Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân. Tác phẩm lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện ngắn có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1940.
Chữ người tử tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách. Truyện ngắn này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 hiện nay cả ở ban cơ bản và ban nâng cao. Tác phẩm ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật và cái đẹp của "thiên lương" tập trung và rực rỡ nhất ở nhân vật chính là Huấn Cao và ở các nhân vật "Viên quản ngục" và "Thầy thơ lại" đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của tác giả.
Tập truyện ngắn
Chữ Người Tử Tù gồm có:
- Bữa Rượu Máu
- Chữ Người Tử Tù
- Vườn Xuân Lan Tạ Chủ
- Những Chiếc Ấm Đất
- Thả Thơ
- Đánh Thơ
- Ngôi Mả Cũ
- Đánh Mất Ví
- Gỡ Cái Vịt Ra
- Một Vụ Bắt Rượu Lậu
- Hương Cuội
- Một Đám Bất Đắc Trí
- Chén Trà Sương
- Đèn Đêm Thu
- Trên Đỉnh Non Tản
- Đới - Roi
- Mười Năm Trời Mới Lại Gặp Cố Nhân
- Khoa Thi Cuối Cùng
***
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) quê ở Hà Nội, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, sở trường về tùy bút và kí, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụngtiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Mời các bạn đón đọc
Chữ Người Tử Tù của tác giả
Nguyễn Tuân.