Vợ Già Chồng Trẻ |
|
Tác giả | Hồ Biểu Chánh |
Bộ sách | |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 |
Lượt xem | 842 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 Audiobook Sách Nói mp3 full Hồ Biểu Chánh Quỳnh Như Tiểu Thuyết Văn học Việt nam Văn học phương Đông |
Nguồn | Quỳnh Như |
Tóm tắt:
"Vợ Già Chồng Trẻ" của Hồ Biểu Chánh là một câu chuyện tình yêu và nghĩa tình đậm chất miền Tây Nam Bộ. Câu chuyện bắt đầu với cô Xuyến, một người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong cuộc hôn nhân với chồng là Hai Túc. Sau khi Hai Túc qua đời, cô Xuyến dự định sống một mình, nhưng Giao, một chàng trai trẻ hơn cô 11 tuổi, vẫn kiên định theo đuổi tình yêu với cô. Cả hai quyết định tiến tới hôn nhân và sống hạnh phúc bên nhau dù không có con.
Tuy nhiên, theo thời gian, cô Xuyến ngày càng già đi, trong khi Giao lại tìm đến cô Lựu để tìm kiếm niềm vui mới. Tin đồn về mối quan hệ của Giao với cô Lựu đến tai cô Xuyến, khiến cô đau lòng. Con gái của cô Xuyến, cô Tý, can thiệp và yêu cầu Giao phải chọn giữa mẹ mình và cô Lựu. Cuối cùng, Giao động lòng và quyết định quay trở lại với cô Xuyến. Nhưng để trả nghĩa, cô Xuyến chấp nhận cho Giao cưới cô Lựu làm vợ lẻ.
"Vợ Già Chồng Trẻ" là một tiểu thuyết phản ánh tư tưởng và lối sống của người dân miền Tây Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Hồ Biểu Chánh, với văn phong mộc mạc và giản dị, đã khắc họa rõ nét những giá trị nhân sinh và nghĩa tình. Câu chuyện dù đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, phản ánh tình cảm và đạo đức con người trong bối cảnh xã hội chuyển giao từ phong kiến sang thời kỳ văn minh do thực dân mang lại.
Đánh giá:
Kết luận:
"Vợ Già Chồng Trẻ" là một câu chuyện tình cảm độc đáo, mang đậm dấu ấn của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Dù có một số hạn chế về ngôn ngữ và tư tưởng không còn phù hợp với thời đại, tác phẩm vẫn là một bức tranh sinh động về cuộc sống và tình yêu của người dân miền Tây Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
***
Câu chuyện bắt đầu về việc cô Xuyến lấy anh chàng Hai Túc sinh được một cô con gái tên Tý, nhưng xuyên suốt mười một năm đó cô không được hạnh phúc với chồng mà còn bị đánh đập, sau khi Hai Túc chết thì tưởng chừng cô sẽ không tái giá nữa, nhưng với Giao thì mong muốn nên duyên với cô Xuyến dù tuổi tác chênh lệch 11 tuổi. Hai người quyết định nên duyên với nhau kể từ lúc Hai Túc chết, và sau mười hai năm sinh sống với nhau không có một mụn con, cô Xuyến cũng trở nên già nua và Giao dần lạnh nhạt vì tuổi tác ấy, rồi đi tìm đến cô Lựu để tìm thú vui mới. Lời đồn đãi tới tai cô Xuyến, cô Xuyến buồn rầu, tới khi cô Tý – con cô Xuyến – về nhà và tra hỏi thi biết được nên đã đi đến nhà cô Lựu tìm Giao, lúc này cô nói phân trần tình cảm của mẹ cô cho bố Giao biết rằng nếu như quên lời thề thốt năm xưa thì cô rước về nhà cô, cuối cùng Giao động lòng nên từ bỏ cô Lựu quay trở lại với Xuyến, nhưng cô Xuyến biết rằng Giao giúp cô quá nhiều nên định trả nghĩa nên chấp nhận cô Lựu làm vợ lẻ.
Như bài viết Review Đỗ Nương Nương Báo Oán có đề cập đến việc văn phong của nhà văn Hồ Biểu Chánh là ngôn từ miền tây đầu thế kỷ 20 có sự khác biệt rất lớn, mà tận bây giờ hầu hết các từ ngữ ấy ít khi sử dụng và hầu như miền Bắc và miền Trung sẽ không hiểu lắm, hầu hết là hán việt và kiểu trại âm là chính. Mình sống ở miền nam đụng chạm mấy từ cũ ấy cũng nửa hiểu nửa không, nhưng ít nhất thì cũng biết cái từ ấy ám chỉ cái gì thôi chứ không hoàn toàn hiểu hết tại vì bây giờ ít sử dụng mà.
