DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
***

Bao giờ tôi quên được cái buổi gặp-gỡ cuối cùng của tôi và ông bạn Thiếu-Sơn với thi-sĩ Tản-Đà.

Hôm ấy vào trung tuần tháng Avil năm 1939. Ông bạn Thiếu-Sơn ở trong Nam ra Bắc có việc nhà, đến chơi tôi rồi rủ tôi đi thăm ông Nguyễn khắc-Hiếu, hồi đó đang sống những ngày tàn của một thi-sĩ bị đời quên, ở dưới xóm Bạch-Mai bằng cái nghề đoán vận-mệnh cho người.

Chúng tôi xuống tới nơi, gõ cửa đến một khắc đồng hồ, chẳng thấy một ai thưa, vẫn tưởng giờ này, ông còn ngủ. Hồi lâu mới có một đồng-bào của Tôn-Trung-Sơn hé cửa ra. Thì ra căn nhà của ông trên tường còn hai chữ “TẢN-ĐÀ” kẻ dở hơi đã bị những ông Tàu lánh nạn chiếm mất và nhà thi-sĩ thân yêu của ta đã bị nạn chiến-tranh Trung-Nhật đuổi xuống tận Ngã-tư-Sở được mấy hôm nay rồi.

Chúng tôi lại tìm xuống chỗ ở mới của ông. Ông vui-vẻ tiếp chúng tôi theo thói quen nhưng vẫn còn khách-sáo mà xin lỗi về sự nhà cửa mới dọn còn luộm-thuộm.

Trong cuộc đàm-đạo, ông vẫn tỏ ra một người vui đời, ham sống, thích làm việc, thế mà hơn một tháng sau, ông đã là người thiên-cổ!

“Tôi chẳng còn sống được bao nhiêu nữa, nên bây giờ tôi muốn làm gấp. Thơ văn của tôi rải-rác các nơi còn nhiều, giờ tôi muốn sưu tập lại rồi đem xuất-bản. Tôi có ngỏ ý với các ông ở báo “Ngày nay”, nhưng các ông ấy muốn đem thơ văn của tôi in thành những sách đẹp đắt tiền để người ta bầy làm đồ chơi trong các tủ sách. Cái đó tôi không thích vì tôi muốn thơ văn của tôi được phổ-thông trong đám bình-dân. Sách của tôi sẽ bán rất rẻ cho những ông hàng xén để các ông này đem bán rong phố hay ở các chợ quê như những chuyện Kiều, Nhị-độ-Mai, Phạm-Công Cúc-Hoa, Trê-Cóc chẳng hạn, thế thì mới có ích cho đồng bào chứ. Tôi còn một bồ thơ văn ở trong kia. Chẳng cần nhiều, dá bây giờ tôi chỉ có độ hai trăm bạc thì tháng nào tôi cũng có sách xuất bản. Biết đâu rằng công việc này chẳng làm cho tôi một ngày kia cũng mặc âu-phục như các ông, và cái mộng đi tầu bay lên Bắc-băng-dương chẳng thành ra thực.”

Nói đoạn ông cười ròn-rã rồi vào buồng trong xách ra một cái bồ chứa đầy những cuộn giấy cũ nát vàng khè:

“Đây thuần là những thơ văn chưa hề đăng báo hay in ra sách, xuất-bản được hết kể cũng còn chán.”

Thì ra trong khi quên đời mình, nhà thi-sĩ đã rút hết ruột tằm ra để ru đời, vẫn muốn làm ích cho đời. Cao-thượng thay, tấm lòng thủy-chung ấy!

Song còn một tấm lòng hào-hiệp cũng giúp vào sự lôi kéo thi-sĩ Tản-Đà ra ngoài cái “bể quên” ấy là ông Lê Thanh, tác giả cuốn sách nhỏ mọn này.

Ông Lê thanh không đành tâm để thi-sĩ kéo dài cái mẩu đời vô-vị ở giữa làn không-khí lãnh-đạm của người đời. Ông muốn người ta nhớ đến thi-sĩ, gọi là đem lại một chút an-ủi cho kẻ đã bao năm làm rung động tơ lòng ta. Ông muốn nhắc lại cái công của ông Nguyễn-khắc-Hiếu làm văn viết báo đối với tiền-đồ quốc-văn.

Ngay từ hồi báo “Tin Văn” của tôi còn xuất bản, ông đã làm việc ấy trong thiên khảo cứu “Sóng rợn sông Đà”. Đầu năm nay ông đã định xuất-bản những bài báo đó để gọi là giúp thêm chút đỉnh vào sự sống eo-hẹp của Tản-Đà tiên-sinh, hồi ấy phải dạy Hán văn và quốc-văn bằng cách hàm thụ mà chẳng được các ông học-trò trả học-phí nên lại phải kiêm thêm cả nghề thầy số nữa.

Tiếc thay, công việc chưa xong thì nhà thi-sĩ của ta đã qua đời! Nay ông lại để cho Tản-Đà thư-cục làm tiếp việc ấy.

Trong bài tựa trước, tôi có viết “… Nhưng than ôi! Tiếng đàn vừa rứt dư âm, trái tim người ta vừa thôi hồi-hộp, ấy là người ta đã quên ngay nhà nghệ-sĩ mất rồi! Thói đời như vậy. Biết bao nhiêu văn-sĩ, nghệ-sĩ, thi-sĩ đã nhắm mắt trong cảnh khốn cùng, trước sự thờ-ơ của người đời, để mãi mấy trăm năm sau mới có người nhắc đến!” Thế mà nay ông Tản-Đà lìa bỏ chúng ta chửa bao lâu, cuốn sách này đã ra đời để đánh dấu lấy cái bước đã qua của ông trên đường văn-học và để gợi mãi mãi trong trí nhớ của người đời cái bóng của một con họa-mi vừa lướt qua, sau khi đã kêu hót đến rã-rời, thì tác-giả thiên khảo cứu này lại thêm có chút công với nền quốc văn hiện lúc này đang ở trong một cơn khủng-hoảng đáng sợ.

Tập “Thi sĩ Tản-Đà” này, bởi sự nghiên-cứu có phương-pháp và sự phê-bình xác lý, sẽ đem lại cho người đọc một cái hứng thú vô song là mãi mãi sống với một Thi-sĩ Tản-Đà có trái tim bị phân tích. Đọc nó, ta sẽ hiểu Tản-Đà hơn, ta sẽ thấy yêu nhà thi-sĩ của ái-tình lý-tưởng, ta sẽ thấy mờ hết cái hình-ảnh xấu-xí của một Tản-Đà đã bị đem ra chế-diễu trên những tờ báo khôi-hài.

Hanoi, ngày 4 Aout 1939

THÁI-PHỈ


Mời các bạn đón đọc Thi sĩ Tản Đà của tác giả Lê Thanh.

Giá bìa 39.000

Giá bán

31.000

Tiết kiệm
8.000(21%)
Giá bìa 39.000

Giá bán

31.000

Tiết kiệm
8.000(21%)