của các tôn giáo đều khuyên loài người không nên lừa dối, giận dữ và kiêu ngạo. Chúng ta nghĩ bản thân thế nào thì sẽ là như thế. Chúng ta không thể giúp một người từ bỏ tội ác và sống có trách nhiệm nếu không thể khiến anh ta thay đổi nhân tính, đó chính là "suy nghĩ".
Ấn bản đầu tiên của cuốn sách “Tâm lý học tội phạm” được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, và đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng.
Giờ đây, với cái nhìn sâu sắc hơn tác giả Stanton E.Samenow đã cung cấp cho độc giả một ấn bản cập nhật hoàn toàn về tác phẩm kinh điển của mình, bao gồm những sự nhận thức mới mẻ về tội ác đang được chú ý ngày nay, từ sự rình rập và bạo lực gia đình đến tội phạm cổ cồn và chính trị khủng bố. Ông đã từng có ba thập kỷ làm việc với tội phạm khẳng định lại lập luận của mình rằng các yếu tố như nghèo đói, ly hôn và bạo lực trên phương tiện truyền thông không gây ra tội phạm. Đúng hơn, như các tài liệu của Samenow ở đây, tất cả tội phạm đều có chung một suy nghĩ đặc biệt - thường thấy rõ trong thời thơ ấu - khác hẳn với suy nghĩ của một công dân có trách nhiệm.
Trong khi các loại tội phạm mới ngày càng phổ biến hơn, hoặc ít nhất là dễ nhìn thấy hơn với công chúng - từ lạm dụng vợ chồng đến các vụ xả súng ở trường học - có rất ít thay đổi về cách tiếp cận của chúng ta đối với tội phạm. Các chương trình phục hồi dựa trên giả định rằng xã hội đổ lỗi cho tội phạm nhiều hơn là tội phạm, một giả định mà mối liên hệ nhân quả vẫn chưa được thiết lập, đã được chứng minh là không đầy đủ. Tội phạm tiếp tục xâm chiếm mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, các tòa án hình sự và nhà tù luôn quá tải, và tỷ lệ tái phạm tiếp tục leo thang.
Tiến sĩ Samenow, một nhà tâm lý học lâm sàng đã bác bỏ một cách hợp pháp những lời giải thích về hành vi tội phạm đổ lỗi cho hoàn cảnh, môi trường (xã hội, gia đình, truyền hình bạo lực,). Ông thường xuyên đưa ra những lời khái quát sâu rộng và không cung cấp gì khác ngoài những trường hợp có thật ủng hộ quan điểm của ông rằng tất cả tội phạm đều vi phạm pháp luật một cách có ý thức và cố ý.
Hiểu biết thông thường về nguyên nhân phạm tội hiện vẫn là kim chỉ nam cho nhiều người vạch ra các chính sách phòng chống tội phạm. Các nhà hoạch định chính sách lãng phí hàng tỷ đô la khi họ ngây thơ tìm cách chống lại hành vi tội phạm bằng cách loại bỏ cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” về môi trường xung quanh.
Điều quan trọng là chúng ta phải biết kẻ phạm tội là ai và làm thế nào và tại sao hắn lại hành động khác với những công dân có trách nhiệm. Từ sự hiểu biết đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý, nhân ái và hiệu quả.
Hai năm sau khi ra trường, thời điểm tôi mới 28 tuổi, trong suốt tháng 1 năm 1971 tôi cùng với Tiến sĩ Samuel Yochelson đảm nhận vai trò chuyên gia tâm lý nghiên cứu lâm sàng trong Chương trình Điều tra Hành vi Tội phạm tại Bệnh viện St. Elizabeths tại Washington, D.C. Khi ấy tôi gần như không nhận ra rằng mình đã bắt đầu con đường sự nghiệp mà bản thân sẽ theo đuổi cho đến tận những năm 70 tuổi. Tiến sĩ Yochelson khởi động chương trình này năm 1961 và đây vẫn là chương trình điều trị nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm dài nhất được thực hiện tại Bắc Mỹ. Khi ông qua đời vào ngày 12 tháng 11 năm 1976, tôi trở thành người kế tục chương trình đột phá này và tiếp tục công việc đánh giá cũng như làm việc với tội phạm, từ những tên trộm cắp vặt cho tới những kẻ đam mê giết người.