Mặc dù từ ngữ bây giờ ở miền Tây có sự khác biệt so với năm xưa, nhưng ít nhất vẫn còn cái nét trại âm và một số hán việt nhất định, nếu như có một nhà văn nào đó đem ra làm ví dụ thì ắt hẳn chỉ có nhà văn Nguyễn Ngọc tư vẫn còn giữ nét văn phong của miền Tây.
Khi bạn đọc đến văn phong của Hồ Biểu Chánh, sẽ nhận ra đậm chất miền tây này, cũng như việc tư tưởng vào thời đó ra sao, phóng khoáng, đơn giản và thật thà hay cho đến tình cảm đơn giản, đã truyền vào câu chuyện nhân sinh và công bằng mặc dù thực tế rằng với việc hai vợ là một điều cấm kỵ của bây giờ, ít nhất với tác giả sinh vào thời đang vào mức chuyển giao từ phong kiến sang nền văn minh mà thực dân đem lại thì chuyện đó lại quá đỗi bình thường, cho nên cũng không thể áp đặt việc tư tưởng bây giờ vào thời gian đó.
Công bằng mà nói, cái cốt yếu của câu chuyện Vợ Già Chồng Trẻ mang lại ý nghĩa nhân sinh, nghĩa tình (vốn là đặc thù của cây viết Hồ Biểu Chánh chứ không riêng gì câu chuyện này) chứ không phải kiểu cổ súy vào những việc trái đạo đức hay trái luân lý, mình cảm tưởng rằng Hồ Biểu Chánh viết truyện là cách dạy con người sống sao cho thật tốt và nghĩa tình chứ đừng đi vào con đường chẳng tình nghĩa, chẳng nên đi vào trái luân lý là được.
Xuyên suốt văn phong đơn giản đậm chất miền tây ấy, thì sẽ nhận ra, cũng như chẳng có hàm ý sâu xa nào như các nhà văn khác – phải vắt óc suy nghĩ xem xem có liên quan đến điều gì đó hay không – do đó nếu như bạn không quen, ắt hẳn sẽ bài trừ tác giả Hồ Biểu Chánh rất lớn, nhưng nếu như bạn là con người thích sự đơn giản hóa, từ cuộc sống cho đến câu chuyện, và liên quan đến chữ tình thì ắt hẳn bạn nên đưa tác giả Hồ Biểu Chánh vào danh sách nên đọc (hầu hết truyện của ông điều thế chứ không riêng gì truyện Vợ Già Chồng Trẻ)
Quay trở lại truyện Vợ Già Chồng Trẻ, việc để chồng gian díu với vợ khác nếu xét vào bây giờ thì ắt hẳn sẽ có lắm chuyện drama và thi phi, cũng như thời đó cũng vậy, nhưng Hồ Biểu Chánh lèo lái bằng cách mọi sự êm đềm, và được phép lấy vợ là biểu trưng cho việc trả nghĩa khi cô Xuyến không thể đẻ con tiếp, cũng như biết trước sẽ gần đất xa trời, và nuôi dạy con Tý có học có hành thành ra đó là sự khéo léo dàn xếp mà không gây ra tai tiếng nào cho thiên hạ dị nghị cũng là cách truyền tải sống mà phải khéo léo và uyển chuyển chứ đừng cứng ngắt và thuận theo cái tôi dẫn đến chuyện không hay.
Thành ra mặc dù mình có chút không thích cho việc hai nhân vật vốn dĩ đã thề thốt sống bên nhau trọn đời, nhưng cuối cùng ăn ở với người khác thì thật không thích chút nào, nhưng tác giả đã khéo léo nói rằng sống thì phải có công bằng và nghĩa tình chứ ai mà sống kiểu biết cho mình thì đâu có được (haha).
Cũng như các câu chuyện khác của nhà văn Hồ Biểu Chánh, mình cảm tưởng trong câu chuyện Vợ Già Chồng Trẻ của nhà văn Hồ Biểu Chánh như một câu chuyện trong nhân gian, suy nghĩ của người dân thời bấy giờ, cũng như việc văn phong quá đỗi đơn giản và giản dị đến khó tin, câu chuyện không quá phức tạp và dễ đoán, nói không ngoa thì đây là một câu chuyện tình cảm lãng mạn của các cụ tiền bối năm xưa.