Bả Giời |
|
Tác giả | Nguyễn Bình Phương |
Bộ sách | |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 3686 |
Từ khóa | eBook pdf full Nguyễn Bình Phương Sách Scan Tâm Lý Xã Hội Tiểu Thuyết Văn học Việt Nam Văn học phương Đông |
Nguồn | |
Viết về cuộc sống của những con người bình thường nếu không nói là tầm thường, nên ngôn ngữ giọng điệu của những con người ấy được Nguyễn Bình Phương thể hiện rất sinh động và chân thật trong tác phẩm của mình. Sống là tồn tại và suy tư, như Descartes nói: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Je penxe, done je suis). Nhân vật của Nguyễn Bình Phương sống trong những suy tư miên man về thân phận con người. Có lẽ hiếm có nhà văn Việt Nam nào như Nguyễn Bình Phương lại để nhân vật của mình trầm tư và suy nghĩ nhiều đến vậy.
Bả Giời là một trong những tác phẩm thuộc giai đoạn đầu trong gia tài tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Cuốn sách tuy mỏng nhưng ẩn chứa trong đó là sức nặng của câu chữ. Nó cho ta nhận diện một gương mặt văn chương độc đáo, cá tính với văn phong mạnh và kết cấu lạ hóa. Đặc biệt là trong giai đoạn sôi động của văn chương sau Đổi mới, đầu những năm 90.
Trong Bả giời ngoài những suy nghĩ miên man của Tượng, còn là tiếng nói của những con người xa xưa vọng về với giọng đầy ai oán, hoài niệm. Tượng suy nghĩ về tình yêu của mình với Thủy và hồi tưởng về tuổi thơ cô độc của mình. Không chỉ có Tượng mà ông Bồi cũng “nghĩ đến Tượng, người con trai đầy bí hiểm và hiền lành. Ông nghĩ về dáng người to bè của lão Mộc. Ông miên man… Xa xửa xa xưa…” (Bả giời, tr.126), bà Linh lùn nhìn cảnh cũ nhớ chuyện xưa: “Cảm giác là lạ, quen quen, xâm chiếm bà Linh. Bà như người đi xa giờ mới có dịp trở lại… Xa xửa xa xưa…” (Bả giời, tr.185). Những dòng suy tư của những con người đang sống và những người vô hình trong làng Phan tạo cho ngôn ngữ câu chuyện mơ hồ, huyền ảo, giàu chất thơ.
***
Bả Giời khắc họa một xã hội với những thân phận người đơn độc, cùng những nỗi ám ảnh song hành với mê muội, cùng bản năng méo mó, Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc vượt qua những hiện thực nhân gian, đi thẳng vào tâm thức vô tri của bản chất người, thẳng đến một đời sống tâm linh trong tầng sâu vô thức cộng đồng...
Trích dẫn: “Ta chợt hiểu rằng mình bất tử. Ta sung sướng phát điên lên vì điều đó. Ta ào đi, ghé vào tận tay từng đứa một mà khoe, nhưng chúng rụt đầu lại, ra mặt khó chịu. Chúng, cái loài kiến mù lòa đó, đã ghen tức với ta. Cũng có thể vì chúng mải mê cào cấu nhau quá mà không thèm chia sẻ niềm vui với ta chăng?Dầu sao thì ta vẫn sung sướng. Ta đi miên man trong sự vắng lặng, trong cõi của ta. Ta không có sự thù hằn vì ta cô độc. Ta bất tử trong sự cô độc. Ha ha ha! Ta bất tử! Ta thanh thản mà nghĩ lại: cộng đồng là cái gì nhỉ? Cộng đồng, làng xóm làm được cái gì, ngoài sự cào cấu cho xước tâm hồn nhau ra?...
