Nam là học sinh cấp 2 ở Sài Gòn, nhân dịp hè theo chị ruột là Thảo về quê ở Thất Sơn. Ở quê Nam và chị Thảo quen với Siêng - một đứa nhỏ chăn trâu. Siêng có cha mẹ là thầy cô giáo bị giặc Pôn Pốt giết, mồ côi. Nhưng với lòng quyết tâm học tập, đêm đêm Siêng vẫn đi đò qua sông học bổ túc văn hóa. Trong cảnh khốn cùng, Siêng phải tham gia vô đoàn người "đai" thuốc lá lậu qua biên giới và bị bắt. Được tha về, Siêng lấy vé số ra chợ bán nhưng rồi nó cũng không được yên thân...
Nam và chị Thảo rất mến Siêng. Hết hè, Nam và chị Thảo về lại Sài Gòn nhưng hình ảnh cậu bé hiếu học, can đảm vượt qua mọi trở ngại, khổ đau vẫn in dấu trong tâm hồn của hai chị em. Tin vui lại tới: ông ngoại của hai chị em nhận nuôi Siêng ăn học.
Truyện ca ngợi tinh thần ham học, vượt khó, biết vượt qua nghịch cảnh để vươn lên.
***
Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn.
Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn.
Ông còn sử dụng bút danh khác là Phạm Lữ Ân.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato)
- Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy)
- Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
- Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)
***
Chị Thảo ló đầu xuống: “Nè, lên sân thượng chỉ cho xem cái này hay lắm!”
Nam lóc cóc leo lên, cứ một bước “nuốt” ba bậc thang. Trên sân thượng quang đãng, chị Thảo đứng sát tường nhìn ra ngoài phía núi Sam.
Một cảnh đẹp chưa từng thấy hiện ra trước mắt hai chị em. Ráng chiều Chị Thảo ló đầu xuống: “Nè, lên sân thượng chỉ cho xem cái này hay lắm!”
Nam lóc cóc leo lên, cứ một bước “nuốt” ba bậc thang. Trên sân thượng quang đãng, chị Thảo đứng sát tường nhìn ra ngoài phía núi Sam.
Một cảnh đẹp chưa từng thấy hiện ra trước mắt hai chị em. Ráng chiều màu da cam rực rỡ cuối chân trời.
Trên cái nền tuyệt vời đó, dãy Thất Sơn lô nhô màu tím rịm. Những dải mây hay sương núi vắt ngang trời màu tím lợt hơn. Trông cứ như từng dải lụa.
Gió hây hây thổi vào mặt Nam.
Nó xoay lưng dựa vào tường nhìn qua phía trời đông. Đến phiên nó choáng ngợp trước một quang cảnh lạ: ăngten tivi đâu mà nhiều quá. Thị xã Châu Đốc nhiều nhà có tivi quá nên hầu hết các nóc đều gắn ăngten.
Đặc biệt, chiếc nào cũng dài ba, bốn mét, được gắn vững chãi bằng ống nước. Có lẽ chúng được gắn thật cao để bắt cho được đài thành phố Hồ Chí Minh hay đài Long Xuyên.
Ăngten chạy dọc từ Đông sang Tây thị xã, từ những dãy nhà gần đến cuối chân núi Sam xa tít, tạo thành lắm đường nét: Nét sổ dọc của cột ăngten, nét sổ ngang của thân và nhánh, những đường nét nhấp nhô, cao thấp, xa gần. Nam chỉ chị Thảo xem.
- Nhìn cảnh này, em tưởng tượng điều gì?
- Một khoảng rừng thưa.
- Chị nghĩ khác. Giống một giàn hợp xướng.
Ý chị Thảo thật lạ, có vẻ lãng mạn, bay bổng. Nhưng thật có lý. Quang cảnh độc đáo này có vẻ gì nhịp nhàng, sinh động như một bản nhạc trầm hùng.
Nó liếc qua chị Thảo. Ánh nắng chiếu vào mặt chị trông ửng hồng, lấp lóa hàm răng ngà. Thấy Nam ngó, chị nheo mắt:
- Cảnh đẹp quá! Ở Sài Gòn, chị em mình làm sao thấy được những cảnh này. - Nhưng Sài Gòn vui hơn. Ở đây buồn hiu hà. Thị xã gì đi mấy vòng đã hết! - Nam phản đối.
- Rồi em sẽ thấy - Chị lại nheo mắt cười - Ở đây có nhiều thứ ngộ lắm.
Nè, em có ăn thịt chuột bao giờ chưa?
- Khiếp, ai lại ăn thịt chuột?
- Nhà quê. Thịt chuột đồng ăn lúa béo mềm, ngon hơn thịt gà... Em ăn thử món cá linh kho nhừ xương chưa... hết sẩy đó nghen, còn hơn cá hộp Savicô nữa. Nước cá kho chấm bông điên điển em ăn cả chục chén cơm chưa đã...
- Nói nghe phát thèm...
- Còn món mắm ruột nè...
- Ủa, bộ người ta lấy ruột làm mắm hả?
Mời các bạn đón đọc
Chú Bé Thất Sơn của tác giả
Phạm Công Luận.