Trong nhiều thập kỷ qua, những hiểu biết thông thường phổ biến về hoạt động phạm tội đã coi kẻ phạm tội là nạn nhân của những tác động mà người đó gần như không hoặc không thể kiểm soát được. Hầu như mọi thứ có thể nghĩ tới đều được xác định là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, bao gồm nghèo đói, sự yếu kém trong việc nuôi dạy con cái, áp lực từ bạn bè, bạo lực trên các phương tiện truyền thông và nhiều loại bệnh khác nhau về tinh thần. Tiến sĩ Yochelson và tôi cùng chung quan điểm về giả thuyết tiền đề này khi bắt đầu chương trình. Chúng tôi đã dành hàng nghìn giờ đồng hồ để phỏng vấn những tội phạm và những người khác hiểu rõ về tội phạm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1978. Chúng tôi nhận ra rằng, những cá nhân này không phải do môi trường của họ không may nhào nặn nên và điều này trái ngược với những gì chúng tôi tin tưởng ban đầu. Không có nguyên nhân phạm tội nào được chấp nhận rộng rãi có thể lý giải phù hợp khi xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, những người phạm tội chúng tôi làm việc cùng đã khai thác việc tìm kiếm nguyên nhân của chúng tôi để đưa ra nhiều lời bào chữa hơn cho tội ác của mình. Khi đề cập đến hoạt động điều trị tâm thần trong nhiều tháng, một người đàn ông nói với Tiến sĩ Yochelson trong một khoảnh khắc trải lòng hiếm hoi, “Thưa Tiến sĩ, nếu tôi đưa ra quá nhiều lời bào chữa cho hành vi phạm tội của mình trước khi điều trị tâm thần thì bây giờ tôi đã có thể sở hữu cả một gia tài sau ngần ấy năm”. Khi chúng tôi giúp bản thân thoát khỏi vấn đề tìm kiếm “nguyên nhân của hành vi tội phạm”, chúng tôi có thể nâng cao hiểu biết về cách thức tư duy của tội phạm trong mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như phát triển một quy trình nhằm giúp một số tội phạm thay đổi. Hành vi là sản phẩm của tư duy, và do đó, bất cứ ai hoạch định chính sách hoặc làm việc với người phạm tội đều có trách nhiệm phải hiểu được cách thức tư duy của tội phạm.
Sau khi công việc của chúng tôi tại Bệnh viện St. Elizabeths được giới thiệu trong một phân đoạn của chương trình 60 Minutes trên đài CBS News vào ngày 17 tháng 2 năm 1977, tôi bắt đầu nhận được những lời mời đến trò chuyện với các nhóm chuyên gia về hoạt động cải huấn, sức khỏe tinh thần, công tác xã hội, tư vấn về việc làm dụng các chất, thực thi pháp luật, và bộ máy tư pháp. Những phản hồi từ khán giả có cả những vụ tấn công cá nhân (thậm chí tôi còn bị cáo buộc là gây nguy hiểm) vì tôi không thừa nhận những học thuyết gần như quan trọng nhất về nguyên nhân gây ra hành vi phạm tội, và hơn nữa tôi còn khẳng định sự tồn tại thực sự của “tính cách tội phạm”. Dường như có sự khác biệt về quan điểm giữa những “người theo thuyết ghế bành” rất ít hoặc không có sự liên hệ trực tiếp với tội phạm và những người tương tác hằng ngày với những đối tượng đó. Nhóm thứ hai - cán bộ cải huấn, cố vấn, quan chức thực thi pháp luật, và các nhà tâm lý học - chấp nhận công việc của chúng tôi bởi vì nó phù hợp với những gì họ gặp phải hằng ngày trong công việc và vì nó đưa ra những góc nhìn chuyên sâu giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Ấn bản đầu tiên của cuốn sách Tâm lý học tội phạm được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, hiện đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng.
