DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Tiết Học Của Ác Quỷ Tập 1 của tác giả Kishi Yusuke & Linh Hoàng (dịch).

Tiết học của ác quỷ” là cuốn tiểu thuyết kinh dị - giật gân khai thác đề tài học đường và các vấn nạn cấp bách chưa bao giờ nguội ở Nhật Bản xoay quanh nhân vật chính là Hasumi, giáo viên tiếng Anh kiêm chủ nhiệm lớp ở một trường cấp ba đang nổi cộm nhiều vấn đề.

Một trường học quy tụ:

Một giáo viên tiếng Anh kiêm chủ nhiệm lớp đẹp trai, năng nổ và được mọi người yêu quý. Nhưng trong khi nữ sinh toàn trường vây quanh với bao ái mộ, có một nữ sinh duy nhất luôn để lòng cảnh giác và không bao giờ đến gần giáo viên này.

Một hiệu trưởng tồn tại qua những quyết định mang tính văn bản nhưng có một bí mật kinh khủng mà chỉ có giáo viên dạy toán biết rõ.

Một hiệu phó tất tả ngược xuôi, gần như là người chịu trách nhiệm phần lớn về trường học trong khi lẽ ra đó là phần việc của hiệu trưởng.

Một giáo viên Toán lúc nào cũng lầm lì, lên lớp không hiệu quả, luôn bị đám học sinh quậy phá chơi khăm trong bất lực. Ở một trường học bình thường, kiểu giáo viên thế này dễ đã bị đuổi việc. Mọi người đồn rằng, chính giáo viên dạy Toán nắm giữ một bí mật nào đó của hiệu trưởng nên mới có thể ngày ngày vẫn lên lớp ở đây. Còn những đồn đoán về bệnh tâm thần, chứng trầm cảm trong quá khứ của giáo viên này và một truyền thuyết kỳ dị rằng, chỉ khi số học sinh bị điểm kém môn Toán đạt tới một giới hạn nhất định nào đó, sẽ có một điều kinh khủng xảy ra trong trường học này.

Một nữ y tá chăm sóc sức khoẻ cho giáo viên và học sinh toàn trường đầy gợi cảm và quyến rũ.

Một thầy giáo dạy mỹ thuật ngày ngày lên lớp chỉ vì đam mê trong khi gia đình quá đủ giàu có để mỗi ngày đi một kiểu xe hơi khác nhau tuỳ thích. Và, giáo viên này đặc biệt quan tâm tới các bức vẽ của học sinh để tìm ra thiên hướng tính dục của từng người, chỉ vì nghiên cứu hội hoạ ư?

Một nữ sinh là hoa khôi của trường, đem lòng yêu thầm giáo viên nọ nhưng lại cam chịu để giáo viên kia lạm dụng. Cho đến một ngày, cô bé được giải thoát khỏi người này lại rơi vào vòng vây của người kia…

Và nữ sinh đặc biệt nhất, người luôn mang cảnh giác với 4 vị giáo viên trong trường, người cảm nhận được rất rõ mọi chút bất an nào đó sắp xảy ra. Dù cô bé có trực giác mạnh tới đâu cũng không đấu lại được với những kẻ thủ ác quỷ quyệt.

Còn nhiều hơn thế nữa, mỗi nhân vật đều mang theo một bí mật, một góc tối không ai ngờ tới…

Chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trong một ngôi trường phủ đầy bóng tối này?

Làm sao để ngăn chặn các vấn nạn học đường? Làm sao để chống lại cái ác? Và con người, khi dục vọng cá nhân lên đến đỉnh điểm, có thể trở nên ác quỷ đến mức nào?

Lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu, từ Goethe với “Nỗi đau của chàng Werther” và “Vở Opera ba xu” của Bertolt Brecht, Kishi Yusuke đã viết nên câu chuyện kinh dị - giật gân đầy ám ảnh, phản ánh mặt tối trong bản chất con người bằng cách miêu tả chân thực dục vọng cá nhân, sự ghê rợn được đánh thức từ những cơn điên cuồng...