Nguyễn Bình Phương bước vào thế giới của con chữ bằng thơ, chứ không phải bằng văn chương. Thế mạnh của các nhà thơ, đầu tiên luôn là miêu tả, chứ không phải là tính triết luận. Vì đặc điểm của thể loại, nên từ ngữ trong thơ luôn phải giàu tính tượng hình, để lời ít mà ý vẫn nhiều. Từ tượng hình và tượng thanh xuất hiện trong văn xuôi của Nguyễn Bình Phương với một mật độ dày đặc. Nhờ vậy, câu văn của anh cũng giàu hình ảnh và nhiều màu sắc hơn.
Có thể nói, Vào cõi và Bả giời là hai tiểu thuyết mà nhà văn Nguyễn Bình Phương sử dụng thủ pháp miêu tả với cường độ cao. Có nhiều cảnh tả cận, đó có thể là tả nhân vật, tả hành động, hoặc tả cảnh. Chính những trường đoạn miêu tả này, phối hợp cùng bút pháp đa dạng và nhiều màu sắc của tác giả đã tạo nên nét lãng mạn riêng có cho hai tác phẩm.
Một trong những ảnh hưởng của thơ đến văn xuôi của Nguyễn Bình Phương là tính nhịp điệu. Đọc Bả giời hay Vào cõi, chúng ta thấy rất hiếm khi xuất hiện các câu dài. Dường như tác giả chuộng câu ngắn và ngắt nghỉ theo trật tự nhất định. Nhờ vậy, chúng ta thấy rõ được tính nhịp điệu trong văn của anh. “Máu và cuồng nộ. Máu và im lặng. Môi gã mím chặt. Tự nguyện. Bao dung. Và thiêng liêng.” (Vào cõi – tr13-NXB Văn học 2016). Sự xuất hiện của các câu đặc biệt, chỉ xuất hiện liên từ và tính từ, không có thành phần chủ vị khiến cho tính nhịp điệu này càng thể hiện rõ nét hơn.
Nó không chỉ làm cho văn của Nguyễn Bình Phương có tính nhạc. Mà nhịp điệu chậm rãi, xuyên suốt tác phẩm này còn góp phần đẩy cao cảm xúc chán chường, cô đơn và tù túng của nhân vật. Chúng làm cho không khí trầm buồn, đầy thê lương của tác phẩm trở nên rõ ràng hơn. Sự cô đơn của kiếp người trong vòng quay hỗn tạp của nhân thế càng được đẩy cao. Từ đó ta thấy được, không chỉ có cách kể, lối xây dựng nhân vật hay miêu tả không gian, mà ngay cả nhịp điệu của tác phẩm cũng là một dụng ý có chủ đích của tác giả.
Tuy không phải là những tiểu thuyết được đánh giá cao của Nguyễn Bình Phương, nhưng từ hai tác phẩm này, tác giả đã định hình được phong cách và bộc lộ được những nét cá tính của mình. Từ Vào cõi và Bả giời, cho đến hàng loạt tác phẩm sau này như: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Ngồi, Mình và họ, Kể xong rồi đi, độc giả và giới phê bình thấy được một Nguyễn Bình Phương luôn miệt mài sáng tạo, nỗ lực làm mới mình trong cách kể và cách viết. Anh làm những điều đó một cách rất tự nhiên, để tạo nên những tác phẩm không hề gượng ép trên trang giấy.
Với mỗi tác phẩm, Nguyễn Bình Phương sáng tạo một cách đa diện, nhiều chiều kích. Anh làm mới mình trong cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật, cách kể và cả trong bút pháp miêu tả. Có thể nói, Nguyễn Bình Phương là một người quản trò thú vị trong cuộc chơi với chữ nghĩa. Anh biết tiết chế và sáng tạo như thế nào cho vừa vặn với câu chuyện và nhân vật. Điều đó không phải nhà văn nào cũng làm được. Có lẽ, bởi vậy Nguyễn Bình Phương mới trường sức với văn chương.
Tên chương | Lượt đọc | Ngày đăng |
Đọc Sách Bả Giời - Nguyễn Bình Phương FULL | 335 | 2022-09-04 |
FULL: PDF |