Bản chất con người không thay đổi, và do đó tư duy tội phạm mà tôi mô tả trong các ấn bản trước của cuốn sách này cũng không thay đổi. Tuy nhiên, một xã hội liên tục thay đổi đã tạo ra những con đường mới để tư duy tội phạm thể hiện vai trò của mình. Ví dụ, hành vi bắt nạt không phải là mới nhưng bắt nạt trên không gian mạng thì lại mới mẻ và nó tạo ra cho những thanh thiếu niên và người trưởng thành có khuynh hướng phạm tội một đấu trường mới rộng lớn hơn, gây ra nhiều đau khổ hơn.
Internet là một phương tiện nhanh chóng và hiệu quả để tiến hành nghiên cứu, mua sắm, lập kế hoạch du lịch và giao tiếp với những người khác. Công nghệ đã mở ra một thế giới tương tự cho tội phạm để chúng có thể tiến hành “nghiên cứu” và thực hiện các kế hoạch. Với Internet, tội phạm có quyền truy cập ngay lập tức để làm những gì chúng vẫn luôn làm - gian lận, lừa đảo, ăn cắp và đe dọa. Tội phạm mạng ngày càng trở thành mối đe dọa đối với các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Những kẻ phạm tội cách xa những nạn nhân hàng ngàn dặm và nằm ngoài phạm vi của các cơ quan thực thi pháp luật vẫn có thể xâm nhập vào các hệ thống máy tính của chính phủ, đánh cắp thông tin cá nhân, ăn cắp mã nhận dạng và tiêu diệt các phần mềm hoặc hồ sơ kinh doanh có giá trị của công ty.
Ấn bản năm 2004 của cuốn sách Tâm lý học tội phạm bao gồm một chương về sự tham gia của tội phạm trong thế giới ma túy. Ấn bản này mở rộng cuộc thảo luận đó để đưa vào tình trạng lạm dụng thuốc kê đơn đáng báo động, việc sản xuất và sử dụng các loại ma túy tổng hợp mới bổ sung thêm vào vấn đề xã hội vốn đã rất nghiêm trọng này. Sản xuất, phân phối và sử dụng ma túy tạo ra những âm mưu phạm tội, cảm giác phấn khích và lợi nhuận về tài chính.
Cùng với việc cung cấp những thông tin chi tiết hơn về các phương thức tư duy và hành động của tội phạm (và ít thông tin hơn về những nguyên nhân được viện dẫn trong hành vi phạm tội), tôi dành một chương cho hai trường hợp, trong đó hai thanh niên có hoàn cảnh rất khác nhau phạm tội giết người. Bạn sẽ thấy rằng, các quá trình tư duy của thanh niên xuất thân từ một gia đình giàu có và thanh niên lớn lên trong một ngôi nhà nội đô hỗn loạn là hoàn toàn giống nhau. Trong toàn bộ cuốn sách này, bạn sẽ thấy được sự giống nhau trong cách thức tư duy giữa những tên tội phạm cổ cồn trắng phạm tội chiếm đoạt hàng triệu đô la và những tên côn đồ đường phố đe dọa một người già bằng dao chỉ để cướp lấy 20 đô la.
Tôi đã bổ sung một chương về vấn đề tình dục trong cuộc đời của kẻ phạm tội. Việc theo đuổi vấn đề tình dục và thực hiện các hành vi phạm tội tình dục gần như không liên quan đến việc thỏa mãn tình dục. Thay vào đó, thông qua hoạt động tình dục, tội phạm thể hiện sức mạnh, nuôi dưỡng bản ngã và khẳng định anh ta là người khó có thể cưỡng lại được. Quan niệm này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được tâm lý của các giáo sĩ, huấn luyện viên, cố vấn và những nhà giáo dục, những người có thể thao túng người khác để lấy lòng tin và sau đó lợi dụng vị trí của họ để dụ dỗ trẻ em trở thành nạn nhân tình dục.
