DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Điện Thoại Di Động - Lưu Chấn Vân

Tác giả Lưu Chấn Vân
Bộ sách
Thể loại Tiểu thuyết
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 3513
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Lưu Chấn Vân Hiện thực Tiểu thuyết Văn học phương Đông
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Điện thoại đã mang lại niềm vui, mang lại tình yêu và cả sự nghiệp hưng thịnh cho người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Nghiêm Thủ Nhất, nhưng cũng chính điện thoại đã làm cho cuộc hôn nhân của anh gặp phải cuộc khủng hoảng lớn. Tất cả chỉ đơn giản vì một sai lầm ngẫu nhiên: anh đã đi đến đài truyền hình, bỏ quên điện thoại ở nhà. Vợ anh đã phát hiện số điện thoại của một người phụ nữ lạ gọi vào máy anh, từ đó mọi bí mật vỡ lỡ... Câu chuyện bắt đầu - là lỗi do điện thoại di động? Hay điện thoại di động là cái cớ để đổ lỗi?
***

Lão Ngưu trông coi điện thoại trên thị trấn, năm 1968 cùng với cha của Nghiêm Thủ Nhất đi buôn hành.

Lão Nghiêm, cha của Thủ Nhất trước ngày đi buôn hành rất ít nói, cả ngày lão chỉ nói mươi câu. Trong mười câu thì sáu câu không nói không được, mỗi câu chỉ một tiếng, chuyện lớn là làm nhà, chuyện nhỏ là sắm thêm cái chậu đựng nước tiểu, tán thành thì lão buông một tiếng “được”, không tán thành thì “đếch gì”; bốn câu khác là than thở, dù vui mừng hay bực tức cũng đều “ối dào”. Sau ngày đi buôn hành lão trở nên nói nhiều. Đi buôn được chừng nửa năm lão có thể nói gãy gọn một câu chuyện. Thủ Nhất nhớ, hồi ấy cha cậu ta vẫn kể hai câu chuyện, một chuyện ăn viên đậu, một chuyện ăn bánh kem.

Một người, tháng Chạp, lên chợ bán những lá bùa, ngồi bên cạnh là hàng bán viên bột đậu xanh. Lão mua bốn cân, người quen, cho hẳn sáu cân. Một mình lão ăn, ăn hết lúc nào không hay. Vừa đứng dậy, lão ngã bịch ngay xuống.

Một người, vào mùa gặt, nhà bị mất bò, đi tìm hai hôm nhưng vẫn không thấy, bụng đói quay về, gặp ngay người đi bán bánh kem, người quen, “nào ông anh, cho tôi chịu năm cân”. Ăn xong về nhà, “mẹ, cho con hụm nước”, bịch, lại ngã.

Lúc bấy giờ Thủ Nhất không thấy buồn cười, nhưng đến năm bốn mươi tuổi cứ mỗi khi nghĩ lại, đều buồn cười. Thoạt đầu, Thủ Nhất thấy cha đi bán hành quen biết nhiều người, học ăn học nói, về sau cậu mới biết, chỉ có một người dạy cha nói chuyện, ấy là lão Ngưu. Buổi tối, cả nhà quây quần bên bếp lò ăn cơm, đang ăn thì Thủ Nhất cười khúc khích, lắc đầu:

- Cái nhà bác Ngưu!

Thủ Nhất biết cha đang ăn cơm, lòng những muốn đi buôn hành với lão Ngưu. Lúc ấy, Thủ Nhất thấy trên đời này không gì vui bằng chuyện đi buôn hành.

Tiết đông chí của năm 1968, lão Ngưu và lão Nghiêm đi bán hành ở mỏ than Trường Trị cách đấy hai trăm dặm, lúc về đi qua cửa nhà lão Nghiêm, lão Ngưu vào ngồi chơi một lúc. Trước khi gặp lão Ngưu, Thủ Nhất nghĩ ông này phải là người to cao, nói lớn, nhưng gặp rồi mới biết, lão Ngưu cao hơn cái bàn không là bao, miệng thần sấm, lúc nói giọng eo éo như đàn bà con gái. Khi trước chỉ nghe nói, bây giờ thấy, lẽ ra Thủ Nhất phải sợ, không ngờ lão Ngưu cười ngượng ngùng với Thủ Nhất, lấy cái mũ bông trên đầu xuống, dùng tai mũ lau mồ hôi trên mặt. Lão Nghiêm mời bạn vào nhà uống nước, Thủ Nhất cũng theo vào, lão đạp vào bụng con một cái:

- Người bẩn thỉu tanh tưởi quá, cút!

Hai người ngồi uống nước, không thấy lão Ngưu nói gì. Thỉnh thoảng mới có tiếng nói chuyện, chỉ là chuyện ăn uống dọc đường, cho con la ăn mất bao nhiêu thức ăn... Sau đấy chỉ còn có tiếng uống nước ừng ực. Lão Ngưu đánh xe đi rồi, lão Nghiêm mới nói với cả nhà:

- Chuyện định nói, hôm nay lại chưa nói được.

Hăm ba tháng Chạp, năm cùng tháng tận, lão Nghiêm xách theo cái chân giò sang nhà lão Ngưu chơi, nhân thể tính toán nợ nần. Buổi sáng đi mặt mày tươi tỉnh, chiều về mặt tái xanh, ngồi ở bậu cửa hút thuốc. Hút cho đến lúc sao trời ngả về Tây lão mới đứng dậy, gõ cọc cọc cái tẩu thuốc lên đầu:

- Tôi còn đi bán hành nữa sẽ không là cái giống người!

Mẹ Thủ Nhất chết sớm, chết đói hồi năm 1960. Hôm sau cậu ta nghe bà nói lại, lão Nghiêm và lão Ngưu trong khi tính toán nợ nần, hai người cãi cọ, to tiếng với nhau. Từ đấy, lão Nghiêm thôi không buôn bán hành mà cũng không qua lại với lão Ngưu nữa, ngồi buồn, không nói năng gì. Thủ Nhất có một người chú, em rể của mẹ, vẫn gọi là Hoàng, ông này mở hiệu nhuộm áo quần. Mùa xuân năm sau, ông Hoàng rủ lão Nghiêm đi mua vải ở các làng, lão Nghiêm lắc đầu:

- Vải dễ mua, nhưng tôi không biết rao.

- Bác chỉ rao thật to một câu “ai nhuộm vải không” thôi mà.

Lão Nghiêm lắc đầu, không đi.

Mùa xuân năm 1989, lão Nghiêm bị xuất huyết não, đâm ngớ ngẩn, liệt nửa người bên trái. Có điều khác người là, người ta bị xuất huyết não thì không nói được, nhưng lão thì lắp bắp vẫn nói được cả câu; người khác xuất huyết não thì không còn nhớ gì, nhưng lão Nghiêm lại nhớ hết mọi chuyện trong đời. Cuối năm, Thủ Nhất từ Bắc Kinh về quê ăn tết, hai cha con ngồi bên bếp lửa, lão Nghiêm người bị lệch ngồi một bên bếp, Thủ Nhất ngồi một bên, không hiểu tại sao lại nói đến chuyện lão Ngưu. Năm 1968 cùng đi buôn hành, không hiểu vì sao trở mặt. Lão Nghiêm giơ cánh tay phải không bị liệt lên, ngón tay run lẩy bẩy, miệng lắp bắp rất vất vả:

- Lão ta ăn gian! Khoản... khoản... khoản... nào cũng gian, nhiều... nhiều... nhiều lắm!

...
Mời các bạn đón đọc Điện Thoại Di Động của tác giả Lưu Chấn Vân.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000