DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.
***

LỜI CẢM TẠ

Soạn giả thành thực tri ân giáo sư Nguyễn Văn Nha và bác sĩ Trần Quý Nhu. Hai vị thân hữu này đã giúp soạn giả những ý kiến quý báu khi phối hợp tài liệu, tìm những từ ngữ Hán tương đương với từ ngữ Nhật, và đặc biệt việc sử dụng cuốn Thế Giới Đại Bách Khoa Sự Điển bằng tiếng Nhật trong việc truy tìm những nghi vấn, so sánh những nguồn gốc khác nhau về thần thoại Nhật.

Soạn giả thành thật cảm tạ ông Phạm Văn Bông cho thêm ý kiến và gửi thêm tài liệu, cuốn Contes et Légendes du Japon của Félicien Challaye (Fernand Nathan, 1955).

Về những từ ngữ Nhật xin độc giả dọc theo thông lệ sau đây : o = ô (tiếng Việt) ; e = ê ; d = đ ; u = ư ; g = ng.

***

Những truyện thần thoại Nhật thường rất tản mạn, khó sắp xếp thành hệ thống khít khao. Vào đầu thế kỷ thứ VIII xuất hiện hai cuốn : Kojiki (Cổ Sự Ký) và Nihongi (Nhật Bản kỷ). Hai cuốn này được coi như ghi lại những truyện đã có từ trước thế kỷ thứ VIII. Kojiki (Cổ Sự Ký) ra đời vào năm 712 ; còn cuốn Nihongi (Nhật Bản Kỷ), thì vào năm 720. Cả hai đều viết bằng chữ Hán dùng cốt để ghi âm tiếng Nhật và đều có chủ ỷ chứng tỏ rằng về mặt chính trị, văn hóa, những bộ tộc tự xưng là Yamata (Đại Hòa Quốc cư trú trong vùng Kyoto – Osaka hiện nay) hơn tất cả những bộ tộc ở nơi khác 1. Sách ghi chép mô phỏng theo phương pháp của Trung Quốc, rất nhiều sử liệu hay truyện tích cổ thời được phân tích, lý giải theo tư tưởng học thuật Trung Quốc. Gạt bỏ những thiên kiến của tác giả, hai cuốn sách này vẫn là tài liệu lịch sử cổ Nhật Bản và là nguồn chính yếu của thần thoại Nhật Bản.

 

KOJIKI (Cổ Sự Ký)

Còn gọi là Furu oto bumi (Những liên hệ với các sự kiện cổ) được viết vào cuối thế kỷ thứ VII nhưng mãi đến năm 712 mới xuất bản. Đây là tác phẩm cổ nhất hiện có tại Nhật. Công cuộc biên khảo được thực hiện dưới triều vua Temmu (672-686) do sáng kiến của nhà vua vào năm 681. Nhà vua đã ban lệnh sưu tập tài liệu lịch sử các thời trước, ghi chép lại cho khỏi thất lạc. Tương truyền có một nhân vật nhớ việc rất tài trong đoàn Kataribe (Đoàn xướng vịnh) được nhà vua giao phó công việc kể lại cho viên quan chép sử Ono Yasumaro (mất năm 723) ghi. Bài tựa phản ảnh rõ những ý tưởng chịu ảnh hưởng học thuật Trung Quốc đương thời, lấy lịch sử làm nền tảng luân lý soi sáng những hành động thường nhật. Kojiki (Cổ Sự Ký) quả đúng là một tập truyện cổ được lưu truyền hữu dụng cho đời.

3) NIHONGI (Nhật Bản Kỷ)

Cuốn này được xuất bản tám năm sau. Cũng như Cổ Sự Ký Kojiki, cuốn Nhật Bản Kỷ Nihongi này ghi chép lịch sử Nhật từ thời tiền sử cho đến năm 700 (riêng Cổ Sự Ký thì kết thúc vào năm 628). Nhật Bản Kỷ mô phỏng theo lối chép sử Trung Quốc nhiều hơn cuốn Cổ Sự Ký, từ quan niệm âm dương trong truyền kỳ khai thiên lập địa cho đến lối biên niên theo các triều vua Trung Quốc. Thêm nữa mỗi đoạn trong Nhật Bản Kỷ còn nhiều phần phụ đưa ra nhiều lối giải thích, thêu hoa dệt gấm cho câu chuyện thêm linh động và có ghi niên biểu rõ ràng cho đúng khuôn sáo của sử sách Trung Hoa. Thậm chí tác giả đã táo bạo sửa đổi niên biểu các triều vua đầu tiên, do đó chỉ có thể tin cậy vào niên biểu kể từ đầu thế kỷ thứ sáu trở đi.