Tội phạm cảm thấy tức giận vì mọi người không đáp ứng được mong đợi của anh ta. Họ không thừa nhận nhận thức của anh ta về bản thân là một người quyền lực, độc nhất và vượt trội. Những gì hầu hết chúng ta cho là những rắc rối thường ngày lại được tội phạm coi như những mối đe dọa đối với sự tự nhận thức về bản thân anh ta. Tôi dành ra một chương để thảo luận về sự tức giận ở một tên tội phạm giống như một căn bệnh ung thư di căn khiến bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì trên con đường của hắn đều có thể trở thành mục tiêu.
Bất kể những tổn thương về thể xác, tình cảm hay tổn thất về tài chính có lớn đến đâu, kẻ phạm tội đều tin rằng anh ta là người tốt. Những cảm xúc ủy mị và sự tàn bạo dã man luôn tồn tại song song trong cùng một cá thể. Một tội phạm hung bạo chia sẻ: “Tôi có thể thay đổi từ trạng thái khóc lóc thành lạnh lùng và ngược lại”. Điều quan trọng là phải hiểu được cách thức một tội phạm củng cố quan điểm tốt đẹp về bản thân khiến anh ta làm một việc tử tế cho ai đó nhưng ngay sau đó lại làm hại người đó. Quan điểm của tội phạm cho rằng bản thân là một người tử tế gây ra một rào cản lớn để thay đổi.
Các chuyên gia sức khỏe tinh thần đã tổng hợp các thông tin nhằm hiểu về thủ phạm của các vụ xả súng hàng loạt và các tội ác kinh hoàng khác. Trong một số trường hợp, những kẻ phạm tội này đã tiếp xúc từ trước đó với các chuyên gia sức khỏe tinh thần, những người cố gắng đánh giá, tìm hiểu và điều trị cho họ một cách vô ích. Tuy nhiên, những tội phạm như vậy rất khéo léo trong việc đánh lừa và không muốn người khác biết họ là ai. Họ thường không tiết lộ ý định thực sự của mình. Mặc dù có thể lý giải các hành vi khó hiểu và cực đoan về bệnh tâm thần, nhưng các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học có trình độ thường không nhận ra rằng họ đang đối phó với kiểu tính cách được mô tả trong cuốn sách này. Bạn sẽ hiểu được nguyên nhân tại sao lại dẫn đến như vậy.
Khi các chuyên gia không thể xác định động cơ phạm tội, họ có thể kết luận rằng, về mặt pháp lý, thủ phạm bị tâm thần, không phân biệt được đúng sai, hoặc hành động mất kiểm soát. Kể từ sau ấn bản năm 2004 của cuốn sách này, tôi làm việc với tư cách là nhân chứng chuyên môn trong các vụ án với những sự biện hộ khó tin. Điều này xảy ra trong phiên tòa xét xử Lee Boyd Malvo, người ít tuổi hơn trong hai tay súng bắn tỉa khét tiếng tại Washington, DC. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, việc tuyên bố trắng án với lý do biện hộ tâm thần rất hiếm gặp, và có lý do chính đáng cho điều này. Tôi sẽ thảo luận về một vụ án trong đó tôi thực sự nhận thấy bị cáo bị tâm thần, một trường hợp rất khác với các trường hợp tâm thần khác mà tôi tham gia.
Cũng có nhiều người cho rằng những người dường như có trách nhiệm và năng lực đánh giá thường bị hoàn cảnh áp lực đẩy họ đến mức “sa lưới” và phạm phải tội hoàn toàn khác biệt. Tôi chưa bao giờ thấy sự chính xác từ lời giải thích này và bạn sẽ hiểu tại sao.
