Bài Ca Núi Anpơ |
|
Tác giả | Vasil Bykau |
Bộ sách | |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 1159 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Vasil Bykau Văn Phú Sách Scan Truyện Ngắn Văn Học Nga Văn học phương Tây |
Nguồn | tve-4u.org |
Nhiều thế hệ các nhà văn Xô-viết đã khai thác đề tài về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩđại, soi rọi nó từ nhiều góc độ khác nhau, và đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa viết về chiến tranh. Sau Phađêep. Erenbua, Sôlôkhốp, Ximônốp, v.v… những năm gần đây độc giả Xô-viết đánh giá cao các tác phẩm của Bônđarep, Tsakopxky, Bưcốp... và một loạt các tác giả trẻ khác.
Trong lớp nhà văn kể trên, Vaxin Bưcốp, người Bieldrutxia (Bạch Nga), có một vị trí đặc biệt, và sở trường về truyện vừa. Ông đã được thưởng Huân chương Sao đỏ. Sinh năm 1924 ở Vilepcko, Bưcốp đã bước vào tuổi 18 đồng thời với cuộc chiến tranh khốc liệt chống phát xít. Cả thời thanh niên, Bưcốp đã lăn lộn trong chiến hào, và dấu ấn của những cuộc chiến đấu ấy còn in đậm suốt đời trong sáng tác của ông. Bản thân Bưcốp đã từng bị thương nặng, ngất lịm lâu đến nỗi đã được xếp vào hố chôn cùng với những người hy sinh, nhưng may mắn sao, ông đã tỉnh lại và được đưa về cứu chữa. Có lẽ vì thế, những trang miêu tả chiến đấu trong tác phẩm của ông hết sức chân thật, nóng bỏng. Ông không bao giờ nhìn chiến tranh bằng con mắt tĩnh tại, hoặc muốn đơn giản hóa hiện thực. Không phải ngẫu nhiên, nhà phê bình văn học E. Xi-Đôrốp đã viết: «Tất cả các tác phẩm của V. Bưcốp đều được soi rọi trong một ảnh sáng chân lý khốc liệt mang tính bi kịch: Có những giờ phút lịch sử mà con người chỉ có thể bảo tồn và xác định được những gì còn là chất người ở trong mình bằng cách trả giá cao nhất. đó là hy sinh mình hẳn về thể chất, để tạo nên được một chiến công!». Và chính Vaxin Bưcốp cũng đã phát biểu quan niệm sau đây về sáng tác của mình: «Điều trước tiên và chủ yếu mà tôi quan tâm là hai yếu tố đạo đức, có thể thâu tóm đơn giản như sau: Con người là gì khi đứng trước sức mạnh hủy diệt của một hoàn cảnh phi nhân đạo? Con người có năng lực làm được gì, khi mọi khả năng giành quyền sống đã bị vắt kiệt đến tận đáy? ...».
Như vậy, đối với ông, cái kết cục cuối cùng của nhân vật không quan trọng bằng ý thức chủ đạo của con người hành động, con người tự vượt lên khỏi hoàn cảnh tưởng như không lối thoát của mình. Do quan niệm như vậy, Bưcấp không ngần ngại đầy nhân vật của mình vào những thử thách thắt nút, đến mitc, mọi giá trị tinh thần, đạo đức phải được phơi bày đến đây. Lúc bình thường, những nhân vật của Bưcốp không hề là những người xuất sắc hoặc có tính cách gì đặc biệt, thậm chí còn khá nhiều yếu điểm, khuyết điểm. Nhưng khi linh cách của họ được tôi luyện qua hoàn cảnh chiến đấu, họ trở nên mạnh mẽ, cao thượng, và sẽ tới lúc, họ làm nên những kỳ tích phi thường, đến chính họ cũng không ngờ. Đó là chủ kiến của Bucop về con người bình thường, – có thể nói là lầm thường.
Tính bi kịch cũng là nét nổi bật trong các tác phẩm của Bưcốp. Hầu như tác phẩm của ông cũng mang đậm tính bi kịch: Từ Tiếng bầy sếu kêu (1960) đến Phát tên lửa thứ ba (1962)— tác phẩm đã gây ra khá nhiều tranh cãi về phẩm chất con người Xô-viết – đến Bài ca núi Anpơ (1964)— một mối tình quốc tế cảm động của những người tù - rồi tới Điểm cao đáng nguyền rủa (1968). Xốtnhicốp (1970). Đài kỷ niệm (1976), chất là kịch trong những tình huống mà nhân vật phải trải qua, càng ngày càng đậm, và làm người đọc phải suy nghĩ sâu sắc. Nhưng, ưu điểm của Bưcốp là ở chỗ tính bi kịch này không làm yếu con người trong tác phẩm của ông. Nó chỉ càng thúc đẩy con người vươn lên. Tới những tính cách mạnh mẽ, những quyết định quả cảm, và vì thế nó có tinh chất tích cực, tính chất tiến công. Nói khác đi, nó đẩy nhân vật của Bưcốp vươn tới chủ nghĩa anh hùng ngay cả trong điều kiện không thuận lợi nhất. Trong cuộc chiến đấu vừa với nội tâm, vừa với ngoại cảnh ấy, không một người nào được quyền sống vô ích và chết vô ích. Mỗi cá nhân phải trả lời trước tập thể, trước cả lịch sử nữa, về những hành động của mình, dù anh ta ở trong một hoàn cảnh biệt lập đi chăng nữa. Anh ta phải vận dụng mọi ý chí, kinh nghiệm, xử trí mọi quan hệ theo lương tâm và trách nhiệm cao nhất của mình. Chính đó là nét đặc trưng trong nhân vật của Bưcốp, mà nhà lý luận mỹ học V. Borep gọi là “tính tích cực lạc quan trong nhân vật bi kịch, đẩy vọt nhân vật lên tới tầm vóc tiến công”.