Ngoài hai cuốn trên còn một số tác phẩm khác nữa cũng góp phần vào công cuộc tìm hiểu thần thoại Nhật, tuy không được dồi dào cho lắm.

4) THỜI HỒNG HOANG

Khởi thủy là một khối bầy nhầy, mờ mịt như một trái trứng khổng lồ chứa sẵn những mầm tự sinh. Rồi từ giữa khối hỗn độn mờ mịt ấy nẩy sinh ra một chồi lau sậy linh thiêng. Chồi lau sậy trở thành đấng thần thông biến hóa, các vị thần phụ thuộc khác cũng lần lượt xuất hiện để rồi cùng tan biến đi. Như thế trải bảy thế hệ thần kỳ, cứ từng đôi anh trai, em gái xuất hiện rồi biến diệt. Đến thế hệ thứ tám thế hệ ngắn ngủi mong manh, nhưng lại cực kỳ quan trọng, lần lượt nam thần anh Izanagi và nữ thần em Izanami ra đời.

5) THIÊN ĐỊA KHAI TỊCH

Theo lệnh truyền của các vị thiên thần kỳ cựu, Izanagi và Izanami cùng tiến qua chiếc cầu nổi nhà trời (ama no uki hashi  thiên phù kiều) lấy cây ngọc mâu linh thiêng khuấy động làn nước nhớt hỗn độn dưới cầu. Khi nước cô đọng dần rồi đặc lại, họ rút cây linh mâu lên, những giọt nước như chất tương muối rớt xuống mặt đại dương kết hợp thành hòn đảo Onogoro (có nghĩa là hòn đảo tự nó đọng lại mà thành). Những con chim hải âu bắt đầu bay lượn nhịp nhàng quanh đảo.

Izanagi và Izanami cùng đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp đó, lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm vui khôn tả. Họ nhớ lời các thiên thần kỳ cựu đã hứa rồi đây sau khi họ đã thành đôi, họ sẽ có những đứa con thật khôi ngô tuấn vĩ.

Izanami ngắm Izanagi, ngắm đôi mắt long lanh của chàng, ngắm mái tóc dài của chàng, ngắm những cánh tay, những bắp chân và cả thân hình lực lưỡng cuồn cuộn bắp thịt của chàng. Trời, sao lại có một thân hình nam giới đẹp đến thế !

Nàng nói trước :

- Chúng ta kết đôi với nhau thành vợ chồng, chàng ưng chăng ?

Đôi bên nhìn nhau say đắm, cái nhìn thuở ban đầu, miệng cùng mỉm cười âu yếm.

Họ thành vợ chồng và đợi sinh hạ được những đứa con khôi ngô dĩnh ngộ như lời các vị thiên thần kỳ cựu đã hứa. Nhưng không, đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng này là một quái vật, một đứa bé mang hình con đỉa lớn (điệt tử). Họ bèn bỏ Bé Đỉa lên một chiếc thuyền bằng sậy thả theo dòng.

Cặp vợ chồng hy vọng ở đứa con kế tiếp, thì đứa con này kinh khủng không kém, mang hình một con sứa khổng lồ bập bềnh như một chiếc đảo bằng bọt biển.

Vô cùng thất vọng Izanagi và Izanami tìm gặp các vị thiên thần kỳ cựu, chất vấn vì sao mà họ không hề sinh hạ những đứa con tuấn vĩ như các vị đã hứa.

Họ được các thiên thần kỳ cựu giải đáp :

- Chính đàn ông phải hỏi xin cưới đàn bà mới đúng với ý trời. Izanami đã xin cưới trước. Đó, vì sao các ngươi đã sinh ra những quái thai.