Các hành động khủng bố tại Newtown, Connecticut; Aurora, Colorado; Washington, D.C., Navy Yard; và Cuộc thi Marathon Boston 2013 hẳn vẫn còn hằn sâu trong ký ức nhiều người. Cho dù hành vi giết người xảy ra ở nước ngoài hay trong nước thì một số hoạt động khủng bố nên được xem xét trong bối cảnh những người hiểu được nguyên nhân và sử dụng chúng làm phương tiện để thể hiện tính cách tội phạm đã tồn tại trước đó. Chúng tôi đã đọc những lời khai của nam giới, phụ nữ và những đứa trẻ đang trở nên “cực đoan hóa” về mặt chính trị. Để hiểu đầy đủ những gì thực sự xảy ra trong cuộc sống của họ, việc xem xét tính cách trước đó của những người tự khiến mình bị lôi kéo vào quá trình này sau đó thực hiện hành vi khủng bố là điều hết sức cần thiết.
Một cuộc thảo luận về suy nghĩ và hành vi của phạm nhân khi họ thụ án trong các cơ sở giam giữ và cải huấn sẽ đưa ra một bức tranh sống động về những gì mà nhân viên ở đó phải đối mặt hàng ngày. Ấn bản này giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về thế giới đó, bao gồm cách thức hoạt động của các băng đảng trong các nhà tù, trong đó những thủ lĩnh của chúng không chỉ có tầm ảnh hưởng rộng lớn bên trong nhà tù mà còn cả bên ngoài cơ Sở cải huấn.
Hiểu biết thông thường về nguyên nhân phạm tội hiện vẫn là kim chỉ nam cho nhiều người vạch ra các chính sách phòng chống tội phạm. Các nhà hoạch định chính sách lãng phí hàng tỷ đô la khi họ ngây thơ tìm cách chống lại hành vi tội phạm bằng cách loại bỏ cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” về môi trường xung quanh. Các chương trình sử dụng các phương pháp tiếp cận tâm lý truyền thống vẫn không đem lại hiệu quả. Ví dụ, các chương trình “kiểm soát cơn giận” được sử dụng rộng rãi nhằm giúp người phạm tội thay đổi. Tuy nhiên, những nỗ lực như vậy đều thất bại do chúng thực sự hợp pháp hóa sự tức giận. Tôi sẽ đề xuất một cách tiếp cận thay thế.
Không hề ngạc nhiên khi cuộc tranh luận về những nỗ lực giúp người phạm tội thay đổi vẫn tiếp tục căng thẳng ở Mỹ. Nhiều cơ sở đã áp dụng các khía cạnh của phương pháp mà Tiến sĩ Yochelson và tôi đưa ra cách đây nhiều thập kỷ tại bệnh viện St. Elizabeths. Quá trình này đòi hỏi phải giúp người phạm tội xác định “sai sót” trong suy nghĩ của họ, giải quyết những hậu quả nghiêm trọng do suy nghĩ đó gây ra, sau đó học hỏi và thực hiện các khái niệm mang tính sửa đổi. Với những hạn chế về ngân sách ngày càng tăng, các nguồn lực dành cho các chương trình nhằm thay đổi trong các cơ sở cải huấn tại Mỹ càng trở nên hết sức eo hẹp. Tuy nhiên, một sự thật là hầu hết đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giam giữ hiện nay - trong đó một số ít ngoại lệ là những người đang thi hành án chung thân không được ân xá hoặc tử hình - sẽ được thả ra đường phố Mỹ ở một thời điểm nào đó. Mặc dù một số nhỏ có thể tự thay đổi sau khi ngồi tù nhưng hầu hết sẽ không thay đổi, trong đó nhiều người sẽ bị bắt giam trở lại. Khi tìm hiểu thêm về tư duy tội phạm, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về họ và có thể giúp một số người phạm tội thay đổi để có một cuộc sống có ích và có trách nhiệm.
Mời các bạn đón đọc Tâm Lý Học Tội Phạm Tập 1 của tác giả Stanton E. Samenow.