cách nhìn nhận của nhân vật chính. Nếu là độc giả ở tầm tuổi tứ tuần hoặc đầu ngũ tuần thì dù có hơi muộn một chút cũng hãy tập trung vào việc phải lựa chọn những phương pháp nào để bù đắp lại thời gian đã mất.
Cuốn sách này không thể cho bạn mọi đáp án cho mọi vấn đề. Nhưng các tác giả đã biên tập cuốn sách này để truyền đạt hiểu biết cho các độc giả, để các độc giả không bỏ bê tuổi già của mình, nâng cao ý thức về sự chuẩn bị cho tuổi già, và để chỉ ra phương hướng chuẩn bị cho tuổi già của các bạn.
***
Chúng tôi hi vong cuốn sách này đã trở thành ngọn hải đăng soi sáng đường khi độc giả hướng ra biển lớn cuộc đời.
Cuối cùng chúng tôi muốn yêu cầu độc giả "hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, ngay lúc này!".
Hãy vận động ngay khi bạn đóng cuốn sách này lại. Cuốn sách này không phải là để nuôi dưỡng tâm hồn hay triết lý sâu sắc mà để chỉ ra hướng đi cho độc giả. Nếu đọc cuốn sách này mà thấy sởn gai ốc hay đầu gật gù thì hãy dù chỉ là một ngày cũng hãy nhanh chóng chuyển theo hướng đó.
Khi biên tập cuốn sách chúng tôi đã rất chú tâm đến những phần như làm sao để độc giả dễ dàng đón nhận câu chuyện về sách chuẩn bị cho tuổi già, làm thế nào để có thể cảm nhận được bằng xúc giác vấn đề tuổi già trong tương lai xa không phải là vấn đề trước mắt, phương hướng thật sự mang lại lợi ích cho độc giả là gì? Thông qua cuốn sách này phải mang lại lợi ích đến đâu? …
Ba tác giả cùng nhau làm việc trong vòng một năm và viết ra những lời này không phải là dễ nhưng chúng tôi thấy tự hào ở chỗ đã thu thập ý kiến, suy nghĩ của rất nhiều nhà chuyên môn chứ không chỉ đơn thuần là suy nghĩ của một cá nhân.
Và chúng tôi rất mong muốn cuộc sống hiện tại và tuổi già của độc giả sẽ trở nên sung túc, tươi đẹp hơn.
***
Nếu nâng cao tỉ lệ lợi nhuận, bạn sẽ thấy đáp án cho tuổi già
“Mình ơi…, mình. Mình dậy đi, đã 7 giờ rồi.”
“Ừ… đã 7 giờ rồi à?”
“Mình mau dậy rồi rửa mặt đi. Bữa sáng em đã chuẩn bị xong rồi.”
“Được rồi… Anh dậy ngay đây!”
Không còn cách nào khác, Kim Min Seok phải bước ra khỏi giường. Ánh nắng mùa xuân đã in dài trên nền tường trong phòng thông qua cánh cửa sổ.
“Hai…a!”
Sau khi vươn vai, anh kéo chăn ra và bắt đầu bước xuống dưới. Ngày cuối tuần không được nghỉ vì tìm kiếm thông tin trên mạng liên quan đến đối sách trù bị cho tuổi già nên giờ người anh uể oải và nặng nề. Điều chỉnh nhiệt độ bình nóng lạnh cho phù hợp và đứng dưới làn nước ấm, anh có cảm giác mệt mỏi dường như tan biến. Anh ăn qua loa rồi mặc quần áo và đi xuống bãi đỗ xe, cho chìa khóa vào ổ và anh đột nhiên nghĩ “không hiểu chiếc xe này có phải là quái vật ăn tiền không nhỉ?”
“Tiền trả góp hàng tháng tính ra chỉ 600 nghìn won… nhưng còn tiền xăng hàng tháng ít ra cũng 300 nghìn, tiền bảo hiểm, tiền bảo dưỡng rồi tiền thuế, tổng cộng cả tháng cũng hết gần 4,5 triệu won… thể nào cũng phải “chào tạm biệt” với mày thôi.”
“Vâng, tôi là Kim Min Seok, trưởng phòng kế hoạch và tài chính đây.”
“Min Seok à, tớ là Un Woo đây. Lâu rồi bọn mình không gặp nhau. Tối nay hai đứa làm chén chứ?”
“Được chứ. Cậu không rủ thì tớ cũng đang thèm rượu đây.”
Sau khi ăn cơm trưa xong, rồi lại vùi đầu vào mạng, Kim Min Seok không thể không vui mừng trước cuộc gọi điện của Jang Un Woo. Nhìn bộ dạng của mình trong giấc mơ mà Tiên ông đã chỉ cho, anh lại càng ghen tị hơn với cuộc sống của Jang Un Woo khi đó, anh cũng mơ ước rằng mình sẽ có cuộc sống như thế. Hiện tại, Jang Un Woo đang làm việc với vai trò tư vấn tại trung tâm PB của ngân hàng nên cứ khi nào gặp là Jang Un Woo lại bàn bạc sôi nổi nào là về ký quỹ, bất động sản hoặc gửi tiền tiết kiệm. Bình thường, Kim Min Seok luôn cảm thấy bất mãn bởi chỉ vì Jang Un Woo mà làm mất không khí của tiệc rượu, nhưng lần này thì hoàn toàn khác.