Izanagi và Izanami cúi đầu nhận lỗi. Họ trở lại đảo. Lần này Izanami tiến lên, e lệ cúi đầu chờ đợi. Izanagi sung sướng và hãnh diện nhìn vẻ đẹp kiều diễm của Izanami.

Chàng cất tiếng hỏi trước :

- Nàng có muốn trở thành vợ ta chăng ?

Nàng mỉm cười ưng thuận. Và lần này họ thành vợ chồng theo đúng như ước nguyện của các thần linh. Và cặp vợ chồng thiên thần trẻ măng này đã sinh hạ những đứa con đẹp làm sao, khôi ngô, tuấn vĩ làm sao ! Đó là những hòn đảo Nhật Bản. Vâng, đó là những hòn đảo Nhật Bản xinh đẹp tuyệt vời với núi, với sông, với rừng thông cao vút, với hoa anh đào đua nở, với người và vật sinh sôi nảy nở phồn thịnh trên đó. Tất cả, vâng tất cả đều là hậu duệ của Izanagi và Izanami.

PHỤ CHÚ : Soạn giả thuật truyện Izanagi và Izanami trên theo bản văn thanh nhã trong Contes et Légendes du Japon của Félicien Challaye. Cũng truyện này, trong Mythologies des Steppes, des Forêts et des Iles của P. Grimal, sát với nguyên bản hơn, như sau :

IZANAGI VÀ IZANAMI THÀNH LỨA ĐÔI

Iganagi và Izanami cùng đặt chân lên hòn đảo mới ấy. Đảo này trở thành trụ trời trung ương (thiên ngự trụ) để xây ngự điện.

Izanagi hỏi cô em gái :

- Thân thể em được cấu tạo bằng cách nào ?

Cô em đáp :

- Mọi bộ phận trên người em đều tăng trưởng trừ một chỗ.

Izanagi tiếp lời :

- Thế ư ? Anh cũng thế, tất cả cơ thể đều nảy nở duy có bộ phận nảy nở hơn hết. Chi bằng lấy chỗ dư thừa của anh lấp vào nơi thiếu sót của em để sinh sản ra nhiều vùng có phải là hay không.

Cô em đáp :

- Quả là chí lý vậy.

Kế đó theo lời đề nghị của một vị thiên thần chủ về Nam tinh cao cả, hai anh em quyết định đi quanh hòn đảo Izanami ca ngợi cái đẹp của thân hình Nam thần mà rằng :

- Trời, sao lại có một thân hình Nam giới đẹp đến thế !

Nam thần Izanagi cũng tán tụng cái đẹp của thân hình nữ giới của cô em gái, nhưng trách ngay nàng đã bồng bột phát biểu trước :

Anh là trai, và trai có quyền phải nói trước. Em là gái mà nói trước như vậy e có điềm chẳng lành. Chúng ta nên đi quanh đảo thêm một vòng nữa.

Nói đoạn hai anh em mỗi người đi một ngả như trước. Lần này khi gặp nhau Izanagi phát biểu trước, sau đó mới đến lượt Izanami cho đúng nghi thức hợp cẩn. Và hai vị thần giao hoan với nhau. Thoạt Nam thần, Nữ thần lúng túng không biết giao hoan với nhau ra sao, sực ngắm đôi chim tích linh trên cành rung cổ vẫy đuôi rồi sáp lại bên nhau, hai thần bèn bắt chước mà làm nghĩa vụ vợ chồng. Do đó sinh ra nhiều đảo mới cùng một số thần linh. Tương truyền trong số thần linh con cái của hai thần có một thần tàn phế ba tuổi không đứng nổi nên lzanagi và Izanami mới đặt tên là Hiruko (Điệt tử : Bé đỉa) bỏ trên chiếc thuyền bằng sậy (lô châu) thả theo dòng sông.

Nữ thần Izanami coi Hoàng Tuyền quốc (địa phủ) sinh ra các vị thần Sông, thần Biển, thần Núi, thần Lửa.

Mời các bạn đón đọc Thần Thoại của tác giả Doãn Quốc Sỹ.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000