“Tiết học của ác quỷ” (tên gốc là あくきょてん, tên tiếng Anh là “Lesson of the Evil”) đã được đạo diễn Miike Takashi chuyển thể thành phim cùng tên, phát hành năm 2012.     

Về tác giả KISHI YUSUKE:

KISHI YUSUKE sinh năm 1959 ở Osaka, là tiểu thuyết gia Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kyoto chuyên ngành Kinh tế, ông làm việc ở một công ty bảo hiểm nhân thọ cho tới năm 30 tuổi. Sau đó Kishi thôi việc, sống bằng tiền tiết kiệm và bắt đầu sự nghiệp viết lách với tư cách nhà văn tự do.

Hầu hết các tác phẩm của ông tập trung phản ánh mặt tối trong bản chất con người, miêu tả dục vọng cá nhân và sự ghê rợn được đánh thức từ những cơn điên cuồng.

Ông đã từng đoạt giải thưởng của Hiệp hội Tiểu thuyết Kinh dị Nhật Bản, giữ vị trí tác giả có sách bán chạy nhất ở Nhật Bản với hàng loạt tác phẩm được chuyển thể thành phim.

Ông là thành viên Hội nhà văn Trinh thám Nhật Bản và Câu lạc bộ Nhà văn Trinh thám Honkaku.

Các tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam như: Mê cung đỏ, Từ tân thế giới, Nhà đen, Tiết học của ác quỷ

