Vượt Côn Đảo |
|
Tác giả | Phùng Quán |
Bộ sách | |
Thể loại | Lịch sử - Quân sự |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 2568 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Phùng Quán Lịch Sử Tiểu Thuyết Văn học Việt nam Văn học phương Đông |
Nguồn | vnmilitaryhistory.net |
Tất cả tù Côn Đảo đều gọi Côn Đảo là địa ngục, một thứ địa ngục trần gian. Nghe người ta nói ở địa ngục, trên có Diêm Vương hung ác, dưới có bọn quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa. Để hành hạ người chết, có vạc dầu nấu sôi, sông lúc nhúc mãng xà rắn rết, có chỗ cưa chân xẻ tay, róc thịt chẻ xương.
Không biết có địa ngục và địa ngục có những cảnh đó không, nhưng ở Côn Đảo, những cảnh đó không thiếu gì, và còn gấp trăm gấp nghìn thế là khác.
Côn Đảo không có Diêm Vương, nhưng có chúa đảo Giắc-ty. Thằng này là một tên quan tư, làm cai ngục 20 năm. Tù Côn Đảo gọi nó là thằng "Cá mập" hay là thằng "Tư nghêu". Cá mập là giống cá thích ăn thịt người, loài này rất nhiều ở bê Côn Đảo. Tư nghêu là vì nó hay xuống chỗ anh em tù đánh cá, lấy con sò, con nghêu bóc vỏ ăn sống. Loài thèm thịt người vẫn hay có máu thích ăn đồ tanh.
Nó đi đâu chơi cũng cầm một chiếc dùi cui mây to bằng bắp tay. Cứ 4, 5 hôm thì phải thay chiếc khác, vì chiếc cũ nhuộm đỏ máu tù nhân.
Dưới nó có lũ bộ hạ lâu la: Cai ngục, chủ sở đá, chủ sở củi, sở cá, sở chim. Bọn này trước kia là cai mỏ than, cai đồn điền cao su, có nhiều thành tích giết người Việt Nam, nên được tuyển lựa về đây làm dưới trướng của nó. Tội ác của chúng chỉ có những rừng cao su ở Nam Bộ, những hầm than ở mỏ Hồng Gai mới ghi nổi mà thôi.
Trong số bọn này có tên Lơ Ghen-nơ, trước khi đánh tù, uống nửa chai rượu cồn 90 độ pha loãng và đánh đến lúc tỉnh rượu mới thôi.
Muốn biết đế quốc đã giết bao nhiêu người phải đến nghĩa địa Côn Đảo. Nghĩa địa là một ngọn đồi cát dài mấy cây số, dựa lưng vào một cánh rừng. Mồ nối nhau lố nhố chạy tít đến quá tầm mắt. Trên mỗi nấm mồ, chúng cắm một que gỗ, móc vào đấy một tấm thẻ bằng tôn có ghi số tù của người bị giết.
Một số đông mộ của các đồng chí cách mạng tiền bối chúng đã san bằng đi tất cả. Trong số này có mộ của đồng chí Lê Hồng Phong. Sau ngày Tổng khởi nghĩa, đồng bào Nam bộ ra xây lại mộ cho đồng chí. Bọn giặc khốn nạn trở lại chiếm cứ đảo, đã quật nát mộ đồng chí. Anh em tù Côn Đảo ra công tìm kiếm suốt mấy năm nay vẫn không thấy.
Chỉ tính từ năm 1946 đến nay, chúng nó đã giết ở Côn Đảo 9000 người!
Không có gì lạnh lẽo và rùng rợn bằng nghịa địa Côn Đảo vào một buổi trưa mùa hè. Nắng như đổ lửa, rang bỏng nghĩa địa đầy cát, nhìn lóa cả mắt. Thông heo hút rên rỉ, gió đưa những tấm thẻ tù trên cọc gỗ lắc lư. Khỉ, vượn hú vang thảm thiết, chạy ngang qua nghĩa địa, biến hút vào rừng sâu. Vài khúc xương trắng, dăm chiếc đầu lâu lăn lóc trên cát.