Đến hơi muộn một chút, ngay từ ngoài cửa, Kim Min Seok đã nhận ra Chei Kyoeng Won - người đang ngồi trong bàn ăn, vừa nướng thịt vừa nâng chén rượu. Đó đúng là người bạn cấp ba của anh, hiện đang làm việc tại một công ty bảo hiểm.
Sau khi nói với nhau về hiện trạng của mình, chén đi chén lại, Kim Min Seok bắt đầu thổ lộ những băn khoăn của mình.
“Này, các cậu đang chuẩn bị thế nào cho tuổi già của mình?”
Jang Un Woo và Chei Kyoeng Won đều trợn tròn mắt ngạc nhiên trước câu hỏi khác hẳn tính cách của Kim Min Seok thường ngày. Hai người ngạc nhiên như thể ngày mai mặt trời sẽ mọc ở đằng tây, còn Kim Min Seok chẳng có biểu hiện gì cả, mà chỉ dốc chén lên uống tiếp. Jang Un Woo bắt đầu hỏi trước:
“Nếu là Kyoeng Won và mình thì đương nhiên việc trù bị cho tuổi già đã được bắt đầu từ lâu rồi. Ngay sau khi vào ngân hàng, ngoài khoản tiền tiết kiệm, mình còn tham gia vào một sản phẩm bảo hiểm niên kim, cũng được khoảng gần 10 năm rồi. Cách đây không lâu, mình tăng thời gian bảo hiểm lên 20 năm và còn tiết kiệm một khoảng riêng vào quỹ tiết kiệm… Kyoeng Won à, cậu cũng làm vậy đúng không?”
“Ừ. Trước khi vào làm tại công ty bảo hiểm mình cũng đã tham gia vào bảo hiểm niên kim. Rồi sau khi vào làm tại công ty, mình cũng tham gia vào bảo hiểm niên kim và bảo hiểm niên kim khả biến(1). Min Seok thì sao? Cậu cũng làm như mình chứ?”
“Thì ra là vậy… Các cậu đều có chuẩn bị trước cả rồi. Nhưng sao lại chỉ có mình thế nhỉ. Mình không hề suy nghĩ gì về vấn đề này cả cho đến bây giờ…”
Kim Min Seok định kể cho Jang Un Woo nghe câu chuyện của Tiên ông và tương lai mà mình được nhìn thấy, nhưng anh lại thôi.
“Mình cũng thử tìm cách này cách nọ, nhưng chưa có đáp án.”
Nhìn xuống chén rượu, Kim Min Seok tiếp tục câu chuyện:
“Hiện giờ thu nhập của mình và vợ mỗi tháng khoảng 5,8 triệu won, nếu trừ các khoản như: chi phí sinh hoạt, lãi suất trả vay mua nhà, tiền trả góp mua xe, rồi các chi phí khác… thì để dành được khoảng 620 nghìn won… Có nghĩa là hai vợ chồng mình tiêu gần hết số tiền kiếm được. Vì vậy, cuối tuần vừa rồi mình và vợ ngồi bàn bạc với nhau sẽ điều chỉnh lại chi tiêu. Nếu làm vậy thì hàng tháng nhà mình sẽ tiết kiệm được khoảng 1,79 triệu won. Nếu nhà mình cứ duy trì được mức tiết kiệm này thì chắc là không có vấn đề gì lớn… Vấn đề ở đây là sau 5 năm nữa, vợ mình sẽ phải nghỉ việc. Rồi chuyện học phí của con cái, và khi vợ mình nghỉ làm, thì số tiền tiết kiệm lúc này chỉ còn được 500 nghìn won. Nếu cứ tiếp tục tiết kiệm với mức đó thì đáp án cho tuổi già chẳng có gì khá khẩm hơn. Nhà cũng phải mở rộng hơn, tiền học cho con đầu, rồi đứa thứ hai sắp ra đời nữa, lại còn phải tiết kiệm cho cuộc sống về già sau này, rồi còn trù bị tiền vốn để tiết kiệm hoặc đầu tư… Nếu thử chia 150 nghìn won thì một năm sẽ là 1,8 triệu won, 10 năm sau tính cả tiền lãi tiết kiệm cũng chỉ được 20 triệu won đúng không? Với 20 triệu won thì không thể mơ đến việc chuyển nhà được… phải tiết kiệm 20 triệu won trong 10 năm thì tiền học của con cái hàng tháng mấy trăm nghìn won cũng còn chưa đủ nữa…Vấn đề quan trọng nhất là mỗi tháng mình phải để ra được 150 nghìn won thì sau 25 năm nữa cũng chỉ được 68 triệu won mà thôi. Tuổi già của mình có vẻ mờ mịt quá. Mình cố vắt óc nghĩ thế nào cũng không thấy đáp án. Chẳng có đáp án gì cả!”
...
Mời các bạn đón đọc
Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 Tập 1 của các tác giả
Choi Pyong Hee & Go Deuk Seong & Jeong Seong Jin.