Giới thiệu hai truyện vừa của V. Bưcốp được dư luận Liên Xô khá chú ý là Bài ca núi Anpơ và Phát tên lửa thủ ba( 1), chúng tôi mong giới thiệu thêm với bạn đọc Việt Nam một phong cách viết về chiến tranh, về chủ nghĩa anh hùng thầm lặng của người chiến sĩ, không phải trong chiến thắng vẻ vang, mà ngay trong những giây phút khó khăn, nặng nề, thậm chí tạm thời thất bại; giây phút mỗi người phải đối mặt với sự hy sinh và cái chết, tự đấu tranh với bản thân để giữ được và phát huy những gì cao đẹp, trong sáng nhất trong mình.
NHÀ XUẤT BẢN TÁC PHẨM MỚI
***
TÓM TẮT
Bài ca núi Anpơ là một truyện vừa của nhà văn Vasil Bykov, được xuất bản năm 1964. Truyện kể về câu chuyện tình yêu giữa hai người tù chiến tranh, một người Nga và một người Đức, tại một trại tù ở dãy núi Anpơ.
Nhân vật
Cốt truyện
Kovaliov và Inga gặp nhau trong một trại tù ở dãy núi Anpơ. Họ nhanh chóng bị thu hút bởi nhau, nhưng tình yêu của họ gặp phải rất nhiều khó khăn. Họ phải đối mặt với sự thù địch của những tù nhân khác, những người không muốn nhìn thấy một người Đức và một người Nga yêu nhau. Họ cũng phải đối mặt với sự nghi ngờ của chính bản thân mình, khi họ không thể tin rằng một người như họ có thể yêu một người như người kia.
Dù vậy, tình yêu của họ vẫn vượt qua mọi thử thách. Họ đã cùng nhau vượt qua những ngày tháng khó khăn trong trại tù, và họ đã cùng nhau trốn thoát. Họ đã đến được một vùng đất tự do, nơi họ có thể sống cùng nhau và xây dựng một tương lai mới.
Tính bi kịch
Bài ca núi Anpơ là một truyện ngắn mang đậm tính bi kịch. Tình yêu của Kovaliov và Inga phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, và họ đã phải hy sinh rất nhiều để được ở bên nhau. Họ đã phải rời bỏ quê hương, gia đình và bạn bè của mình. Họ cũng đã phải đối mặt với sự thù địch của những người khác.
Tuy nhiên, tính bi kịch trong truyện cũng không làm giảm đi sức hấp dẫn của nó. Tình yêu của Kovaliov và Inga là một tình yêu đẹp và cao thượng, và nó đã vượt qua mọi thử thách để tồn tại.
Đánh giá
Bài ca núi Anpơ là một truyện ngắn xuất sắc của Vasil Bykov. Truyện đã khắc họa một cách chân thực và cảm động câu chuyện tình yêu giữa hai người tù chiến tranh. Truyện cũng đã thể hiện được sức mạnh của tình yêu, khi nó có thể vượt qua mọi thử thách.
Review
Bài ca núi Anpơ là một truyện ngắn rất đáng đọc. Truyện có một cốt truyện hấp dẫn, những nhân vật được xây dựng tốt và một thông điệp nhân văn sâu sắc. Truyện sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc sâu lắng và những suy ngẫm về tình yêu, chiến tranh và con người.
Dưới đây là một số điểm nổi bật của truyện:
Nếu bạn đang tìm kiếm một truyện ngắn hấp dẫn và ý nghĩa, thì Bài ca núi Anpơ là một lựa chọn tuyệt vời.
Điều trước tiên và chủ yếu mà tôi quan tâm là hai yếu tố đạo đức, có thể thâu tóm đơn giản như sau: Con người là gì, khi đứng trước sức mạnh hủy diệt của một hoàn cảnh phi nhân đạo? Con người có năng lực làm được gì, khi mọi khả năng giành quyền sống đã bị vắt kiệt đến tận đáy?...
V. BƯCỐP
Những năm gần đây độc giả Xô Viết đánh giá cao các tác phẩm của Bondarep, Tsakopxky, Bưcốp…
Trong lớp nhà văn kể trên, Vaxin Bưcốp, người Biêlðrutxia (Bạch Nga), có một vị trí đặc biệt và sở trường về truyện vừa. Ông đã được thưởng Huân chương Sao đỏ. Sinh năm 1924 ở Vitepxkơ, Bưcốp đã bước vào tuổi 18 dòng thời với cuộc chiến tranh khốc liệt chống phát xít. Cả thời thanh niên, Bucốp đã lăn lộn trong chiến hào, và dấu ấn của những cuộc chiến đấu ấy còn in đậm suốt đời trong sáng tác của ông. Có lẽ vì thế, những trang miêu tả chiến đấu trong tác phẩm của ông hết sức chân thật, nóng bỏng. Ông không bao giờ nhìn chiến tranh bằng con mắt tĩnh tại, hoặc muốn đơn giản hóa hiện thực. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Trong số đó nổi bật nhất là những cuốn: Tiếng bầy sếu kêu (1960), Phát tên lửa thứ ba (1962), Bài ca núi Anpơ (1964), Điểm cao đáng nguyền rủa (1968), Xôtnhicốp (1970), Đài kỷ niệm (1976)...
GIÁ: 17 Đ