DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Vượt Qua Chướng Ngại

Tác giả Pa Auk Sayadaw
Bộ sách
Thể loại Tôn giáo - Thiền
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf mp3
Lượt xem 553
Từ khóa eBook pdf Audiobook Sách Nói mp3 full Pa Auk Sayadaw Huy Hồ Kiều Hạnh Tuấn Anh Tôn Giáo Thiền Chữa Lành
Nguồn Huy Hồ | Kiều Hạnh | Tuấn Anh
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Vượt Qua Chướng Ngại của tác giả Pa Auk Sayadaw.

Trong thời buổi hiện nay, đất nước đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước càng trở nên hoàn thiện. Hàng ngày chứng kiến những đoàn người, những dòng xe qua lại tấp nập đất Sài thành trở nên xô bồ rộn rã. Chính những điều ấy lòng người ngày càng có khuynh hướng đuổi bắt cùng thời đại, kẻ được người mất, kẻ thành người bại… Trong lúc ấy, đối với những ai cảm thấy cuộc đời này quá đầy dẫy những thương đau cùng sợ hãi, muốn tìm đến những nơi hoang vu tịch mịch, trầm lắng thì nơi ấy chính là A-lan-nhã (chùa), cửa chùa luôn rộng mở đón tiếp những người mang trong mình những nỗi khổ niềm đau trong quá trình bưng chãi với cuộc sống.


“Cảnh Phật trang nghiêm, mõ sớm gõ tan hồn mộng ảo

Cửa chùa thanh tịnh, chuông chùa ngân vọng tiếng từ bi”

Nơi ấy có những phương thuốc trị liệu giúp những người khổ đau phục hoạt trạng thái ban đầu. Vì thế, người viết xin chia sẻ quan điểm của mình giúp người đọc cũng cố niềm tin vững bước vượt qua bao chướng ngại, để được thảnh thơi an lạc ngay trong đời này.

Trong cuộc sống thường nhật không phải lúc nào mọi việc cũng xảy ra như mình mong muốn, mà bao giờ cũng có nhiều thử thách chông gai. Nếu những ai có đủ can đảm, nghị lực vượt qua những thử thách thì một hệ luận tất yếu dẫn đến là thàng công, an vui giải thoát. Nói đến đây người viết chợt nhớ đến câu thơ của tổ Hoằng Bá có dạy:


“Thoát khỏi trần lao việc chẳng thường
Đầu dây giữ vững mối lập trường
Chẳng phải một phen sương lạnh buốt

Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương”

Qua câu thơ cho ta thấy, nếu đứng trên cương vị của người xuất gia hay tại gia đi chăng nữa, nhất định mỗi người phải có một lập trường riêng biệt cho từng cá nhân. Chỉ cần giữ vững lập trường, xây dựng cho mình một bức thành trì kiên cố vững an thì lo gì những bão tố phong ba của cuộc đời. Nhưng nghĩ lại những việc ấy không phải dễ dàng và cần xét kĩ từng trường hợp một, nếu bảo rằng khó thì cũng chẳng phải là khó, ở đây ta phải tự đặt câu hỏi là nếu khó là khó đối với ai ? và dễ thì dễ đối với người nào ? đối với những người đã có lòng tin kiên định đối với Tam Bảo, đối với chính mình và giữ mối lập trường ấy mà hành trì theo những gì mà chư Phật, chư Tổ đã dạy thì không khó. Nhưng trong quá trình tương tác với xã hội thì lúc nào cũng gặp nhiều chông gai và đá nhọn, nếu ai thấu rõ được điều này và nghiễm nhiên chấp nhận, biết trang bị cho mình những đôi hài có đế thật kiên cố để ta có thể dẫm lên gai và đá thì người ấy được xem là thành công. Cũng giống như ta muốn thưởng lãm được hương vị hay vẻ đẹp của hoa mai thì phải trải qua cái lạnh buốt giá của mùa đông. Cũng vậy, nếu muốn thành tựu được an vui cũng phải biết chấp nhận khi nghiệp duyên đưa đến, khi đức Thế Tôn trước khi thành tựu được quả vị thì cũng chịu nhiều sự quấy nhiễu của giặc nội tâm lẫn ngoại cảnh, Ngài đã vượt qua và được tôn xưng là Vô thượng chánh đẳng giác. Trong cuộc sống có những vị Triết gia như Laphongten người Pháp đã từng phát ngôn rằng: “Con đường trãi đầy lụa không bao giờ đưa tới vinh quang”. Chúng ta thấy nếu muốn thành công trong bất kì một lĩnh vực nào cũng phải trải qua những khó khăn gian khổ, một tấm gương gần đây nhất là Nick Vujicic, một nhân vật bị dị tật bẩm sinh, nhưng ông ta có đầy đủ nghị lực để vương lên, cam chịu bao nỗi khổ trong cuộc sống, phải đương đầu với bao thử thách chông gai, với một lý tưởng kiên định ông ta đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Cũng vậy, nếu ai trong chúng ta muốn tận hưởng được những gì tốt đẹp nhất thì điều cần thiết nhất là phải lập một lý tưởng sống cho riêng mình. Bởi vì, như một Triết gia đã từng nói: “Người sống mà không có lý tưởng thì người ấy không phải sống mà người ấy đang tồn tại”. Đối với những người mà không có lý tưởng sống thì mỗi khi đêm về đặt lưng xuống chiếu thì không có chút dự định toan tính gì cho ngày mai. Khi đã định hướng lối sống cho riêng mình rồi thì dù bao nhiêu khó khăn thử thách cũng phải vượt qua, được như vậy thì một chân trời cao rộng luôn mở cửa đón chờ.


