Trong ngày toàn thắng vĩ đại 30 tháng 4 nǎm 1975 kết thúc quá trình phấn đấu lâu dài của dân tộc có phần hy sinh đóng góp thầm lặng của những chiến sĩ tình báo. Mặt trận mà họ chiến đấu hầu hết không nổ súng, lại là nơi thử thách nghiêm khắc nhất bộ thần kinh cùng các đòi hỏi cao lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhạy bén.
Ván bài lật ngửa phản ánh một trong vô số khía cạnh phong phú của cuộc đấu tranh giữa một thời điểm hết sức tế nhị của đất nước: sau hiệp định Genève. Câu chuyện có diễn biến nhanh, cách viết thông minh, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo, Ván bài lật ngửa vừa tái hiện một cách sống động lịch sử, đồng thời mang lịch sử đến với người đọc một cách tinh tế, chân thực, gần gũi.
Với Ván bài lật ngửa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý không chỉ mô tả lịch sử “chính thống” ở cái bề nổi của nó, mà đi sâu khám phá cuộc sống muôn vẻ, sinh động diễn tiến bên dưới, cho chúng ta một cái nhìn bao quát mà chi tiết về cuộc đấu tranh ngầm nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, góp phần làm nên thắng lợi chung.
Tiểu thuyết
Ván bài lật ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) ban đầu có tên là
Giữa biển giáo rừng gươm. Tác phẩm được Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM chuyển thể thành phim đen trắng với tên
Ván bài lật ngửa. Năm 1986, chính tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý viết lại tiểu thuyết từ kịch bản phim. Do bộ phim quá thành công nên nhà văn lấy luôn tên tác phẩm văn học là
Ván bài lật ngửa.
Tiểu thuyết kể về nhân vật có thật - anh hùng Phạm Ngọc Thảo, với biệt danh "Chín T". Trong ảnh là tình báo viên Phạm Ngọc Thảo do phóng viên tạp chí
Life ghi lại.
Với tác phẩm văn học, nhờ cách viết lôi cuốn, cách xây dựng tình tiết thông minh, lời thoại sắc sảo, nhất là sau thành công của phim, sách
Ván bài lật ngửa vẫn được tái bản, tiếp tục chinh phục thế hệ độc giả mới.