***

REVIEW “TIẾT HỌC CỦA ÁC QUỶ”, HASUMI VÀ NGOẠI LỆ CỦA TÔI
#KishiYusuke #TiếtHọcCủaÁcQuỷ
✍️ Tác giả bài viết: Lý Uyên
(Ad comment: Tác giả bài viết hẳn đã rất trằn trọc với nhiều câu hỏi vì sao sau khi đọc xong bộ sách này. Vì bài viết khá dài nên ad chỉ xin lược trích và cắt bớt một số đoạn đỡ spoil mọi người :"D )
--------
(dù có 1 phần trùng suy nghĩ với bạn Đặng Hồng Như và tôi định ko viết gì sau khi đọc bài viết của bạn ấy nhưng ko viết ra thì thấy khó chịu nên tôi phải tự giải phóng mình trước đã ? )
“Tiết học của ác quỷ”, một cuốn kinh dị giật gân nhưng cứ khiến tôi nghĩ mãi về nó, vì cuốn sách gợi tôi nhớ đến một khẳng định của Tuân Tử và phổ biến hơn, là một kiểu phản anh hùng như Quang minh tả sứ Dương Tiêu rồi sau cùng là những suy nghĩ về thiện và ác trong văn học. Nếu tính theo gu đọc, thì kinh dị giật gân không phải là kiểu tôi thích đọc và thường đọc. Nhưng sách nào đã lỡ mua thì tôi sẽ đọc và chỉ im lặng bỏ qua nếu nó ko đọng lại gì trong đầu cũng như ko chút ấn tượng nào. Bài viết này có phân tích nên sẽ có spoil. Nếu bạn ko muốn bị spoil thì có thể dừng đọc tại đây :”3
.
.
.
.
.
.
.
Trước hết, “Tiết học của ác quỷ” là cuốn tiểu thuyết khai thác đề tài học đường với các nạn bắt nạt – bạo lực học đường, gian lận thi cử, lạm dụng học sinh và thậm chí là cả… giết người. Một cuốn tiểu thuyết trần trụi về cái ác, về bộ mặt kinh khủng nhất mà con người có thể có khi đối diện dục vọng cá nhân.
Nhân vật chính, một nam giáo viên đẹp trai và hiểu sâu biết rộng, uhm, ban đầu (điều quan trọng cần mở ngoặc để nhấn mạnh: BAN ĐẦU), tôi hơi thích hắn, vì hắn khiến tôi nhớ đến những gã như Dương Tiêu, mang bóng dáng tà đạo hắc ám nhưng chính là đang thanh trừng những mụn nhọt của xã hội. Và bên cạnh đó, cách hắn giải quyết vấn đề khiến tôi nhớ đến một nhà tư tưởng nổi tiếng là Tuân Tử.
Tuân Tử (316 - 237TCN) là một học trò Nho gia và cũng là nhà tư tưởng của Trung Hoa ở thời Chiến Quốc. Nếu Khổng Tử chủ đạo tư tưởng của Nhân, Mạnh Tử đề cao tư tưởng của Nghĩa thì Tuân Tử xem trọng Trí – đúng là đúng, sai là sai, không có sự chen vào của cảm xúc và mọi nhận định được chi phối hoàn toàn bằng lý trí. Nếu Khổng Tử khẳng định rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện” và Mạnh Tử kế thừa từ đó thì Tuân Tử lại khẳng định ngược lại với thầy của mình, “Nhân chi sơ tính bản ác” – Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã – có thể hiểu là “Bản tính của người là ác, những điều thiện đều là do người tự đặt ra”.
Quang minh tả sứ Dương Tiêu, 1 nhân vật trong truyện của Kim Dung, cụ thể là trong Ỷ thiên đồ long ký. Dương Tiêu là Quang minh tả sứ của Minh giáo. Xét trong Minh giáo lúc đó, Dương Tiêu chỉ đứng sau giáo chủ là Dương Đỉnh Thiên. Nhưng trong mắt võ lâm “danh môn chính phái” thì Minh giáo là tà đạo. Vì thế, Dương Tiêu dù soái ca bao ngầu hào hoa phong lưu được nhiều nữ nhân mến mộ nhưng trong mắt Diệt Tuyệt sư thái của Nga My phái thì gã là “cẩu dâm tặc”, (tất nhiên là còn vì lý do Dương Tiêu đã bắt đi Kỷ Hiểu Phù rồi khiến nàng ta mê mẩn yêu gã, thà trái lệnh sư phụ, chịu chết chứ ko đi giết gã).
1. Hasumi có bóng dáng Dương Tiêu và Hasumi là minh chứng của tư tưởng Tuân Tử hay Kishi là học trò của Tuân Tử?