Thôi trời đã về khuya, cảnh vật đang chìm vào giấc ngủ chúng ta những người đang hòa mình vào cuộc sống chia sẻ nhau nhiêu đó cũng đủ rồi. Để kết thúc lại vấn đề người viết xin đưa ra bốn điều kiện tất yếu mà bắt kỳ ai muốn thành tựu trong lĩnh vực nào từ người tu hay người thế gian cũng phải trãi qua 4 điều này:
– Thầy (người hướng dẫn)

– Bạn bè (luôn sát cánh hung đúc tinh thần mỗi khi gặp những khó khăn)

– Thời gian

– Chình mình


         Đó là bốn điều cần và đủ đối với mọi người. Thôi đến đây xin dừng bút, người viết xin chúc mọi người luôn thành công trong việc cũng như trong cuộc sống thường nhật của mình.
***

Hôm nay tôi sẽ chỉ cho quý vị biết những cách thức khác nhau để vượt qua năm triền cái vốn được xem là những chướng ngại lớn đối với rất nhiều hành giả (người hành thiền). Trước tiên, Tôi sẽ trích dẫn chính những lời của Đức Phật để cho quý vị thấy tại sao việc vượt qua năm
triền cái lại ñược xem là quan trọng.

Trong Anguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh) ðức Phật có nói:
‘Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sáng và vững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Năm cấu uế ấy là gì? ðó là: tham dục, sân hận, hôn trầm-thụy miên, trạo cử-hối quá, và hoài nghi.’

‘Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm cấu uế này, nó sẽ dễ uốn nắn, dễ sử dụng, chói sáng, vững chắc, và sẽ tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Bất cứ pháp gì có thể chứng đắc bằng thắng trí (tuệ căn) vị ấy có thể hướng tâm đến pháp ấy, trong mỗi trường hợp, nếu các điều kiện đầy đủ, vị ấy sẽ có được khả năng để chứng đắc.’

Trong một bài kinh khác của cùng cuốn sách (Anguttara Nikāya) ðức Phật dạy như vầy:

‘Có năm chướng ngại và triền cái bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Thế nào là năm?

‘Tham dục là một chướng ngại và triền cái, một pháp bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Sân hận…hôn trầm-thuỵ miên…trạo cử-hối quá… hoài nghi là những chướng ngại và triền cái, bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.

‘Không vượt qua được năm chướng ngại này, vị Tỳ-kheo thiếu sức mạnh và năng lực như vậy, không thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy cũng không thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.

‘Nhưng khi một vị Tỳ-kheo đã vượt qua năm chướng ngại và triền cái, những bao phủ của tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng này, vị ấy có thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy sẽ có thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.’

Như vậy, để thành tựu mục tiêu cuối cùng của người Phật tử, tức thành tựu sự giải thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi, chúng ta phải vượt qua năm triền cái. Vì khi tâm bị bất kỳ một trong năm triền cái này áp ñảo nó không thể có định hay sự tập trung tốt được. 

Và một cái tâm không định tĩnh thì yếu ớt và không có năng lực để thể nhập vào danh sắc tối hậu hay ngũ uẩn. Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm triền cái thì sẽ có định và nhờ đó nó có thể biết và thấy các
pháp đúng như chúng thực sự là. Vì thế chỉ khi bạn đã vượt qua năm triền cái và đạt đến sự thanh tịnh tâm, bạn mới có thể thanh tịnh thêm nữa cái nhìn (thanh tinh kiến) của bạn. Đó là lí do vì sao tôi thường dạy các thiền sinh thực hành thiền chỉ (sam.tha) trước. 

Bây giờ tôi sẽ giải thích năm triền cái theo tuần tự. 

***

Tóm tắt:

Bài viết bàn về cách vượt qua những chướng ngại trong cuộc sống để đạt được thành công và an lạc. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một lập trường vững vàng, lý tưởng sống rõ ràng và sự kiên trì vượt qua khó khăn. Bài viết cũng đề cập đến bốn yếu tố quan trọng để đạt được thành công: người thầy hướng dẫn, bạn bè đồng hành, thời gian và sự nỗ lực của bản thân.

Đánh giá:

  • Ưu điểm:

    • Bài viết có thông điệp tích cực, khuyến khích người đọc đối mặt với khó khăn và không bỏ cuộc.
    • Sử dụng nhiều câu chuyện và ví dụ minh họa, giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của bài viết.
    • Văn phong gần gũi, dễ đọc.
  • Nhược điểm:

    • Bài viết còn hơi lan man, chưa tập trung vào một ý chính cụ thể.
    • Có một số lỗi chính tả và ngữ pháp.
    • Chưa có sự phân tích sâu sắc về các khái niệm được đề cập (ví dụ: lập trường, lý tưởng sống).

Tổng kết:

Bài viết là một lời động viên tinh thần hữu ích cho những ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, để bài viết có giá trị hơn, tác giả nên tập trung vào một ý chính, phân tích sâu hơn các khái niệm và chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp.

Mời các bạn mượn đọc sách Vượt Qua Chướng Ngại của tác giả Pa Auk Sayadaw.


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)
Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)