Mỗi lần qua nghĩa địa, anh em tù không tài nào cầm được nước mắt. Một cái gì đau xót uất ức trào lên, chèn ngang cổ. Không nghĩ đến chính sách của đoàn thể trên đào, anh em đã nhảy đến vồ bọn cai ngục, bọn lính gác, xé ra từng mảnh nhỏ, ném xuống bể cho cá mập nó ăn. Từng người cúi đầu lặng lẽ nhìn những nấm mồ, răng nghiến chặt lại thề:
– "Các đồng chí ơi, chúng tôi là những người còn sống, nhất định trả mối thù này!".
Chúng nó giết cán bộ cách mạng bằng nhiều hình thức: Bắn, chém, đánh và đầy đến làm những nơi như: Cầu Tàu, cầu Ma Thiên Lãnh, các sở đá, sở cá, sở củi.
Càu Tàu là một chiếc cầu nhô ra để tàu thủy đậu. Ở đây nước xoáy tít như chong chóng, chúng nó bắt khiêng đá trên núi bỏ xuống bể. Đá nặng, trượt chân, người lao theo đá. Chúng bắt lội xuống nước sắp đá, nước xoáy đá trơn, sẩy chân đâm đầu vào hốc đá làm mồi cho cá mập. Cầu Tàu anh em còn gọi là cầu 871, vì ở đây đã chết 871 người.
Cầu Ma Thiên Lãnh bắc ngang qua hai mỏm núi đá cao chót vót. Chúng bắt anh em đục đá, bắn đá xây móng cầu. Nhiều lần đá trên núi lăn xuống, đè bẹp đi hàng chục người. Những cái chết rùng rợn thê thảm này, không người tù Côn Đảo nào là không biết. Người ở lâu truyền lại cho người mới đén, người sắp chết truyền lại cho người còn sống. Tất cả nhắc nhở nhau:
– "Phải nhớ lấy, tính sổ nợ và bắt chúng nó phải đền!".
Đầu năm 1952 chúng đưa ra thêm 200 tù binh phần đông là chiến sĩ cán bộ quân đội, cán bộ hành chính, đoàn thể địa phương từ huyện đến xã. Từ đấy Côn Đảo có hai loại tù: tù án và tù binh. Tù án là những anh em chúng đã kết án, quanh năm phải xiềng chân. Xiềng là một quả đạn đại bác 10 ki lô, có hai xích sắt khóa vào hai chân. Làm việc khổ sai như gánh nước, bổ củi, đàm đá đều phải mang xiềng. Người tù án dưới nắng trưa như xối lửa, trên vai một gánh nước đầy, còng lưng lê từng bước một leo lên dốc, quả đạn kéo lại vạch một đường ngoằn ngoèo xuống cát, mặt hốc hác đen xạm, mồm méo xệch lại đau đớn.
Người tù Côn Đảo đến chết vẫn không quên những cảnh đó.
Khi nghe tin tù binh đến, tù án thấy thêm một lực lượng mới. Tù binh ra sau am hiểu tình hình Tổ quốc hơn, được học tập chính sách, lý luận chính trị nhiều. Anh em tù án tin cậy ở tù binh trong những lần đấu tranh sắp đến.
Tù binh chúng không xiềng, nhốt chung và một lao và bắt đầu cho nếm mùi khổ sai của Côn Đảo. Hôm đầu tiên mới lên đảo, bọn cai ngục đã thị uy bằng một trận đòn báng súng, dùi cui mây, roi song bịt đồng. Trận đòn kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ, không một người nào không chảy máu. Bọn cai ngục nó bảo:
- Đấy chỉ mới là trận đòn khai tâm.