Hasumi có bóng dáng Dương Tiêu, rõ ràng thế: Đẹp trai, tài giỏi, hào hoa phong nhã, võ công cao cường, am hiểu mọi thứ, nữ nhân hễ nhìn thấy thì ko khỏi đem lòng mến mộ và hắn mang bóng dáng của tà đạo hắc ám. (Nhưng xét cho cùng, ít ra Dương Tiêu còn biết khóc và biết cảm động, còn Hasumi thì ko. Vì điểm này, sau cùng, tôi đã ko thích Hasumi như ban đầu nữa và chuyển qua xem hắn là một nhân vật thú vị trong tuyến truyện). Kishi dùng ngôi thứ 3 để kể chuyện, gọi Hasumi là hắn, một chút gợn gợn hoàn toàn khác với cảm giác khi ngôi thứ 3 kể chuyện gọi nhân vật nam là “anh”, “chàng”, “ông”. Đương nhiên, đó chưa phải là tất cả, khi ta vẫn gặp những tác phẩm dù gọi nhân vật là gã, hắn, y nhưng lại rất trìu mến. Đọc tiếp cuốn sách, mới vỡ lẽ, gọi “hắn” và cái gợn gợn ban đầu quả nhiên ko sai một chút nào. Xen kẽ từ đây, thông qua cách giải quyết vấn đề của Hasumi, chỉ có một chữ “trí” chứ không có “nhân” hay “nghĩa” nào chen ngang (nghe có vẻ Hasumi rất giống đệ tử của Tuân Tử phần nào)
[...]
Tôi cho rằng những cách xử lý này cực đoan quá, lẽ ra đã có thể xử lý bằng cách khác đầy tính nhân văn hơn mà vẫn hiệu quả nhưng nếu thế thì ko phải là Hasumi, càng ko phải là dấu chấm hỏi to đùng mà Kishi đặt ra trong đầu tôi.
Cho tới khi lý lịch thật sự của Hasumi dần được hé lộ, ko đợi tới khi trưởng thành hắn mới là kẻ ra tay với người khác ko chần chừ, hắn vốn dĩ đã có thể làm điều ác ngay từ khi còn nhỏ tuổi, một cậu bé có thể giết người một cách lạnh lùng và tinh tường che giấu tội lỗi bằng trí thông minh thiên tài của mình, thật sự rất đáng sợ, chính là: nhân chi sơ, tính bản ác – một khẳng định mà Tuân Tử đã đưa ra hơn 2000 năm trước. Dù bố mẹ Hasumi rất yêu thương hắn, người thân họ hàng chăm sóc hắn tinh tế và chu đáo sau cái chết của bố mẹ hắn nhưng bản chất tính ác của hắn vẫn ko thay đổi – chính là minh chứng rõ ràng cho quan điểm của Tuân Tử “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã”. Hắn vừa là kẻ vô nhân tính (ko có sự đồng cảm với nỗi đau của người khác) nhưng lại là hiện thân cho “sinh lý” và “bạo lực” của con người, vậy rõ ràng hắn là mặt đối lập của những gì vẫn hiện ra đẹp đẽ hằng ngày, là một mặt đối lập hoàn hảo của ánh sáng, đó là bóng tối. Mấy ai trong số chúng ta có thể can đảm đối diện mặt đối lập của bất cứ ai?
Để tạo nên một nhân vật như Hasumi, một mặt đối lập hoàn hảo của ánh sáng, một sự độc chiếm của “trí”, không dành chỗ cho “nhân” hay “nghĩa” như một cú tát mạnh vào mặt độc giả, một tập thể trong lành có trên có dưới phải chịu sự quản thúc của Hasumi, nằm trong sự kiểm soát của Hasumi, Kishi hẳn là học trò của Tuân Tử chăng?
2. Tính thiện và ác trong tác phẩm
(tôi ko khẳng định là những gì tôi đang nghĩ có đúng như Kishi băn khoăn khi hình thành nên ý tưởng viết nên tác phẩm này hay không ? ).
[...]
Quay lại nội dung đã đề cập ở phần 1, tôi tự hỏi, liệu có phải Kishi đã cảm thấy quá nhàm chán trong việc nhà văn là phải sáng tạo ra một thế giới mà nơi đó, dù thế nào, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Trong khi, hiện thực cuộc sống luôn trần trụi và tàn nhẫn. Ko phải lúc nào thiện cũng chiến thắng ác, đơn giản là cái nào mạnh hơn thì cái đó chiến thắng. Khi cái thiện vừa mong manh yếu đuối lại đứng trước cái ác dữ dội thì cuộc chiến rõ ràng quá lệch sức. (Nhưng, đó cũng chính là thời điểm hai mặt đối lập tôn vinh nhau, làm nổi bật nhau mà tôi sẽ nói nhiều hơn ở đoạn cuối). Nếu cứ đọc mãi cổ tích, luôn là những câu chuyện thiện thắng ác hay chính tà phân minh, e rằng rời trang sách, người đọc sẽ thấy cuộc sống này thật khó khăn.
Và liệu có phải Kishi cho rằng, trước cái ác, chỉ có dùng cái ác và sự lạnh lùng mới giải quyết được triệt để và đó là một cái giá xứng đáng. Vì thế, cần phải ra 1 đòn kết thúc để chấm dứt những thứ nham nhở bẩn tưởi kia, để tái thiết lập 1 thế giới mới với trật tự mới. Nghĩ đến đây, tôi chợt nhớ đến một người bạn của mình, một người rất đỗi mong manh mà sau mỗi lần đọc được bản tin về nạn chặt phá rừng dẫn đến lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho con người, rồi những câu chuyện về sự tàn nhẫn giữa người với người chỉ vì danh lợi, dục vọng cá nhân, đã từng thốt lên rằng: Chỉ mong xảy ra một trận đại hồng thủy để loài người này biến mất hoàn toàn, nhấn chìm hết tất cả dối gian, lừa lọc, xấu xa trên thế giới này để trái đất được thiết lập lại, bắt đầu lại với một trật tự mới.
Có khi nào Kishi cũng nghĩ như thế, nên mới tạo ra một Hasumi như thế? Sự cực đoan đó của nhà văn, có tiền đề chứ, đó là cơn đại hồng thủy trong truyền thuyết, là sự trừng phạt của Thiên Chúa bởi sự suy đồi đạo đức của loài người. Và ko phải vô cớ mà Kishi để cho nhân vật của mình thốt lên: Tôi làm thế vì được thần linh mách bảo. Có khi nào, Hasumi là cơn đại hồng thủy mà Chúa phái xuống?
Nhưng, hơn thế, Kishi ko cho Hasumi đắc ý. Tôi đồ rằng Kishi cố tình tạo ra một bóng tối dày đặc để chính tại đó, khi tưởng chừng ko còn chút le lói hi vọng nào cho những điều tốt đẹp thì ngược lại, chính trong lúc cái ác hiện hữu, mới thấy cái thiện thực sự tồn tại và mang dáng hình như thế nào. Giống như ánh đèn pin chỉ hữu dụng khi soi vào đêm tối.
[...]
Nếu Kishi thực sự muốn đề cao cái ác, Kishi đã ko để cho Reika cùng bạn thân của cô bé và Miya còn sống.
Chỉ đơn giản là, có những hiện thực trần trụi, có những sự thật ghê tởm về con người khi dục vọng cá nhân nổi lên, mà chúng ta nên học cách đối diện dần, để chấp nhận rằng đó là cuộc sống. Để khi rời trang sách, chúng ta ko bị vỡ mộng. Kishi chính là đang thẳng tay tát vào mặt độc giả, uhm, kiểu: Tỉnh lại đi, đây là hiện thực. Chúng ta đều phải chiến đấu mỗi ngày.
Và liệu có phải, Kishi tạo ra Hasumi thanh trừng tất cả để thiết lập thế giới mới giống như Thiên Chúa tạo ra đại hồng thủy?
Nếu quen với những nội dung nhẹ nhàng giản đơn hoặc hướng đọc thiên về thiện lành đẹp đẽ như tôi, hẳn bạn sẽ có 1 chút sang chấn khi đọc cuốn sách này. Tôi đã qua cơn sang chấn rồi đến đoạn suy ngẫm. Và bây giờ thì tôi đã nhận ra một số điều thú vị trong cách xây dựng nhân vật và cốt truyện của Kishi.
Tôi thường đọc sách trong hoài nghi và chất vấn, bởi sách cũng chỉ là quan điểm chủ quan của tác giả, nếu đọc sách ko tỉnh táo để thoát khỏi nó và có một cái nhìn bao quát hơn, tôi sẽ bị lệ thuộc vào quan điểm chủ quan của tác giả và khó tìm ra chân lý cho riêng mình :"D

Mời các bạn tải đọc sách Tiết Học Của Ác Quỷ của tác giả Kishi Yusuke & Linh Hoàng (dịch).

Mọi người cũng tìm kiếm

Tiết Học Của Ác Quỷ pdf

Tiết Học Của Ác Quỷ phim

Tiết học Của Ác Quỷ ebook

Giá bìa 146.000

Giá bán

116.800

Tiết kiệm
29.200 (20%)
Giá bìa 146.000

Giá bán

116.800

Tiết kiệm
29.200 (20%)