Anh em tù binh biết tình hình ở đây găng hơn ở đâu hết, nên kịp thời củng cố lực lượng, bầu lại ban lãnh đạo và ban đại diện. Ban lãnh đạo, lãnh đạo nội bộ, và ban đại diện công khai giao thiệp với địch.
Về tổ chức chia ra từng trung đội, có tổ tam tam tự tu kiểm thảo hàng ngày.
Cơ sở Đảng được tăng cường sinh hoạt, càng ngày càng chặt chẽ, bí mật. Đã liên lạc được với Đảng ủy toàn Đảo, anh em gọi là Đảo ủy.
Tên chúa đảo Giắc-ty chia 200 tù binh ra làm hai kíp, mỗi kíp 100. Kíp thứ nhất làm ở đường Đầu Mom cá mập, kíp thứ hai làm đường ở Đầm. Đầu mom ca mập cách nhà lao 3 cây số, và Đầm cách 7 cây số.
Con đường anh em làm chạy từ Cầu Tàu lên đến nhà giam bò quanh ngọn núi Ma Thiên Lãnh hiểm trở. Nhiều đoạn, đứng trên đường nhìn xuống, người phải nổi gai ốc. Cao hơn 70 thước, vách đá dựng thành vại, dưới chân núi là bể, đá lởm chởm nhọn hoắt, cá mập hội hàng đàn như trâu.
Con đường này cũng đã chôn xác mấy trăm đồng chí của ta. Không một gốc cây, hòn đá nào ở Côn Đảo không thấm máu cách mạng. Trên một tảng đá lớn ở bên đường, không biết từ năm nào, các đồng chí trước đây đã đục vào đấy hai câu thơ:
Bọn Pháp, Nhật định trước khi rải nhựa,
Lát một lần óc sọ của tù nhân.
"Vượt Côn Đảo" của tác giả Phùng Quán là một cuốn sách đầy nghẹt thở và ám ảnh, tái hiện lại cảnh địa ngục trần gian tại nhà tù Côn Đảo trong thời kỳ chiến tranh. Cuốn sách khắc họa một cách chân thực và đau đớn những thảm kịch, sự tàn bạo và sự đau khổ mà những người tù phải chịu đựng dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ thực dân Pháp.
Tác giả không ngần ngại mô tả những cảnh địa ngục, những cách thức tra tấn và hành hình tàn nhẫn mà những người tù phải trải qua, từ việc làm công việc nặng nhọc dưới thời tiết khắc nghiệt đến những hình phạt tra tấn tàn bạo như xiềng chân, bắt người lao động dưới nước sôi, hoặc đánh đập tàn nhẫn.
Cuốn sách không chỉ tập trung vào mô tả những cảnh địa ngục, mà còn giới thiệu đến độc giả những nỗ lực của những người tù trong việc tự giải thoát và đấu tranh cho tự do. Qua câu chuyện của họ, độc giả được chứng kiến sự kiên trì, sức mạnh tinh thần và lòng quyết tâm không ngừng nghỉ trong cuộc sống hàng ngày và trong những cuộc đấu tranh chống lại sự bạo lực và áp bức.
Cuốn sách không chỉ là một tài liệu lịch sử đáng quý về thời kỳ chiến tranh, mà còn là một cảnh báo về sự tàn bạo của chiến tranh và những hậu quả đau đớn mà nó mang lại cho con người. Đồng thời, nó cũng là một hành trang để học hỏi và nhớ lại những trang lịch sử đau thương, nhằm mục đích không để những sai lầm đó tái diễn trong tương lai.
"Vượt Côn Đảo" là một cuốn sách đáng đọc không chỉ để hiểu biết về lịch sử mà còn để cảm nhận sâu sắc về những giá trị nhân văn, lòng can đảm và sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống.
Tóm tắt:
Review (Đánh Giá):
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận:
Đánh giá chung: 4.5/5 sao.
Lưu ý:
Đoạn trích từ bài review:
Đoạn trích này cho thấy:
Ngoài ra:
Lời khuyên: